Xung đột Iraq: Tiếp tục cuộc chiến khốc liệt ở Baiji và Tal Afar
Các chiến binh Hồi giáo và lực lượng ủng hộ chính phủ đang tham gia vào một trận chiến khốc liệt ở quanh khu vực nhà máy lọc dầu Baiji và sân bay Tal Afar, ở miền bắc Iraq.
Baiji – nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq đã bị bao quanh bởi các phiến quân Sunni, sau khi họ nắm giữ hầu hết các sân bay ở thành phố Tal Afar.
Cuộc chiến diễn ra một ngày sau khi Mỹ cho biết, sẽ gửi khoảng 300 cố vấn quân sự đến Iraq nhằm giúp nước này chống lại quân nổi dậy. Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu ở Iraq.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry dự kiến sẽ đến Iraq sớm để đại diện cho nội các Mỹ cố vấn trách nhiệm cho lãnh đạo Iraq, hy vọng điều này có thể giảm bớt căng thẳng giữa các giáo phái Hồi giáo đối thủ tại đất nước này.
Các chiến binh Sunni chiếm nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq
Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã bị cáo buộc theo đuổi chính sách chống người Sunni, đẩy một số chiến binh Sunni tham gia vào lực lượng thánh chiến Hồi giáo Nhà nước của Iraq và Levant (ISIS). Khoảng 500.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Mosul – thành phố thứ hai của Iraq mà ISIS nắm giữ tuần trước.
Các cố vấn quân sự trong lực lượng đặc biệt của Mỹ sẽ thành lập trung tâm chỉ huy chung với quân đội Iraq ở Baghdad và phía bắc đất nước. Hiện nay việc sử dụng không lực Mỹ đang được xem xét để thực hiện với điều kiện thủ tướng Iraq Nouri Maliki phải từ chức, khi ông hoàn toàn mất niềm tin của Washington.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến tới Iraq như một phần của kế hoạch ngoại giao rộng lớn hướng đến Trung Đông và Bắc Phi. Mục đích chính của ông dường như là sẽ giúp thành lập một chính phủ mới ở Iraq.
Video đang HOT
ISIS cho biết, họ đã bắn rơi hai máy bay trực thăng quân sự xung quanh nhà máy lọc dầu Baiji, nhưng điều này chưa được xác nhận chính thức.
Phóng viên BBC Jim Muir tại Irbil, miền bắc Iraq, cho biết, người dân địa phương cho rằng các chiến binh có thể đã nắm giữ một phần của khu sản xuất dầu rộng lớn. Họ cũng đã nắm giữ một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học bị bỏ hoang trong Muthanna, cách 70 km về phía tây bắc của thủ đô Baghdad.
Mỹ cho biết họ không tin các phần tử nổi dậy có thể sử dụng các căn cứ để chế tạo vũ khí hóa học. Nhưng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi vẫn lo ngại về việc nắm giữ bất kỳ căn cứ quân sự nào của ISIS”.
Theo ANTD
Phiến quân Iraq chiếm kho vũ khí hóa học, Mỹ vội vã gửi cố vấn
Các phiến quân Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq vừa chiếm được một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học dưới thời Saddam Hussein, trong đó có một kho dự trữ vũ khí hóa học, theo thông báo của Chính phủ Mỹ.
Các loại vũ khí hóa học được phát hiện ở cơ sở Muthanna trước đây. Ảnh: Reuters
Dù không tin rằng các chiến binh của nhóm nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) có thể tạo ra một loại vũ khí mới từ kho dự trữ tại nhà máy Muthanna (cách Baghdad khoảng 60km về tây bắc), các quan chức quân đội Mỹ cho biết họ vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết vụ việc, theo Wall Street Journal.
"Chúng tôi vẫn quan ngại về việc ISIL chiếm giữ bất kỳ cơ sở quân sự nào. Chúng tôi không tin chuyện cơ sở Muthanna có chứa vũ khí hóa học có thể dùng cho quân sự và sẽ rất khó khăn để di chuyển các vật liệu đó một cách an toàn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Với lý do cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein sử hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và đặt ra mối đe dọa an ninh với thế giới, Mỹ đã tiến hành xâm lược Iraq hồi năm 2003. Các thanh tra LHQ đã tìm thấy các loại vũ khí tại Muthanna và đã tiến hành tháo dỡ chúng.
