Xung đột Nagorno-Karabakh: Từ khi Liên Xô tan rã…
Tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno- Karabakh giữa Yerevan và Baku không phải mới bắt đầu trong lịch sử hiện đại mà xảy ra từ xa xưa.
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, xung đột đã bùng phát dữ dội giữa hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Lịch sử có đầy rẫy những cuộc xung đột sắc tộc trên các lãnh thổ tranh chấp và Nagorno-Karabakh cũng không phải là ngoại lệ.
Hôm 27/9, cuộc xung đột âm ỉ giữa Armenia với Azerbaijan đã bùng phát ở Nagorno-Karabakh – vùng lãnh thổ đa số là người Armenia đã tách khỏi Azerbaijan và tự tuyên bố độc lập vào năm 1991, nhưng không được Liên hợp quốc công nhận.
Bản đồ xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh giữa Yerevan và Baku
Lịch sử lâu đời của cuộc xung đột
Nagorno-Karabakh là một thực thể hành chính-lãnh thổ nằm ở Transcaucasus, giữa Azerbaijan và Armenia. Diện tích của khu vực lên tới 4.400 km2 và dân số chủ yếu là người Armenia, với khoảng 147.000 người.
Yerevan và Baku từ lâu đã mâu thuẫn về lịch sử của khu vực ly khai này. Người Armenia khẳng định rằng, Karabakh, hay Artsakh trong tiếng Armenia cổ, là một phần thiết yếu của Armenia vào đầu thời Trung cổ, tượng trưng cho tỉnh thứ mười của vương quốc cổ Armenia.
Ngược lại, các nguồn sử liệu của Azerbaijan cho rằng, Karabakh là một trong những khu vực lịch sử lâu đời nhất của đất nước này và sự xuất hiện của thuật ngữ “Karabakh” có từ thế kỷ thứ 7, có nghĩa là “Khu vườn đen” trong ngôn ngữ Azeri (Azerbaijan).
Lãnh thổ Nagorno-Karabakh hiện đại trở thành một phần của Đế chế Nga vào đầu thế kỷ 19 do kết quả của cuộc chiến tranh Nga-Ba Tư (1804-1813). Đầu tháng 5/1920, quyền lực của Liên Xô được thiết lập ở Nagorno-Karabakh, ba năm sau Cách mạng Bolshevik ở Nga.
Vào tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Nga (RCP) cầm quyền quyết định chuyển lãnh thổ Nagorno-Karabakh cho Armenia nhưng một ngày sau, RCP đã xem xét lại vấn đề quyết định có lợi cho Azerbaijan, trong một động thái mà họ cho là “dựa trên nhu cầu hòa bình quốc gia giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo”.
Nagorno-Karabakh trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan (ASSR) vào năm 1921, với quyền tự trị rộng rãi và vào năm 1923, nó nhận được quy chế của một khu vực tự trị (NKAR) trong ASSR.
Trong thời kỳ Xô Viết, Armenia đã cố gắng tìm cách đưa NKAR về lãnh thổ của mình, với lý do thực tế là phần lớn dân số của khu vực là người Armenia, nhưng đã không thành công.
Tranh chấp-xung đột cuối thế kỷ XX
Một chiến dịch sáp nhập với Armenia bắt đầu ở Nagorno-Karabakh vào năm 1987 và đến đầu năm 1988, một bản kiến nghị với khoảng 75.000 chữ ký (chiếm 55% dân số) đã được trao cho Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, gây ra phản ứng cực kỳ tiêu cực từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.
X
Tiếp theo, hội đồng khu vực của NKAR tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan vào đầu tháng 7/1988, trong khi Xô viết Tối cao của Liên Xô phản ứng bằng cách thông qua một nghị quyết vào ngày 18/7, tuyên bố việc chuyển giao NKAR cho Armenia là hành động bất hợp pháp.
Video đang HOT
Vào đầu tháng 12/1989, Quốc hội của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Armenia và Hội đồng nhân dân của NKAR đã thông qua một nghị quyết về “sự hợp nhất” của khu vực này vào lãnh thổ Armenia, tuy nhiên văn kiện này bị Xô viết Tối cao bác bỏ vì vi hiến.
