Xung đột Israel – Hamas: WHO kêu gọi dỡ bỏ hạn chế cho viện trợ
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 21/5, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi Israel dỡ bỏ các hạn chế viện trợ vào Dải Gaza, nói rằng tuyến đường chính cung cấp viện trợ y tế khẩn cấp vào vùng này từ Ai Cập đã bị cắt đứt.
Trẻ em chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 19/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Vào thời điểm này, người dân ở Dải Gaza đang phải đối mặt với nạn đói, chúng tôi kêu gọi Israel dỡ bỏ lệnh phong tỏa và cho viện trợ đi qua.
Tình hình ở Dải Gaza đã vượt quá giới hạn thảm họa. Nếu không có thêm viện trợ vào Dải Gaza, chúng tôi không thể duy trì sự hỗ trợ đối với các bệnh viện và cứu sống người dân”.
Video đang HOT
Trước đó, Israel đã nắm quyền kiểm soát và đóng cửa cửa khẩu biên giới Rafah giữa Dải Gaza và Ai Cập hôm 7/5, làm gián đoạn tuyến đường quan trọng cho người dân và viện trợ ra vào vùng đất này. Israel cho rằng các cơ quan đã không hoạt động hiệu quả trong khu vực, dẫn tới tình trạng tồn đọng nguồn cung cấp.
Còn theo Tổng giám đốc Tedros, chiến dịch của Israel ở Rafah đã ảnh hưởng đến 6 bệnh viện và 9 trung tâm y tế, đồng thời khiến 70 nơi trú ẩn không còn được trang bị các dịch vụ chăm sóc y tế. Ông nói: “Số lượt tư vấn hàng ngày đã giảm gần 40% và tỷ lệ tiêm chủng giảm 50%. Khoảng 700 bệnh nhân bị bệnh nặng đáng lẽ phải được sơ tán để chăm sóc y tế ở nơi khác nhưng họ đang mắc kẹt trong vùng chiến sự”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Dải Gaza về cơ bản đã sụp đổ kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm đáp trả cuộc tấn công của lực lượng Hamas hồi tháng 10 năm ngoái. Ông Tedros cho biết thêm rằng bệnh viện Al-Awda ở phía Bắc của Dải Gaza vẫn bị bao vây kể từ ngày 20/5, với 148 nhân viên và 22 bệnh nhân cùng những người đi cùng họ đang bị mắc kẹt bên trong. Ông nói: “Giao tranh gần bệnh viện Kamal Adwan, cũng ở phía Bắc của Dải Gaza, cũng gây nguy hiểm cho khả năng chăm sóc bệnh nhân của bệnh viện. Đây là hai bệnh viện chức năng duy nhất còn lại ở Bắc của Dải Gaza”.
Mỹ đe dọa thay đổi chính sách nếu Israel không bảo vệ dân thường ở Gaza
Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa sẽ đặt điều kiện cho việc ủng hộ cuộc tấn công của Israel ở Gaza để nước này thực hiện các bước cụ thể để bảo vệ nhân viên cứu trợ và dân thường, đánh dấu lần đầu tiên Washington tìm cách tận dụng viện trợ của Mỹ để tác động đến hành vi quân sự của Israel.
Các em nhỏ chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Rafah, Dải Gaza ngày 14/2/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Lời cảnh báo của Biden, được truyền tải trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 4/4, sau một cuộc tấn công của Israel nhằm vào các nhân viên cứu trợ của tổ chức World Central Kitchen (WCK), làm dấy lên những lời kêu gọi đặt ra các điều kiện viện trợ của Mỹ đối với Israel. Israel đã thừa nhận cuộc tấn công là sai lầm.
Tổng thống Biden đã chống lại áp lực từ chối viện trợ hoặc tạm dừng vận chuyển vũ khí tới Israel. Lời cảnh báo của ông chủ Nhà Trắng đánh dấu lần đầu tiên ông đe dọa sẽ đặt điều kiện viện trợ, một diễn biến có thể thay đổi động lực của cuộc chiến kéo dài gần 6 tháng qua.
Thông báo về cuộc điện đàm kéo dài khoảng 30 phút nêu trên, Nhà Trắng cho biết ông Biden "đã nhấn mạnh Israel cần phải công bố và thực hiện một loạt các bước đi cụ thể và có thể đo lường được nhằm giải quyết thiệt hại dân sự, đau khổ nhân đạo và sự an toàn của nhân viên cứu trợ". Thông báo có đoạn: "Tổng thống đã nói rõ rằng chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên đánh giá của chúng tôi về hành động ngay lập tức của Israel đối với những bước đi này".
Bằng cách ngụ ý rằng Mỹ có thể thay đổi chính sách đối với Gaza nếu Israel không giải quyết vấn đề nhân đạo ở vùng đất Palestine, Tổng thống Biden đã thể hiện sự thất vọng của bản thân cùng với áp lực ngày càng tăng từ phe cánh tả trong đảng Dân chủ Mỹ nhằm ngăn chặn số người thương vong và giải quyết nạn đói tại Dải Gaza.
Trong theo diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nguồn tin từ chính quyền Israel ngày 4/4 cho biết nước này sẽ điều chỉnh chiến thuật chiến tranh ở Gaza sau vụ không kích nhầm khiến 7 nhân viên của WCK thiệt mạng. Quá trình điều chỉnh này sẽ cần tới vài tuần, được thực hiện đồng thời với cuộc điều điều tra về vụ không kích.
Phát biểu họp báo, người phát ngôn của chính phủ Israel Raquela Karamson nói: "Rõ ràng có điều gì đó không ổn ở đây, và khi chúng tôi tìm hiểu thêm cũng như cuộc điều tra tiết lộ chính xác điều gì đã xảy ra cũng như nguyên nhân của sự việc, chúng tôi chắc chắn sẽ điều chỉnh các hoạt động của mình trong tương lai để đảm bảo điều này không xảy ra lần nữa".
Trong khi đó, ông Israel Ziv, một tướng quân đội đã nghỉ hưu và từng chỉ huy sư đoàn Gaza, nhận định vụ tấn công nhầm có thể là do quân đội đã cho phép nhiều sĩ quan cấp thấp được quyền ra lệnh không kích. Trong giai đoạn chiến sự ít căng thẳng, việc không kích cần được cấp phép từ cấp tư lệnh sư đoàn hoặc một tướng phụ trách các lực lượng khu vực. Tuy nhiên trong bối cảnh chiến sự ác liệt như hiện nay, mọi thứ hoàn toàn khác biệt do các mối đe dọa là không bao giờ chấm dứt. Ông cho rằng: "Nếu không cấp quyền ở phạm vi rộng hơn về việc nổ súng, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho binh sĩ và cuộc chiến".
Theo một quan chức an ninh Israel giấu tên, lực lượng mặt đất của nước này tại Gaza hiện đã giảm xuống còn 1/4 quân số so với thời kỳ đỉnh điểm của xung đột, tập trung vào các nhiệm vụ tấn công chính xác cũng như bảo vệ các khu vực đã chiếm đóng.
Cơ quan y tế Gaza do Hamas điều hành cho biết từ khi chiến tranh nổ ra tới nay đã có hơn 33.000 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 6.000 chiến binh của phong trào Hồi giáo này.
Nhà Trắng thông báo lịch trình thảo luận với Israel về chiến dịch quân sự ở Rafah Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre ngày 19/3 cho biết các quan chức Mỹ và Israel có thể sẽ nhóm họp vào đầu tuần tới tại Washington để thảo luận về chiến dịch quân sự của Israel ở thành phố Rafah, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về những thông tin liên quan đến nạn đói sắp xảy ra ở...