Xung đột Armenia-Azerbaijan: Tìm kiếm lệnh ngừng bắn
Trong nỗ lực chấm dứt giao tranh Armenia- Azerbaijan, Pháp, Mỹ và Nga tổ chức họp tại Geneva hôm 8/10 trong nỗ lực tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, ngoài cuộc họp hôm 8/10, đại diện của Nga, Pháp và Mỹ cũng sẽ gặp nhau tại Matxcơva vào tuần tới để tìm cách thuyết phục các bên tham chiến đàm phán về một lệnh ngừng bắn.
“Chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng, Azerbaijan và Armenia sẽ được hưởng lợi khi chấm dứt các hành động thù địch mà không cần điều kiện và chúng tôi bắt đầu đàm phán”, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian phát biểu trước Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Pháp.
Ngoại trưởng Pháp không tiết lộ liệu có đại diện của Azerbaijan và Armenia tham dự hay không. Tuy nhiên, Azerbaijan cho biết ngoại trưởng của nước này – Jeyhun Bayramov, sẽ thăm Geneva vào hôm 8/10.
Đại diện Pháp, Mỹ và Nga sẽ tổ chức các cuộc họp tại Geneva ngày 8/10 để bàn về nỗ lực chấm dứt giao tranh giữa người Azerbaijan và người Armenia. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Armenia cho biết Ngoại trưởng Zohrab Mnatsakanyan sẽ thăm Matxcơva vào 12/10. Bộ Ngoại giao Armenia cũng loại trừ khả năng có một cuộc gặp giữa ngoại trưởng nước này với người đồng cấp bên phía Azerbaijan.
Các bên tham chiến cho đến nay vẫn phớt lờ các lời kêu gọi ngừng bắn của Paris, Washington và Matxcơva. Nga, Pháp và Mỹ làm trung gian trong gần ba thập kỷ trong cuộc xung đột ở Nagorno – Karabakh – vùng núi mà theo luật pháp quốc tế thuộc về Azerbaijan nhưng có dân cư và người Armenia quản lý.
Video đang HOT
Đến nay, hơn 360 người đã thiệt mạng, bao gồm 320 quân nhân và 19 thường dân ở Nagorno-Karabakh, cùng 28 thường dân Azerbaijan. Đây là những cuộc đụng độ đẫm máu nhất kể từ cuộc chiến năm 1991-1994 ở Nagorno-Karabakh khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.
Tổng thống Iran lên tiếng
Phát biểu trên truyền hình Nhà nước Iran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani lên tiếng cảnh báo, bất kỳ sự can thiệp nào của nước thứ ba đều có thể biến các cuộc đụng độ vũ trang đang diễn ra giữa Armenia và Azerbaijan thành một cuộc chiến tranh khu vực, đồng thời khẳng định Iran sẵn sàng hỗ trợ giải quyết xung đột này trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
“Chúng ta phải hết sức lưu ý rằng, không để cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan trở thành một cuộc chiến tranh khu vực”, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết.
Iran, quốc gia có biên giới với cả Armenia và Azerbaijan, cũng bày tỏ lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ – đồng minh thân cận của Azerbaijan và Nga, có hiệp ước quốc phòng với Armenia, có thể bị cuốn vào cuộc xung đột.
Ông Putin kêu gọi ngừng giao tranh
Hôm 7/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây tại khu vực Nagorno-Karabakh, kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch.
“Cuộc xung đột này là một thảm kịch, với nhiều người thương vong. Sẽ có thiệt hại lớn cho cả hai bên. Chúng tôi hi vọng rằng cuộc xung đột này sẽ chấm dứt trong tương lai gần. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là các bên cần ngừng bắn ngay lập tức”, ông Putin nhấn mạnh:
Ông Putin cũng cho biết đang có các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Armenia – Nikol Pashinyan để thảo luận về tình hình khu vực. Người đứng đầu cơ quan tình báo Nga hôm qua cũng nhận định, xung đột Nagorno-Karabakh có thể trở thành một bệ phóng cho các phần tử cực đoan Hồi giáo xâm nhập vào nước Nga, gây bất ổn an ninh khu vực.
Armenia, Azerbaijan từ chối đàm phán
Lãnh đạo Armenia và Azerbaijan liên tục cáo buộc đối phương gây hấn, từ chối tổ chức đối thoại theo lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
"Sẽ không thể có đối thoại vì những yêu cầu của lãnh đạo Armenia là không thể chấp nhận được", Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói trong cuộc phỏng vấn của truyền hình Nga hôm 29/9, thêm rằng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ không tham chiến và sự hiện diện của họ chỉ nhằm bảo đảm ổn định khu vực.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm qua cho rằng "bầu không khí hiện nay không phù hợp với đàm phán" do các chiến dịch quân sự vẫn đang được tiến hành ở vùng Nagorno-Karabakh. Ông cáo buộc quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang có mặt ở Azerbaijan để chỉ đạo lính đánh thuê, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án và yêu cầu Ankara rút lực lượng khỏi khu vực.
Binh sĩ lực lượng thân Amernia tại Nagorno-Karabakh pháo kích vị trí quân đội Azerbaijan hôm 28/9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đã bước sang ngày thứ tư, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn từ Nga, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế. Xung đột vũ trang nổ ra từ ngày 27/9 khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, đánh dấu cuộc đụng độ tồi tệ nhất sau khi hai nước đồng ý ngừng bắn tháng 5/1994.
Tình hình leo thang hôm 29/9 khi cả hai bên cáo buộc đối phương tấn công vào lãnh thổ của nhau, ngoài khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Yerevan tối qua thông báo một cường kích Su-25 bị tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khi làm nhiệm vụ trong không phận Armenia, nhưng Ankara và Baku đều bác bỏ thông tin.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 29/9 họp kín và bày tỏ quan ngại về tình hình chiến sự, lên án các hành động sử dụng vũ lực và ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Nagorno-Karabakh nằm trong khu vực lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân tỉnh này là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tiếp tục nổ ra giữa hai quốc gia láng giềng này từ cuối tuần trước, khi hai bên tố cáo nhau nổ súng trước. Quân đội hai nước triển khai nhiều khí tài hạng nặng, liên tục pháo kích, không kích vào mục tiêu quân sự và dân sự, khiến 84 binh sĩ lực lượng thân Amernia ở Nagorno-Karabakh thiệt mạng, nhiều dân thường thương vong. Phía Azerbaijan chưa công bố thương vong của binh sĩ.
Nguy cơ lửa xung đột Armenia - Azerbaijan lan rộng Armenia tố Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Armenia tố Azerbaijan tấn công vào lãnh thổ
Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh Giao tranh giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia bước sang ngày thứ tư và đây là vụ đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán. Một lính pháo binh...