Các cuộc đụng độ vũ trang tiếp theo ở biên giới Armenia-Azerbaijan vào năm 1990 đã dẫn tới một chiến dịch quân sự của lực lượng an ninh thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô ở Nagorno-Karabakh, nhằm bảo đảm hòa bình cho khu vực này.
Vài tuần trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Quốc hội Azerbaijan chính thức bãi bỏ quy chế tự trị của khu vực Nagorno-Karabakh. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, cac đơn vi cua Bộ Nội vụ Liên Xô rut khoi khu vưc, khiến xung đột bùng phát trở lại.
Hội đồng địa phương vào tháng 9 năm đó tuyên bố Cộng hòa Nagorno-Karabakh được thành lập, nhưng đã bị Baku bác bỏ và cho rằng, đây là một hành động bất hợp pháp.
Những diễn biến này dẫn đến sự khởi đầu của một cuộc xung đột vũ trang kéo dài đến năm 1994 giữa Armenia và Azerbaijan – lúc này đã là các quốc gia độc lập – để giành quyền kiểm soát Karabakh, khiến ít nhất 15.000 người thiệt mạng, 25.000 người bị thương và hàng trăm nghìn người phải rời bỏ mảnh đất này.
Cuộc xung đột chính thức kết thúc vào ngày 5/5/1994, khi ba bên ký một hiệp định đình chiến, trong bối cảnh các lực lượng Armenia thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ Nagorno-Karabakh và một số khu vực xung quanh, còn Azerbaijan đã mất quyền kiểm soát thực tế đối với vùng đất này.
Vòng xoáy xung đột mới trong thế kỷ XXI
Vào tháng 11/2014, quan hệ giữa Baku và Yerevan trở nên xấu đi sau khi quân đội Azerbaijan bắn rơi một máy bay trực thăng Mi-24 của Armenia ở Nagorno-Karabakh. Sự kiện này cuối cùng đã dẫn đến sự bắt đầu các cuộc chiến quy mô lớn tại khu vực tranh chấp vào ngày 2/4/2016.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo, các hành động tấn công của Azerbaijan có sử dụng xe tăng, pháo binh và máy bay, tức là đã vượt quá phạm vi một “cuộc đụng độ trên biên giới”, trong khi Baku khẳng định việc sử dụng vũ lực chỉ để trả đũa việc phía Armenia sử dụng pháo kích bằng súng cối và súng máy.
Vào ngày 5/4/2016 – ngày thứ tư của cuộc đụng độ, các bên thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn trong khu vực xung đột. Trong quá trình đàm phán, các vấn đề của xung đột bắt đầu được thảo luận trong OSCE, cũng như giữa các Tổng thống Nga, Armenia và Azerbaijan.
Ngày 20/6/2016 tại Saint-Peterburg, Tổng thống Nga, Armenia và Azerbaijan, là các ông Vladimir Putin, Serzh Sargsyan và Ilham Aliyev, đã nhất trí đưa ra tuyên bố chung về Nagorno-Karabakh, đồng ý tăng số lượng quan sát viên của OSCE và cam kết “tạo điều kiện cho tiến bộ bền vững trong các cuộc đàm phán về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột”.
Tuy nhiên, ngòi nổ xung đột vẫn chưa được tháo gỡ bởi các bên chưa đạt được thỏa thuận về tình trạng pháp lý của Nagorno-Karabakh.
Và sự leo thang xung đột lại bắt đầu từ giữa tháng 7/2020, khi các cuộc pháo kích vào biên giới Armenia-Azerbaijan dẫn đến thương vong cho cả hai bên, Erevan và Baku lại tiếp tục đổ lỗi cho nhau về những căng thẳng mới.
Nguy cơ từ sự can thiệp của bên thứ ba
Theo các nhà quan sát, về mặt khách quan, các hành động chiên sư không có lợi cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột nay.
