Xung đột Nga – Ukraine ‘phủ bóng đen’ lên cuộc họp của IMF
Lần đầu tiên trong lịch sử, Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) ngày 21/4 đã kết thúc cuộc họp thường kỳ 6 tháng mà không đưa ra tuyên bố chung.
Logo của IMF bên ngoài tòa nhà trụ sở chính ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo theo hàng loạt các biện pháp trừng phạt và đáp trả giữa phương Tây và Moskva đã gây nguy hiểm cho sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19 và đe dọa hợp tác toàn cầu. Thay vì ra tuyên bố chung như thường lệ, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calvino, hiện là chủ trì Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế, chỉ cho biết các vấn đề về hoạt động của thể chế này được nêu ra trong cuộc họp đã nhận được sự ủng hộ của “đa số” 189 thành viên.
Trao đổi với báo giới khi cuộc họp kết thúc, Bộ trưởng Calvino thừa nhận cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến IMF không thể đi đến thống nhất về một thông cáo chung. Theo bà Calvino, các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương “đã kêu gọi ngừng xung đột” và bày tỏ lo ngại về tác động kinh tế “vượt ra ngoài các nước láng giềng và có phạm vi toàn cầu”. Bà nhấn mạnh giờ là lúc nêu cao tinh thần chủ nghĩa đa phương và đối phó với bối cảnh đầy thách thức hiện nay. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế xích lại gần nhau, vững vàng và thể hiện cam kết hợp tác đầy đủ.
Video đang HOT
Căng thẳng Nga – Ukraine đã đẩy giá lương thực và năng lượng thế giới lên cao ngất ngưởng, thúc đẩy lạm phát vốn đã gia tăng, và khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu còn xuống 3,6% trong năm nay. Tình hình này làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực và nợ trong bối cảnh nguồn cung ngũ cốc giảm và các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Chuyên gia kinh tế cấp cao IMF Pierre-Olivier Gourinchas nhận định cuộc xung đột tại Ukraine đang gây ra tác động sâu rộng đối với kinh tế. IMF quan ngại rằng kinh tế sụt giảm có thể thấy rõ nhất tại các quốc gia nghèo nhất, đe dọa xóa bỏ những thành quả trong phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Các bộ trưởng tài chính G7 cam kết hỗ trợ thêm 24 tỷ USD cho Ukraine
Các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết họ đã cung cấp và cam kết cùng với cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm cho Ukraine hơn 24 tỷ USD năm 2022 và thời gian sau đó.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và các lãnh đạo G7 chụp ảnh tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ ngày 24/3. Ảnh: REUTERS
Thông tin trên do hãng tin Reuters đưa ra ngày 21/4. Các bộ trưởng tài chính G7 cũng cho biết đã sẵn sàng làm nhiều hơn khi cần thiết.
Trước đó, hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Oleg Ustenko - Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine ngày 17/4 xác nhận Kiev đề nghị G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ tài chính lên đến 50 tỷ USD. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đang cân nhắc đề nghị IMF cung cấp khoản vay từ Quyền rút vốn đặc biệt.
Theo ông Ustenko, Ukraine đang mất khoảng 7 tỷ USD mỗi tháng, qua đó nâng tổng thiệt hại trong giai đoạn 6 tháng lên mức xấp xỉ 50 tỷ USD.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay ông đã trao đổi với Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva về chủ đề ổn định tài chính của Ukraine và công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Trên mạng xã hội Twitter, ông Zelensky chia sẻ: "Tôi đã thảo luận với Tổng Giám đốc IMF về chủ đề đảm bảo ổn định tài chính của Ukraine và các biện pháp chuẩn bị cho công cuộc tái thiết thời hậu chiến. Chúng tôi có các kế hoạch rõ ràng cho giai đoạn hiện nay, cũng như tầm nhìn về những triển vọng. Tôi tin chắc rằng hợp tác giữa Ukraine và IMF sẽ tiếp tục gặt hái thành công".
Trước đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal xác nhận ông sẽ tham dự các cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này ở Washington (Mỹ) và sẽ tìm kiếm thêm hỗ trợ tài chính dành cho Kiev.
Hồi tháng 3 vừa qua, IMF đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp trị giá 1,4 tỷ USD cho Ukraine để tài trợ chi tiêu và củng cố cán cân thanh toán. Cũng trong tháng trước, IMF cho rằng nền kinh tế Ukraine dự kiến sẽ suy giảm 10% trong năm nay do ảnh hưởng của cuộc xung đột, đồng thời cảnh báo triển vọng có thể xấu đi nếu tình trạng xung đột kéo dài.
Trong khi đó, ngày 20/4, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã kêu gọi hợp tác trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong bối cảnh có những căng thẳng giữa các thành viên nhóm xung quanh chiến dịch quân sự của Nga tại Uktaine.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra ngay trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20 ở Washington (Mỹ), bà Georgieva nhấn mạnh hiện là thời điểm khó khăn và thực tế đòi hỏi các nước "phải hợp tác và sẽ tiếp tục hợp tác". Theo bà, không nền kinh tế nào có thể tự mình giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay, cụ thể là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do nhu cầu tăng vọt trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19, các động thái trừng phạt và đáp trả giữa phương Tây và Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, lạm phát tăng cao.
Cuộc họp bộ trưởng tài chính G20 diễn ra bên lề Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB tại Washington. Đây là cuộc thảo luận cấp bộ trưởng đầu tiên của G20 kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt hôm 24/2 tại Ukraine nên đặc biệt được chú ý. Nhiều nước, trong đó có Mỹ, tuyên bố sẽ không dự các cuộc họp của G20 nếu có sự tham gia của Nga, thành viên của nhóm này.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do cuộc khủng hoảng Ukraine Tác động nặng nề của cuộc xung đột tại Ukraine đang lan rộng trên khắp thế giới, khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3,6% trong năm 2022 và trong năm 2023. Tòa nhà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trên đây là kết luận được...