Xung đột Nga – Ukraine tác động đến nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
Việt Nam không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine. Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine đang bị suy giảm đáng kể.
Chiều 3/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có những thông tin về tác động của xung đột Nga – Ukraine đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, xung đột Nga – Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây, cũng như phản ứng từ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, như: ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các Ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng Rub, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…
Theo báo chí đưa tin ngày 1/3, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận trên mạng xã hội rằng, quân đội Nga mất khoảng 146 xe tăng, 27 máy bay và 26 trực thăng trong các cuộc giao tranh tại Ukraine (Ảnh: Reuters).
Video đang HOT
Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine, đặc biệt các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho các xuất và nhập khẩu (các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển); tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản; nhu cầu hàng hóa suy giảm ở Nga, Ukraine và các nước liên quan.
Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể. Việt Nam xuất khẩu sang Nga hàng năm khoảng 500 triệu USD (năm 2021 là 550 triệu USD) hàng nông – lâm – thủy sản, trong đó một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như thủy sản (164 triệu USD, chiếm 3% tổng xuất khẩu thủy sản), cà phê (173 triệu USD chiếm khoảng 6%), tiêu, điều (60 triệu USD, chiếm khoảng 2%).
“Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Các doanh nghiệp hiện nay đều phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác”, Bộ NN&PTNT cho biết.
Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì (tổng nhập khẩu nông lâm thủy sản từ Nga vào Việt Nam năm 2021 khoảng 500 triệu USD). Trong điều kiện bình thường Việt Nam có thể nhập đến một triệu tấn lúa mì từ 2 quốc gia này (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu lúa mì).
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập phân bón (chiếm 10% tổng nhập khẩu phân bón) và ngô (chiếm 3% tổng sản lượng ngô nhập) làm thức ăn chăn nuôi, từ Nga và Ukraine.
Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung ứng từ các nước khác như: Úc, Nam Mỹ, Nam Phi. Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra một số giải pháp dự kiến, như: Theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp đã có hàng xuất đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ;
Làm việc với các Hiệp hội ngành hàng như: VASEP, Hiệp hội cà phê – cacao (VICOFA), Hiệp hội điều và Hiệp hội gỗ, để bàn một số vấn đề cụ thể, như: Tìm giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ukraine; bàn giải pháp để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (EU, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng như: thủy sản, gỗ và nội thất;
Làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bàn giải pháp ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước; Thu hút doanh nghiệp tăng cường đầu tư để chủ động trong vật tư đầu vào thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống chế biến và logistics nông nghiệp.
Taliban sẽ cân nhắc lại chính sách với Mỹ nếu không dỡ bỏ phong tỏa tài sản
Chính quyền Taliban tại Afghanistan ngày 14/2 tuyên bố sẽ buộc phải xem xét lại chính sách của mình với Mỹ nếu Washington không thay đổi quyết định đóng băng một phần tài sản của Afghanistan.
Người dân nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Balkh, Afghanistan, ngày 21/11/2021. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định đóng băng 7 tỷ USD tài sản thuộc về chính phủ cũ của Afghanistan, nhằm tách riêng phần tiền đền bù cho các nạn nhân vụ tấn công Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York ngày 11/9/2001 với phần tiền dành để hỗ trợ cho Afghanistan thời hậu chiến.
Động thái trên khiến chính quyền mới ở Afghanistan tức giận. Tuyên bố của Taliban nêu rõ: "Các vụ tấn công ngày 11/9/2001 không liên quan đến Afghanistan. Việc chiếm dụng tài sản của nhân dân Afghanistan với cái cơ sự kiện trên là một sự vi phạm thỏa thuận đã đạt được với Vương quốc Hồi giáo Afghanistan". Tuyên bố nhấn mạnh: "Nếu Mỹ không thay đổi quan điểm trong việc này... Vương quốc Hồi giáo Afghanistan cũng sẽ buộc phải cân nhắc lại chính sách của mình đối với Mỹ".
Số tiền nói trên đang nằm trong chi nhánh Ngân hàng dự trữ Liên bang tại New York, vốn chủ yếu là tiền viện trợ nước ngoài dành cho chính quyền cũ được quốc tế công nhận ở Afghanistan. Tuy nhiên, Washington thông báo vẫn đang tìm cách hỗ trợ người dân Afghanistan. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ tìm cách chuyển 3,5 tỷ USD tài sản đang bị đóng băng vào các quỹ viện trợ nhân đạo "vì lợi ích của nhân dân và tương lai đất nước Afghanistan". Số phận của 3,5 tỷ USD còn lại phức tạp hơn nhiều vì các gia đình nạn nhân vụ tấn công 11/9 từ lâu tìm cách đòi được bồi thường.
Trong diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, tại cuộc đàm phán với đại diện ngoại giao của chính quyền Taliban, đại diện các quốc gia vùng Vịnh nhấn mạnh rằng phụ nữ Afghanistan cần phải được đi làm và đến trường, coi đây là điều kiện nhằm nối lại viện trợ quốc tế đối với quốc gia Tây Nam Á này.
Một phái đoàn của Taliban do ông Amir Khan Muttaqi, người đứng đầu ngành ngoại trong chính quyền Taliban, dẫn đầu đã tới Doha (Qatar) nhằm gặp đại sứ 6 quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Sau đó, ông cũng sẽ hội đàm với đại diện các quốc gia châu Âu tại đây. Đại diện các quốc gia Arab nhấn mạnh cần phải hỗ trợ "những nhu cầu nhân đạo khẩn cấp" của Afghanistan trong bối cảnh nước này đang vật lộn với nạn đói lan rộng do hạn hán cũng như khủng hoảng kinh tế dẫn tới nạn thất nghiệp.
Đại diện GCC cũng cam kết không can thiệp vào nội bộ Afghanistan, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch hòa giải dân tộc với tiêu chí "quan tâm tới lợi ích của mọi nhân tố trong xã hội và tôn trọng những quyền cơ bản và sự tự do, trong đó có quyền của phụ nữ được đi làm và đi học".
Iran hối thúc Hàn Quốc gỡ phong tỏa đối với các tài sản của nước này Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran, ông Ali Bagheri ngày 6/1 hối thúc Hàn Quốc gỡ phong tỏa đối với khoản thanh toán phải trả cho Tehran, vốn bị đóng băng do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, thay vì chờ đến khi có kết quả các cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna (Áo). Đặc...