Sự hiện diện của lính đánh thuê Syria và sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nagorno-Karabakh rất có thể sẽ đưa cuộc chiến leo thang lên một cấp độ mới, biến khu vực tranh chấp này thành một “Syria thứ hai”, cướp đi thêm nhiều sinh mạng, gây ra thiêt hai lơn hơn.
Trong tình huống này, vấn đề ai là người khai hỏa vào ngày 27/9 hay ai sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường không còn quan trọng nữa, mà vấn đề đầu tiên cần phải làm là chấm dứt chiến sự ở Nagorno-Karabakh, đưa các bên trở lại bàn đàm phán.
Xung đột Nagorno-Karabakh có thể dẫn tới hai kịch bản:
Thứ nhất: Làm bùng phát cuộc chiến quy mô lớn ở Nam Kavkaz với sự tham gia của các nước CSTO (trước hết là Nga) và NATO (Thổ Nhĩ Kỳ) và cuộc chiến chỉ có thể kết thúc khi có người bại trận. Với kịch bản này, chẳng có ai là người hưởng lợi khi châm ngòi cuộc chiến tranh mới ở Kavkaz, ngoài Mỹ.
Thứ hai: Ngòi nổ của cuộc chiến có thể được tháo gỡ với sự trung gian của Nga và OSCE, dẫn tới sự hiên diên của lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài ở vùng đất này để bảo đảm an ninh và các bên sẽ tiếp tục đàm phán về tình trạng của Nagorno-Karabakh.
Các chuyên gia cho rằng, 16 năm về trước, Azerbaijan buộc phải ký thỏa thuận ngừng bắn và chấp nhận đường biên giới tạm thời bên ngoài Karabakh, vì khi đó họ đã thất bại toàn diện, nhưng nay Baku đã chiếm được một số vùng ở Nagorno-Karabakh và họ chưa muốn dừng lại. Tuy nhiên, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, có lẽ Azerbaijan sẽ chấp nhận “chiến thắng từng phần” để sau này tính tiếp.
Một thỏa thuận được coi là chấp nhận được với hai bên là giữ nguyên hiện trạng và đặt các vùng đất còn lại của Nagorno-Karabakh trong sự giám sát của lực lượng gìn giữ hòa bình.
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gây tranh cãi bởi OSCE chắc chắn sẽ muốn đưa lực lượng hỗn hợp Nga-NATO vào khu vực này, còn Moscow – cũng giống như năm 1992 – sẽ cương quyết phản đối sự có mặt của bất kỳ lực lượng đa quốc gia nào ở vùng Caucasus, được coi là “sân sau” của Nga.
Do đó, có thể nói rằng, để chấm dứt chiến sự tạm thời ở khu vực này đã khó, việc tìm kiếm hòa bình và một quy chế pháp lý cho Nagorno-Karabakh lại còn khó hơn.
Theo một số chuyên gia, phương án khả dĩ nhất là vùng đất này vẫn thuộc chủ quyền của Azerbaijan nhưng được trao một quy chế tự trị rộng rãi hơn, ít lệ thuộc vào Baku, giống như một Kurdistan ở Iraq vậy.
Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Azerbaijan chú trọng giải pháp vũ lực quân sự nhằm thu hồi vùng Nagorno-Karabakh đã mất vào tay người Armenia.
Bối cảnh lịch sử từ khi Liên Xô tan rã
Khu vực Nagorno-Karabakh nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan ở vùng Nam Kavkaz (sát Nga) là một điểm nóng thường trực giữa Azerbaijan và Armenia trong suốt 3 thập kỷ qua. Khu vực với địa hình chủ yếu núi non này được quốc tế và Liên Hợp Quốc công nhận là lãnh thổ thuộc Azerbaijan. Tuy nhiên, từ cuối năm 1991 (thời điểm Liên Xô tan rã) đến nay, nó nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của một nhà nước tự xưng là "Cộng hòa Nagorno-Karabakh" (còn gọi là "Cộng hòa Artsakh"). Nhà nước tự xưng này không được Azerbaijan và cộng đồng quốc tế công nhận. Thậm chí Armenia - quốc gia ủng hộ toàn diện cho "Cộng hòa Artsakh" cũng không chính thức công nhận "quốc gia này". Khu vực Nagorno-Karabakh có thành phần dân cư đa phần là người tộc Armenia, với tôn giáo chính là đạo Kitô.
