Xung đột Azerbaijan – Armenia leo thang, nhiều dân thường đổ máu
Xung đôt Azerbaijan – Armenia tiêp tuc leo thang hôm 28/10 và hai bên cáo buộc nhau pháo kích vào khu vưc Nagorno- Karabakh khiên nhiêu dân thương thiêt mang.
Azerbaijan cao buôc Armenia na pháo vao thị trấn Barda, phía Đông Bắc Nagorno-Karabakh khiên nhiêu ngươi thiêt mang. Theo Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan, cuộc tấn công đã nhằm vào một khu vực đông dân cư và khu vực mua sắm khiên 21 người chết và ít nhất 70 người bị thương.
Trong khi đo, giơi chưc đươc Armenia hậu thuẫn ở Nagorno-Karabakh cao buôc pháo kich cua Azerbaijan đã rơi xuống hai thành phố lớn nhất của khu vưc. Cơ quan cứu hộ và ưng pho khẩn cấp của Nagorno-Karabakh do người Armenia kiểm soát cho biết, đạn pháo đã rơi xuống Stepanakert, khiên môt ngươi thiêt mang. Con tai Shushi, cac cuôc na phao khiên 3 ngươi thương vong.
Cả Armenia va Azerbaijan đêu cao buôc nhau thưc hiên phao kich, khiên dân thương thiêt mang. (Anh: Reuters)
Bộ Quốc phòng Armenia cũng cho biết một bệnh viện phụ sản ở Stepanakert đã bị tấn công. Tuy nhiên, không có báo cáo về thương vong.
Cả Armenia va Azerbaijan đều phủ nhận tuyên bố của nhau.
Nếu cáo buộc của Azerbaijan là đung, đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào dân thường trong một tháng xảy ra xung đột giữa hai nước ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Môt ngay trươc đo, Azerbaijan cũng cáo buộc Armenia tấn công tên lửa vào Barda khiên 4 người chết. Armenia ngay lập tức bác cáo buộc, tố Azerbaijan đã sát hại người dân nước họ tại Barda.
Trươc đo, lệnh ngừng bắn do Mỹ hậu thuẫn ở Nagorno-Karabakh có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 26/10 không được thực thi sau khi Azerbaijan và Armenia tiếp tục giao tranh ác liệt.
Hôm 25/10, lệnh ngừng bắn thứ ba kể từ ngày 10/10 đã được Armenia và Azerbaijan đồng ý sau các cuộc đàm phán riêng biệt tại Washington giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp đến từ Armenia và Azerbaijan.
Đến nay, Nga đã thúc đẩy các nỗ lực hòa giải xung đột giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorno-Karabakh. Thế nhưng, hai thỏa thuận ngừng bắn do Matxcơva làm trung gian trong tháng này cũng không ngăn được giao tranh tiếp diễn giữa hai nước.
Tình hình ở Nagorno-Karabakh leo thang từ ngày 27/9 cho đến nay.
4 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và 2 nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế, yêu cầu “rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện các lực lượng chiếm đóng” khỏi các vùng lãnh thổ tranh chấp.
Azerbaijan nghi hạ sát tư lệnh quân ly khai thân Armenia
Truyền thông Azerbaijan cho biết UAV nước này đã tập kích xe chở Jalal Harutyunyan, chỉ huy lực lượng vũ trang vùng Nagorno-Karabakh thân Armenia.
Trang tin Haqqin của Azerbaijan hôm 27/10 công bố video được máy bay không người lái (UAV) ghi lại trong khi thực hiện nhiệm vụ không kích nhắm vào Jalal Harutyunyan, người đứng đầu lực lượng vũ trang vùng ly khai Nagorno-Karabakh.
Trong video, UAV tầm trung Azerbaijan liên tục theo dõi một ô tô rồi phóng tên lửa đánh trúng mục tiêu, tạo ra vụ nổ lớn, khiến chiếc xe bốc cháy dữ dội. Những người trên xe được kéo ra ngoài và nằm bất động trên đường, trong đó dường như có Harutyunyan. Một xe tải quân sự tiến đến hiện trường để hỗ trợ các nạn nhân.
UAV tấn công xe nghi chở Harutyunyan. Video: Haqqin.
Trang Haqqin cho biết vụ không kích được quân đội và các lực lượng đặc nhiệm Azerbaijan tiến hành. Chiếc xe dường như bị tấn công khi đang trên đường đến vị trí chiến đấu của lực lượng ly khai Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan chưa bình luận về thông tin.
Vahram Poghosyan, phát ngôn viên chính quyền ly khai ở Nagorno-Karabakh, xác nhận Harutyunyan đã bị thương sau vụ tấn công, nhưng không gặp nguy hiểm tính mạng, thêm rằng ông đã được miễn nhiệm khỏi vị trí người đứng đầu lực lượng vũ trang khu vực.
Nagorno-Karabakh là một phần lãnh thổ được quốc tế công nhận của Azerbaijan, nhưng đây là nơi sinh sống của cộng đồng người thiểu số gốc Armenia. Người dân tại đây từ lâu đã đòi ly khai để sáp nhập vào Armenia, đồng thời tổ chức bộ máy chính quyền và lực lượng vũ trang riêng, được Armenia hậu thuẫn.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Chiến sự giữa hai nước tiếp tục bùng lên từ hôm 27/9, là một trong những xung đột đẫm máu nhất suốt nhiều năm qua. Hai bên đều tuyên bố gây thiệt hại nặng về người và khí tài của đối phương, nhưng không có thống kê cụ thể. Lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh cho biết đã mất hơn 1.000 tay súng trong một tháng xung đột, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cả hai bên đã thiệt hại gần 5.000 người trong các cuộc giao tranh.
Thêm 1 lệnh ngừng bắn nhân đạo tại khu vực Nagorno-Karabakh Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn nhân đạo tại Nagorno-Karabakh sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng 26/10 (giờ địa phương). Trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày hôm qua (25/10), Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh...