Xung đột Hamas – Israel: Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế mở bệnh viện dã chiến ở Gaza
Ngày 14/5, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã thông báo khai trương một bệnh viện dã chiến ở thành phố Rafah, phía nam Dải Gaza, với sức chứa 60 giường.
Bệnh nhân được điều trị tại một bệnh viện ở Dải Gaza ngày 24/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, cơ quan trên nêu rõ bệnh viện dã chiến nhằm bổ sung và hỗ trợ công việc của Hiệp hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Palestine (PRCS), nhằm đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng cao ở Gaza.
Sẽ có khoảng 30 nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện dã chiến nói trên, cung cấp dịch vụ chăm sóc phẫu thuật khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chăm sóc trẻ sơ sinh, dịch vụ nhi khoa và phòng khám ngoại trú. Bệnh viện có khả năng xử lý số ca thương vong quy mô lớn, cũng như có khả năng đánh giá và phân loại những trường hợp bị thương. Ngoài ra, bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho khoảng 200 người mỗi ngày. ICRC phối hợp với Hội Chữ thập đỏ địa phương và các tổ chức quốc tế điều hành bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 23 trong số 39 bệnh viện ở Gaza đã ngừng hoạt động.
Xung đột Hamas - Israel: Nội các Israel thông qua kế hoạch mở rộng chiến dịch tại Rafah
Theo trang tin Axios, sau cuộc bỏ phiếu tối 10/5, nội các chiến tranh của Israel đã thông qua việc "mở rộng có chừng mực" các hoạt động của quân đội nước này tại thành phố Rafah, phía Nam Gaza.
Khói bốc lên sau cuộc không kích trong xung đột Hamas - Israel tại Rafah, Dải Gaza, ngày 7/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Axios cho biết hai nguồn tin giấu tên của trang tin này đánh giá rằng cho biết việc mở rộng hoạt động quân sự nêu trên không vượt qua "lằn ranh đỏ" của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong khi đó, nguồn tin thứ ba đánh giá rằng điều này đã vượt qua giới hạn mà ông Biden đặt ra, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đã tạm dừng một số viện trợ quân sự của Mỹ đối với Israel.
Cụ thể, Tổng thống Biden đã ra lệnh ngừng chuyển một lô vũ khí gồm 1.800 quả bom 2.000 lb (907 kg) và 1.700 quả bom 500 lb (226 kg) cho Israel, động thái chưa từng xảy ra với đồng minh Trung Đông này. Ông hy vọng động thái quyết liệt đó sẽ khiến chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu phải nghĩ lại về chiến dịch tấn công Gaza và hướng tới chấm dứt xung đột. Trước đó, hồi tháng 3, ông Biden cũng đã tuyên bố nước Mỹ không chấp nhận việc Israel thực hiện chiến dịch tấn công toàn diện vào Rafah - nơi hiện có hơn 1 triệu người Palestine đang trú ẩn.
Quyết định trên của Israel diễn ra chỉ vài giờ sau khi đàm phán mới nhất về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin - tù nhân trong cuộc xung đột kéo dài 7 tháng qua ở Dải Gaza kết thúc mà không đạt kết quả.
Dư luận lo ngại rằng việc Israel mở chiến dịch quy mô lớn vào thành phố Rafah đông đúc, giáp biên giới Ai Cập, có thể đe dọa đến ổn định và an ninh trong khu vực.
Vòng đàm phán mới nhất ở Cairo (Ai Cập) đã được nối lại vào ngày 7/5 vừa qua, với sự tham gia đầy đủ của tất cả 5 phái đoàn, trong bối cảnh cuộc xung đột Gaza ngày càng leo thang nguy hiểm với chiến dịch tấn công của quân đội Israel nhằm vào thành phố Rafah. Ai Cập cùng với các nhà hòa giải quốc tế đang tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa hai bên.
Đề xuất ngừng bắn do các nhà trung gian hòa giải đưa ra có các điều khoản như Israel rút toàn bộ quân khỏi Gaza, việc hồi hương người dân Palestine phải di dời do xung đột và trao đổi con tin giữa hai bên nhằm hướng tới một lệnh ngừng lâu dài tại vùng lãnh thổ này.
Tổng thống Palestine kêu gọi Mỹ ngăn chặn nguy cơ 'thảm sát' tại Rafah Ngày 6/5, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi Washington ngăn chặn Israel tiến hành cuộc chiến quy mô lớn tại thành phố Rafah, phía Nam Gaza, không để xảy ra một "cuộc thảm sát". Khói bốc lên sau cuộc oanh tạc của Israel xuống phía Đông thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 6/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn chính thức...