Pháo binh Azerbaijan bắn vào vị trí của "quân ly khai" ở Karabakh (ảnh trích xuất từ video của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, 28/9/2020).
Cuối thập niên 1980, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa khu vực tự trị Nagorno-Karabakh (thuộc Azerbaijan) với chính quyền Azerbaijan. Đến khi Liên Xô sụp đổ và Azerbaijan tuyên bố độc lập (tách ra từ Liên Xô) thì khu vực Nagorno-Karabakh cũng tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Azerbaijan. "Cộng hòa Artsakh" nhận được sự hậu thuẫn của Armenia. Cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc đã nổ ra với sự tham gia của nhiều phe, trong đó chủ yếu là Azerbaijan, "Cộng hòa Artsakh" tự xưng, và Armenia. Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1994, toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh và 7 vùng lân cận (vốn thuộc Azerbaijan) đã nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của người Armenia, cụ thể là "Cộng hòa Artsakh" (không được quốc tế công nhận).
Trước khi gia nhập Liên Xô, các nước Azerbaijan và Armenia từng nổ ra chiến tranh (vào năm 1920) để giành quyền kiểm soát đối với vùng Nagorno-Karabakh. Sau khi Azerbaijan và Armenia trở thành các nước thành viên bên trong Liên Xô, vùng Nagorno-Karabakh đã được Liên Xô và lãnh tụ Stalin giao về cho Azerbaijan quản lý (từ năm 1923). Liên Xô và Stalin làm vậy dựa trên những tính toán chính trị nhất định. Tình hình Nagorno-Karabakh tạm yên từ đó cho đến cuối thập niên 1980, khi Liên Xô bắt đầu suy yếu và khủng hoảng.
Sau khi Liên Xô tan rã, cộng đồng quốc tế tiếp tục công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorno-Karabakh. Vào năm 1993, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lần lượt thông qua 4 nghị quyết (822, 853, 874, và 884) về Nagorno-Karabakh, theo đó họ yêu cầu các lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng vùng này phải rút ngay, hoàn toàn, và vô điều kiện khỏi đây. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra theo 4 nghị quyết đó của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Mối quan hệ giữa Armenia và "Cộng hòa Artsakh" là mối quan hệ hai mà một, một mà hai. Truyền thông phương Tây nhìn chung xem "Cộng hòa Artsakh" đơn thuần là tổ chức ly khai của tộc người Armenia chiếm đa số ở Nagorno-Karabakh. Nhưng Azerbaijan coi "Cộng hòa Artsakh" là "chính quyền ngụy" do Armenia lập nên ở vùng đất Nagorno-Karabakh. Azerbaijan xác định những xung đột quân sự của họ ở vùng Nagorno-Karabakh là xung đột giữa họ và nhà nước Armenia. Azerbaijan cũng tung ra bằng chứng chỉ ra rằng các quân nhân thiệt mạng khi giao tranh với quân đội Azerbaijan là những quân nhân thuộc quân đội chính quy của Armenia.
Azerbaijan bắt đầu mất kiên nhẫn, muốn thay đổi thực trạng
Sau khi không thành công lắm với giải pháp quân sự trong Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh đẫm máu, Azerbaijan đã theo đuổi giải pháp ngoại giao chủ động, tích cực để khôi phục lại chủ quyền đối với vùng Nagorno-Karabakh (và cả 7 vùng cận kề khu vực này). Azerbaijan nhấn mạnh đến luật pháp quốc tế, Công ước Geneva 1949, và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1993 trong xử lý vấn đề này. Họ kêu gọi quốc tế gây sức ép lên Armenia để trao trả các vùng chiếm đóng. Họ cũng sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn đề này. Họ hứa hẹn sẽ trao quyền tự trị ở mức độ cao cho Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên 29 năm đã trôi qua mà tình hình vẫn không thay đổi căn bản. Và Azerbaijan bắt đầu bộc lộ sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận vấn đề này.
