Xung đột Israel-Palestine: Mỹ và Pháp bất đồng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Cuộc xung đột ở Trung Đông đã gây làm dấy lên thế đối đầu ngoại giao tại Liên hợp quốc giữa Pháp và Mỹ. Đây là những căng thẳng công khai đầu tiên giữa hai quốc gia đồng minh kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi đầu năm nay.
Hiện trường một vụ nổ sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 19/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Pháp đã đề xuất dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch giữa Israel và Palestine, cũng như khôi phục các hoạt động nhân đạo tại Dải Gaza.
Pháp đã không đề xuất cụ thể về thời điểm tiến hành bỏ phiếu đối với dự thảo nghị quyết trên, trong khi văn bản này dường như chưa được lưu hành rộng rãi trong 15 thành viên HĐBA LHQ. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ hy vọng rằng dự thảo nghị quyết của nước này sẽ được HĐBA LHQ thông qua và các cuộc thảo luận được tổ chức nhằm thuyết phục Washington.
Mặc dù vậy, phía Mỹ ngay lập tức cho rằng nghị quyết trên có thể làm suy yếu những nỗ lực của Washington nhằm giảm leo thang cuộc khủng hoảng. Trả lời báo giới, người phát ngôn của Mỹ tại LHQ nêu rõ: “Chúng tôi đã luôn rõ ràng và nhất quán về việc sẽ tập trung vào các nỗ lực ngoại giao hiện nay nhằm chấm dứt bạo lực, chúng tôi sẽ không ủng hộ những hành động mà chúng tôi cho rằng sẽ làm suy yếu các nỗ lực giảm leo thang”.
Video đang HOT
Trên thực tế, Mỹ đã nhiều lần phủ quyết các nghị quyết tương tự trong những ngày gần đây, nhấn mạnh rằng Washington đang theo đuổi những con đường khác để giải quyết khủng hoảng tại Trung Đông. Do đó, nước này chắc chắn sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình đối với đề xuất mới nhất của Pháp trong trường hợp cần thiết.
Trong ngày 19/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, hối thúc ngay lập tức giảm leo thang căng thẳng tại Dải Gaza nhằm hướng tới một lệnh ngừng bắn. Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết lãnh đạo 2 nước đã thảo luận chi tiết về những diễn biến mới nhất tại Dải Gaza, cũng như những nỗ lực ngoại giao không ngừng nghỉ của chính phủ các nước trong khu vực cũng như Mỹ nhằm giảm căng thẳng tại khu vực này.
Đây là cuộc điện đàm thứ 4 giữa lãnh đạo Mỹ và Israel trong 1 tuần qua khi xung đột bạo lực giữa quân đội Israel và phong trào Hamas của Palestine gia tăng đáng lo ngại. Tổng thống Biden đang đối mặt với sức ép từ phía đảng Dân chủ, những người muốn ông thể hiện vai trò trung gian một cách tích cực và công khai nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho xung đột tại Dải Gaza.
Cũng liên quan đến tình hình căng thẳng tại Trung Đông, hàng nghìn người, trong đó có số lượng lớn là phụ nữ và trẻ em, đã xuống đường biểu tình ở thành phố cảng Karachi, miền Nam Pakistan trong ngày 19/5 để phản đối Israel và bày tỏ tình đoàn kết với người Palestine.
Cuộc biểu tình được tổ chức trước Câu lạc bộ Báo chí Karachi, cùng với sự tham gia của các nhà báo và đông đảo người nổi tiếng nhằm yêu cầu Israel ngừng tấn công những người dân vô tội.
Những người biểu tình mang theo biểu ngữ ủng hộ Palestine, hô vang các khẩu hiệu chống lại Israel và kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp vào vấn đề này để bảo vệ sinh mạng cho những người dân vô tội Palestine.
Sau sự việc trên, các tầng lớp xã hội khác nhau ở khắp Pakistan cũng dự kiến sẽ tổ chức nhiều cuộc biểu tình khác.
Cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm đang xảy ra xung đột giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas ở Gaza của Palestine, khiến hàng trăm người thương vong.
Trước đó, Pakistan đã tuyên bố sẽ tổ chức Ngày đoàn kết Palestine vào ngày 21/5 để phản đối các cuộc tấn công của Israel nhằm vào dân thường Palestine.
Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương Thái Bình Dương
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm nay (13/04) tới New Delhi, bắt đầu tới thăm Ấn Độ 3 ngày.
Đây là lần tiếp xúc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa Pháp và Ấn Độ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020. Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Pháp sẽ có cuộc hội kiến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hội đàm với người đồng cấp chủ nhà S. Jaishankar.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, chủ đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là nội dung chính trong các cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Pháp với phía Ấn Độ. Tại đây, Ông Jean-Yves Le Drian dự kiến sẽ công bố quyết định của Pháp tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng.
Ngoại trưởng Pháp - Jean-Yves Le Drian. (Ảnh: AP)
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cũng sẽ thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU) trong các cuộc thảo luận với các quan chức Ấn Độ. Pháp và Ấn Độ sẽ thảo luận các sáng kiến chung vốn đã thành hiện thực bao gồm sáng kiến 3 bên mới với Australia.
Cụ thể, cuộc tập trận Hàng hải đa phương La Perouse với sự tham gia của Hải quân Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản và Mỹ vừa kết thúc hồi tuần trước. Bên cạnh đó, cuộc tập trận hải quân song phương Varuna với sự tham gia của tàu sân bay Pháp sẽ diễn ra trong 2 tuần tới.
Một trong những nội dung ưu tiên khác trong chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Pháp là việc Pháp và Ấn Độ phối hợp để giải quyết những thách thức chính của năm 2021 như bảo vệ chủ nghĩa đa phương (với Ấn Độ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc), tiếp cận phổ cập vaccine và thúc đẩy hành động toàn cầu về khí hậu. Dự kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Pháp trong tháng 5 tới./.
Pháp kêu gọi Anh hợp tác về phân phối vaccine của AstraZeneca Ngày 26/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng Anh đang gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU) do nước này bị thiếu vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho người dân. Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên đài France Info, Ngoại trưởng Le Drian cho rằng sau khi đẩy nhanh việc tiêm phòng mũi đầu...