Xung đột Nga-Ukraine giúp ‘hòa giải’ giữa Mỹ và Venezuela?
Cuộc xung đột Nga-Ukraine dường như đang giúp Mỹ và Venezuela cải thiện quan hệ, do phương Tây cần dầu của Caracas nhằm bù đắp lượng thiếu hụt vì các lệnh trừng phạt Moskva.
Tổng thống Maduro (giữa) trong một cuộc tiếp quan chức phái đoàn Mỹ. Ảnh: ZUMA PRESS
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 29/6, một phái đoàn cấp cao của Chính quyền Joe Biden đã đến thăm Venezuela. Kết quả của cuộc đàm phán đang diễn ra ở Caracas có thể là việc Mỹ sẽ nới lỏng hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro. Đưa Venezuela trở lại thị trường thế giới để bù đắp hậu quả của lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga cũng đã được kêu gọi tại hội nghị thượng đỉnh G7 mới đây.
Tin tức về chuyến thăm của phái đoàn Mỹ đã được chính ông Maduro xác nhận. Tại lễ trao Giải báo chí Quốc gia Simón Bolívar thường niên, ông Maduro nói rằng các đặc phái viên của Tổng thống Biden sẽ đàm phán với một số quan chức nước chủ nhà, trong đó đáng chú ý nhất là Chủ tịch Quốc hội Jorge Rodriguez. Tổng thống Venezuela đã không tiết lộ các chủ đề thảo luận, nhưng nói thêm rằng quá trình đàm phán giữa hai nước đang “đi đúng hướng”.
Theo giới truyền thông Mỹ, phái đoàn của Washington có Đại sứ Mỹ tại Venezuela James Broward Story. Kể từ năm 2018, khi cuộc đối đầu gay gắt giữa chính quyền và phe đối lập nổ ra ở Caracas, phái đoàn ngoại giao Mỹ đã chuyển đến Colombia. Ông Story từng đứng đầu Vụ Venezuela tại Bộ Ngoại giao Mỹ và giám sát toàn bộ các cuộc tiếp xúc ngoại giao liên quan đến đất nước này.
Video đang HOT
Ngoài ra, phái đoàn Mỹ còn có Đặc phái viên về các vấn đề con tin Roger Carstens, vốn không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương là số phận của những công dân Mỹ đã bị bỏ tù ở Venezuela từ hai năm nay.
Sự chú ý của giới truyền thông Mỹ đang tập trung vào 8 người trong số họ. 2 người – Luke Denman và Iron Berry – bị bắt vào mùa Xuân năm 2020 với cáo buộc âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính được cho là do phe đối lập Venezuela chỉ đạo, với sự hậu thuẫn từ công ty quân sự tư nhân SilverCorp của Mỹ. 6 người còn lại là nhân viên của Citgo Petroleum, chi nhánh tại Mỹ của công ty dầu khí nhà nước PDSVA của Venezuela (gồm Tomei Wadell, Jorge Toledo, Alirio José Zambrano, José Luis Zambrano, José Angel Pereira và Matthew Heath), đã bị bắt giam vì tội gián điệp và khủng bố
Đây là chuyến thăm thứ 2 trong năm nay của phái đoàn Mỹ. Lần đầu tiên là vào tháng 3/2022. Sau chuyến thăm, các công dân Mỹ Gustavo Cardenas và Jorge Alberto Fernandez đã được phóng thích từ một nhà tù ở Venezuela, vốn bị cáo buộc âm mưu chống chính quyền. Người đầu tiên, một nhân viên của Citgo Petroleum, đã phải ngồi tù từ năm 2017.
Mỹ hy vọng rằng sau chuyến thăm lần 2, thêm một số người Mỹ sẽ được trả tự do. Như vậy, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, “tảng băng” trong quan hệ giữa hai nước rõ ràng đã bắt đầu tan chảy.
Vào giữa tháng 6 năm nay, Mỹ đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela. Giám đốc của PDVSA, Carlos Erik Malpica-Flores, người có quan hệ họ hàng với ông Maduro, đã bị loại khỏi danh sách trừng phạt. Trước đó, Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu khí ENI của Italy và Repsol của Tây Ban Nha nếu họ bắt đầu cung cấp dầu từ Venezuela cho châu Âu. Điều này xảy ra sau khi EU đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ với Nga, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, dầu của Venezuela do ENI và Repsol cung cấp có thể sẽ không mang lại lợi ích kinh tế cho Caracas. Việc giao hàng sẽ nhằm bù vào các khoản nợ tồn đọng của Venezuela và các khoản khấu trừ khác. Hôm 27/6, tại hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng Paris đang kỳ vọng nhiều hơn, nhấn mạnh việc ủng hộ sự trở lại toàn diện của Venezuela và Iran đối với thị trường dầu mỏ thế giới.
Cần lưu ý rằng Mỹ và cá nhân ông Biden sẽ được hưởng lợi chủ yếu từ việc gia tăng xuất khẩu dầu của Venezuela. Giá xăng dầu ở Mỹ đang cao và Tổng thống Biden sẽ rất muốn hạ giá trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022.
Phái đoàn cấp cao Mỹ tới Venezuela
Ngày 27/6, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết Chủ tịch Quốc hội nước này đã gặp phái đoàn Mỹ để tiếp tục các cuộc đàm phán bắt đầu từ hồi tháng 3.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Tổng thống Venezuela không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về việc giới chức Mỹ đến Caracas, cũng như các vấn đề mà họ đã thảo luận với Chủ tịch Quốc hội Jorge Rodriguez. Song theo tờ Washington Post, cuộc gặp này là nỗ lực mới nhất để Washington đưa những người Mỹ bị bắt giam tại Venezuela về nước và xây dựng lại quan hệ với gã khổng lồ dầu mỏ Nam Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine ngày càng leo thang, buộc Mỹ phải điều chỉnh lại các mục tiêu chính sách đối ngoại khác.
Hồi tháng 3, phái đoàn cấp cao Mỹ cũng đã tới Venezuela để gặp Tổng thống Maduro để thảo luận về vấn đề nới lỏng các biện pháp trừng phạt, song hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận nào sau đó. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Venezuela sau nhiều năm quan hệ song phương rơi vào khủng hoảng.
Theo một nguồn thạo tin, phái đoàn cấp cao của Chính phủ Mỹ do ông Juan Gonzalez - Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ở Tây Bán cầu và Đại sứ Mỹ tại Venezuela James Story dẫn đầu. Theo đánh giá của nhà lãnh đạo Venezuela, cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân thiện, tôn trọng lẫn nhau và hết sức ngoại giao.
Sau chuyến thăm này, 2 công dân Mỹ bị bắt giam ở Venezuela đã được trả tự do. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người khác vẫn bị giam giữ tại đây.
Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa trả lời các yêu cầu bình luận về nội dung cuộc gặp mới nhất.
Khả năng Venezuela giúp phương Tây giảm phụ thuộc vào dầu thô Nga Không dễ để phương Tây trông cậy vào sự trợ giúp của Venezuela nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Moskva năm 2018. Ảnh: Reuters Lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga sẽ chính thức có hiệu lực tại Mỹ từ ngày 22/4. Một nước...