Phi cơ cảm tử không người lái Harop do Israel sản xuất, được cho là có trong kho vũ khí của quân đội Azerbaijan. Ảnh: Twitter.
Một mặt Azerbaijan vẫn kêu gọi giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế cho Nagorno-Karabakh, mặt khác họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến phương án sử dụng vũ lực quân sự để khôi phục lại các lãnh thổ đã mất vào tay người Armenia. Học thuyết quân sự của Azerbaijan được thông qua vào năm 2010 nhấn mạnh đến quyền sử dụng sức mạnh quân sự để lấy lại Nagorno-Karabakh.
Sau gần 3 thập kỷ khá yên tĩnh, các vụ đụng độ quân sự quyết liệt đã xuất hiện trở lại ở Nagorno-Karabakh. Đợt 1 là vào tháng 4/2016, đợt 2 vào tháng 7/2020, và đợt 3 vào tháng 9/2020. Tính chất xung đột vũ trang ngày càng khốc liệt hơn. Số lượng thương vong (cả quân sự và dân sự) tăng lên. Nhiều vũ khí hạng nặng và hiện đại hơn được huy động. Như vừa qua, trong đợt giao tranh hồi tháng 7 và tháng 9/2020 ở khu vực cận kề Nagorno-Karabakh, hai phe đã sử dụng pháo, tên lửa, xe tăng, và cả phi cơ không người lái vũ trang (UAV). Hình thức tác chiến theo kiểu binh chủng hợp thành, trên quy mô lớn hơn.
Trong cả 3 đợt giao tranh nói trên, hai phía Azerbaijan và Armenia đều đổ lỗi cho nhau là bên khơi mào xung đột. Vẫn có một bức màn phủ lên sự thật bên nào nổ súng trước. Tuy nhiên, theo logic thông thường, Armenia sẽ có xu hướng duy trì hiện trạng nhiều hơn và họ ở thế thủ nhiều hơn. Nếu họ khiêu khích, họ sẽ có nguy cơ bị mất nhiều thứ.
Trong đợt xung đột tháng 4/2016, theo Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov, quân đội Azerbaijan đã tái chiếm một số ngọn đồi ở rìa phía trong của khu vực chiếm đóng mà từ đó phía Armenia đã nã pháo sang vùng kiểm soát của Azerbaijan. Hồi đó, ông Imanov cho biết: Vì các điểm cao này vốn nằm trong lãnh thổ đương nhiên thuộc Azerbaijan (nhưng bị Armenia "chiếm đóng" trên thực tế), nên dù có ký thỏa thuận ngừng bắn, phía Azerbaijan cũng không quay trở lại vị trí ban đầu trước khi bùng phát đụng độ chết người. Nói cách khác, quân đội Azerbaijan sẽ "không trả lại" một số điểm cao mà họ vừa mới "lấy lại" từ tay Armenia.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov (ở giữa) tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.
Trong các năm gần đây, quân đội Azerbaijan đã gia tăng sức mạnh đáng kể, mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại không chỉ từ Nga mà còn cả từ Israel và một số nguồn khác nữa. Đã nhiều lần, lãnh đạo Azerbaijan và Đại sứ Azerbaijan Imanov khẳng định, quân đội Azerbaijan đủ sức tái chiếm Nagorno-Karabakh.
Trong năm 2020, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Azerbaijan tiếp tục dâng cao trong vấn đề Nagorno-Karabakh. Tại thủ đô Baku đã nổ ra những cuộc biểu tình đòi phải lấy lại Nagorno-Karabakh. Vùng đất này được người dân và lãnh đạo Azerbaijan nhìn nhận không chỉ là chủ quyền, lãnh thổ mà còn là danh dự của họ.
Trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 15/7/2020, Đại sứ Azerbaijan Imanov cho biết, nhiều người dân Azerbaijan đã chán nản trước thực trạng đàm phán về Nagorno-Karabakh giậm chân tại chỗ và mong muốn chính quyền của họ áp dụng biện pháp cứng rắn để giải quyết mâu thuẫn.
