Xung đột Azerbaijan-Armernia: Thêm 26 lính chết, nguy cơ bùng phát chiến tranh
Căng thẳng lên cao hôm 27/9 giữa quân đội Azerhaijan và Armernia về vùng tranh chấp Nagorno- Karabakh tiếp tục kéo dài và có nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện.
Theo cập nhật mới nhất của Al Jazeera, khu vực Nagorno-Karabakh cho biết thêm 26 binh sỹ đã thiệt mạng khi chiến đấu với lực lượng Azerbaijan.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia, Artsrun Hovhannisyan cho biết vào tối 28/9, các lực lượng Azerbaijan đã phát động một “cuộc tấn công lớn vào các khu vực phía Nam và Đông Bắc của chiến tuyến Karabakh”. Bộ Quốc phòng Armenia cho biết khoảng 200 binh sĩ đã bị thương, nhưng nhiều người chỉ bị thương nhẹ và đã hoạt động trở lại.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp về cuộc xung đột ở Karabakh vào 29/9, theo các nhà ngoại giao. Cuộc họp diễn ra theo yêu cầu của Pháp và Đức.
Căng thẳng lên cao hôm 27/9 giữa quân đội Azerhaijan và Armernia về vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh.
“Cuộc tấn công đang đến. Có rất nhiều tín hiệu, tất cả đều nhìn thấy chúng và không làm gì trong nhiều tuần”, Olesya Vartanyan, nhà phân tích cấp cao của International Crisis Group, viết trên Twitter. “Cần có một hòa giải quốc tế tích cực. Nhiều người có lý do để chấp nhận cuộc tấn công này. Nếu họ im lặng bây giờ, có thể có một cuộc chiến thực sự”.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Armenia tuyên bố Azerbaijan đang nhận được “hỗ trợ quân sự-chính trị quy mô lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ” dưới hình thức cố vấn và vũ khí, bao gồm cả máy bay không người lái. Bộ cho biết người dân Nagorno-Karabakh, được gọi là Artsakh trong tiếng Armenia, đang chiến đấu với một “liên minh Thổ Nhĩ Kỳ-Azerbaijan.”
Tuyên bố độc lập của cộng đồng dân tộc Armenia đa số ở Nagorno-Karabakh, một khu vực bên trong Azerbaijan, đã khơi mào cho một cuộc chiến với hàng chục nghìn người thương vong và kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn năm 1994. Không một quốc gia nào, kể cả Armenia, công nhận Nagorno-Karabakh là một quốc gia độc lập.
Vadim Mukhanov, một chuyên gia về Caucasus tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Matxcơva, nói với trang tin Meduza, mối nguy hiểm hiện nay là nếu quân đội Armenia chính quy bị lôi kéo vào cuộc giao tranh với Azerbaijan.
“Những gì chúng ta thấy sau ngày đầu tiên leo thang là áo giáp, hàng không, pháo hạng nặng và máy bay không người lái đang được sử dụng, điều này cho thấy đây không phải là tự phát mà là một hoạt động được lên kế hoạch tốt”, Mukhanov nói. “Nếu cuộc xung đột này không được ngăn chặn thông qua sức ép từ bên ngoài, thì chiến tranh sẽ xảy đến, đó sẽ là một thảm họa. Nó sẽ gây ra những gợn sóng khắp toàn bộ khu vực Bắc Kavkaz và ảnh hưởng đến tất cả các bên, bao gồm cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gọi điện cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu. Nga đang kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và sự “kiềm chế tối đa” của tất cả các bên.
Ông Putin cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. “Hiện tại, điều quan trọng nhất là chấm dứt các hành động thù địch và không cố gắng tìm ra ai đúng ai sai”, phát ngôn viên của ông Putin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên. Ông cho biết Nga sẽ sử dụng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Armenia và Azerbaijan để giải quyết xung đột.
Hoa Kỳ cũng có quan hệ hữu nghị với cả hai nước. “Chúng tôi có nhiều mối quan hệ tốt đẹp ở đó”, Tổng thống Trump cho biết hôm Chủ Nhật (27/9). “Chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể ngăn chặn nó không”.
Azerbaijan nói có đến 550 lính Armenia thiệt mạng trong đụng độ
Xung đột Azerbaijan - Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh có nguy cơ bùng nổ thành cuộc chiến tranh toàn diện, đặc biệt khi giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp nhúng tay vào.
Xe tăng Armenia bị tiêu diệt trong đoạn video do Bộ quốc phòng Azerbaijan công bố - Ảnh chụp màn hình
Theo Hãng tin Sputnik Azerbaijan, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố 550 lính Armenia đã thiệt mạng trong vụ giao tranh đẫm máu sáng chủ nhật 27-9 ở vùng Nagorno-Karabakh.
Ngoài ra, phía Azerbaijan khẳng định đã tiêu diệt 22 xe tăng, 18 máy bay không người lái, 15 tổ hợp phòng không OSA và 8 đơn vị pháo binh của Armenia.
Phía Baku cáo buộc quân đội Armenia chủ động tấn công các khu vực dân cư dọc theo đường biên giới ở Karabakh khiến một số dân thường thiệt mạng.
Ở phía ngược lại, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đăng trên Twitter rằng đã bắn hạ 2 trực thăng, 3 máy bay không người lái và 3 xe tăng của Azerbaijan. Ông mô tả đây là phản ứng trước "một cuộc tấn công tên lửa và trên không" của nước láng giềng.
Trong cuộc họp báo sáng 28-9, ông Arayik Harutyunyan, lãnh đạo vùng Nagorno-Karabakh (hay nước Cộng hòa Artsakh không được công nhận), tố cáo đây là một cuộc chiến chống lại không chỉ Azerbaijan mà còn cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông dẫn chứng phía Azerbaijan đã sử dụng nhiều khí tài tối tân, bao gồm tiêm kích và UAV hay được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.
"Phi đội F-16 (của Thổ) nằm trên lãnh thổ Azerbaijan hơn 1 tháng qua dưới vỏ bọc tập trận chung đã được sử dụng trong sáng 27-9.
Tôi muốn cả thế giới nghe rõ thông điệp này. Không chỉ Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu chống lại Artsakh. Ngoài UAV và tiêm kích còn có sự hiện diện của một nhóm quân sự, chưa kể lính đánh thuê và quân tình nguyên từ các quốc gia khác", ông Arayik Harutyunyan nói trước các nhà báo.
Báo Jerusalem Times bình luận vụ đụng độ Azerbaijan - Armenia sáng 27-9 nghiêm trọng hơn những năm qua, có nguy cơ biến vùng nam Kavkaz thành chảo lửa.
"Sau nhiều thập kỷ khu vực này không được quốc tế chú ý đến, nó đã trở lại thành tâm điểm. Cuộc xung đột mang những hệ quả lớn đối với vùng Trung Đông vì Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đều có khả năng dính líu", tờ báo viết.
Armenia - Azerbaijan tiếp tục giao tranh Quân đội Armenia, Azerbaijan tiếp tục triển khai thêm nhiều vũ khí hạng nặng tới nơi đụng độ, bất chấp cộng đồng quốc tế kêu gọi ngừng bắn. "Các cuộc đụng độ ở mức độ khác nhau diễn ra suốt đêm qua tại khu vực Nagorno-Karabakh. Đối phương tiếp tục sử dụng những khí tài hạng nặng như pháo binh và tăng thiết...