Các chiến binh của ISIL
"Toàn bộ cơ sở Muthanna là pháo đài của chương trình phát triển vũ khí hóa học của Iraq. Trong thời gian cuối những năm 80 đến đầu những năm 90, họ đã tích lũy được số vũ khí hóa học đủ để Iraq có thể chống lại lực lượng quân sự của Iraq", báo cáo của CIA năm 2007 cho biết.
Ông Obama tuyên bố gửi cố vấn quân sự đến Iraq
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa cam kết sẽ có hành động quân sự cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công của ISIL và sẽ cử 300 cố vấn Mỹ đến để đào tạo lực lượng Iraq hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy từ năm 2011 đến nay.
Tuy nhiên ông Obama - người mà toàn bộ sự nghiệp chính trị gắn vào quyết định chấm dứt sự tham gia của Mỹ tại Iraq - cũng khẳng định rằng Mỹ sẽ không bị trượt vào bãi lầy.
Theo ông Obama thì "các lực lượng Mỹ sẽ không được đưa trở lại Iraq để chiến đấu. Nhưng chúng tôi sẽ giúp người dân Iraq để họ có thể chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố đang đe dọa người dân Iraq, khu vực và lợi ích của Mỹ".
Lực lượng đặc biệt Iraq đứng gác tại một chốt kiểm soát ở thủ đô Baghdad. Ảnh: Reuters
Ông Obama cũng cho biết đã củng cố khả năng giám sát và tình báo để đánh giá khả năng hoạt động quân sự có thể có của Mỹ. "Trong tương lai, chúng tôi sẽ chuẩn bị tiến hành các hành động quân sự khi chúng tôi xác định rằng tình hình trên mặt đất đòi hỏi điều đó", ông Obama nói.
Các quan chức quân sự Mỹ ngày 19.6 cũng khẳng định rằng Mỹ hiện đang thực hiện các chuyến bay giám sát không người lái bằng máy bay F-18 tại Iraq.
Cũng trong tuyên bố, ông Obama đã lên tiếng cảnh báo Iran phải đóng một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ chính phủ của Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, nếu không thì ISIL có thể đe dọa an ninh, đồng thời cho biết Washington sẵn sàng hợp tác với kẻ thù cũ để ổn định tình hình Iraq, nhưng loại trừ bất kỳ phương thức hợp tác quân sự nào.
Ông Obama cũng công bố một sáng kiến ngoại giao mới, gửi Ngoại trưởng John Kerry đến châu Âu và Trung Đông vào cuối tuần này để tham khảo ý kiến của các đồng minh phương Tây và các nước láng giềng của Iraq về các bước tiếp theo của Mỹ.Giá dầu thô ngày 19.6 đã tăng nhanh sau khi có thông tin về các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq. Nhà máy lọc dầu Baiji nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 200km về phía bắc, gần với thành phố Tikrit. Một phát ngôn viên chính phủ vào trưa 19.6 cho biết quân đội vẫn đang kiểm soát nhà máy này.
Tuy nhiên, một nhân chứng cho biết, cuộc chiến đấu vẫn đang diễn ra ở Baiji. Hai trực thăng của quân đội Iraq đã cố gắng hạ cánh tại nhà máy lọc dầu như không thể vì tiếng súng vang lên khắp nơi, và hầu hết nhà máy vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân ISIL.
Nếu chiếm được nhà máy lọc dầu Baiji, ISIL và các đồng minh có thể tiếp cận nguồn cung cấp nhiên liệu lớn để sử dụng các loại vũ khí và chiếm được một nguồn lợi kinh tế lớn.
Phản ứng với diễn biến giao tranh, giá dầu thô Brent tháng 8 đã tăng lên mức 114,8 USD/thùng, mức cao nhất từ tháng 9.2013. Sau đó, nó đã giảm nhẹ xuống mức 114,5 USD/thùng.
Theo Một thế giới
Xung đột đẫm máu tiếp tục diễn ra tại nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq Lực lượng chính phủ Iraq vẫn đang chiến đấu với các chiến binh Hồi giáo Sunni tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của đất nước. Một phát ngôn viên quân sự cho biết, quân đội Iraq đã đẩy lùi các cuộc tấn công lặp đi lặp lại của các chiến binh, dẫn đầu là Nhà nước Hồi giáo thánh chiến ở Iraq...