"Không muốn ngừng bắn"
Còn trong cuộc họp báo ngày 1/10/2020 tại Hà Nội, trước các phóng viên Việt Nam, Đại sứ Azerbaijan Imanov kêu gọi các đối tác quốc tế (trong đó có Việt Nam) như sau: "Không cần kêu gọi ngừng bắn nữa, xin đừng kêu gọi ngừng bắn nữa. Chúng tôi không cần ngừng bắn vào lúc này. Đã có sự ngừng bắn đó trong suốt 3 thập kỷ và các lực lượng chiếm đóng vẫn ở trên đất của chúng tôi. Thay vào đó, quý vị hãy kêu gọi hòa bình ở khu vực của chúng tôi thông qua việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu việc rút khẩn cấp, hoàn toàn, và vô điều kiện các lực lượng chiếm đóng Armenia khỏi Nagorno-Karabakh".
Đại sứ Azerbaijan Imanov (bìa trái) giới thiệu về chiến sự tại vùng cận kề khu Nagorno-Karabakh trên bản đồ, trong cuộc họp báo tổ chức bên trong Đại sứ quán Azerbaijan ở Hà Nội vào hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.
Đại sứ Imanov tuyên bố tiếp: "Vấn đề này không phải ngày một ngày hai. Chịu đựng cảnh chiếm đóng trong gần 30 năm, người dân Azerbaijan mất dần hy vọng vào cộng đồng quốc tế và biện pháp đàm phán để giải quyết vấn đề này, nên đã lựa chọn hành động giải phóng vùng đất bị chiếm đóng".
Cũng trong buổi họp báo này, ông Imanov nói rằng "Azerbaijan đang hành động trên vùng đất thuộc chủ quyền của mình và thực thi các biện pháp cần thiết để đẩy lui mối đe dọa cận kề đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".
Trong khi đó, liên quan đến vấn đề Nagorno-Karabakh, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố: "Chúng tôi đang chiến đấu trên các mảnh đất của chúng tôi. Tôi chắc rằng trong cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ đạt được điều chúng tôi muốn. Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình".
Tổng thống Ilham Aliyev hứa rằng sẽ "dừng các hành động quân sự ở khu vực Karabakh và vùng cận kề nếu lực lượng Armenia rút hoàn toàn và vô điều kiện khỏi khu vực này".
Như vậy, qua diễn biến trên thực địa chiến trường và các tuyên bố của lãnh đạo và đại diện ngoại giao của Azerbaijan, có thể thấy rõ quốc gia này đã không còn kiên nhẫn như trước đây và có nhiều điều chỉnh trong cách xử lý vấn đề Nagorno-Karabakh, theo hướng cứng rắn hơn, quyết liệt hơn, sẵn sàng chủ động sử dụng vũ lực.
Dự báo tình hình Nagorno-Karabakh sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa trong các năm tới, khi hai phía Armenia và Azerbaijan đều khăng khăng bảo vệ lập trường của mình và có thông tin nói rằng trên chiến trường Nagorno-Karabakh và vùng cận kề đã xuất hiện các phần tử cực đoan đến từ vùng Trung Đông. Chiến sự Nagorno-Karabakh nếu lan rộng có thể lôi kéo sự tham gia trực tiếp của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran cùng nhiều nhân tố khó lường khác, có nguy cơ biến thành một lò lửa bạo lực mạn tính nữa của thế giới. Cộng đồng quốc tế một lần nữa cần phải chung tay một cách thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn tình hình ở đây xấu đi./.
Karabakh sau giờ G: Gắng nổ súng chiếm ưu thế quân sự Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố phía Azerbaijan đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh có hiệu lực lúc 12h00 ngày 10/10. Thổ Nhĩ Kỳ đang thêm dầu vào lửa ở Nagorno-Karabakh? Vì sao hơn 260 xe tăng bị bắn hạ ở Nagorno-Karabakh? Cuộc giao tranh trên đường tiếp xúc ở Nagorno-Karabakh bắt đầu vào ngày 27 tháng 9. Armenia và Azerbaijan...