Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Bắc
Hội nghị Xúc tiến, Quảng bá Du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc nhằm tăng cường kết nối vùng miền; làm sâu sắc thêm chất lượng kết nối vùng Tây Bắc-Tây Nam Bộ thông qua quảng bá sản phẩm du lịch.
Các tỉnh vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ký kết hợp tác. (Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai)
Chiều 21/9, tại thành phố Lào Cai, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị Xúc tiến, Quảng bá Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc.
Hội nghị nhằm tăng cường kết nối vùng miền; làm sâu sắc thêm chất lượng kết nối vùng Tây Bắc-Tây Nam Bộ thông qua việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch phát huy lợi thế tiềm năng để du lịch của cả 2 vùng cùng cất cánh.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong 7 vùng trọng điểm về du lịch trong cả nước, có hệ sinh thái du lịch đa dạng, đặc sắc với đặc trưng văn hóa tiêu biểu gắn với sông nước; nơi hội tựu của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, nhiều lễ hội lớn nhỏ trong năm và đa dạng về kiến trúc tôn giáo lâu đời gắn với lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.
Vùng đất Tây Bắc có tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt, được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái. Cùng với cảnh quan thiên nhiên trác tuyệt, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Lê Thanh Phong nêu rõ liên kết vùng, liên kết chuỗi sản phẩm để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng là một trong những giải pháp quan trọng hiện nay để nâng tầm khu vực của một vùng, mỗi một địa phương. Đặc biệt, trong điều kiện vùng Tây Bắc và Tây Nam Bộ có nhiều tài nguyên du lịch mang tính chất, đặc điểm khác biệt nhau: Tây Bắc với “Núi rừng hùng vĩ,” Tây Nam Bộ với “Sông nước hữu tình.”
Năm 2022, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thu hút hơn 37 triệu lượt khách, doanh thu du lịch của vùng đạt hơn 32.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đón gần 27 triệu lượt khách; tổng doanh thu du lịch hơn 26.000 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong phát triển.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung giới thiệu thông tin, hình ảnh, tiềm năng du lịch, nét đẹp văn hóa đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long đến với các địa phương, đối tác, doanh nghiệp khu vực Tây Bắc nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút du khách đến với Đồng bằng sông Cửu Long; gặp gỡ và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với các doanh nghiệp phía Bắc; ký kết hợp tác phát triển tour, tuyến du lịch giữa các địa phương.
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển thị trường, xúc tiến du lịch, giao thông chưa đồng bộ. Sản phẩm dịch vụ du lịch thiếu tính cạnh tranh, tính liên kết chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng.
Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Bắc cần tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch đa dạng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh; qua đó, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch chuyên nghiệp, hiệu quả, thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch.
Đại biểu đến từ các địa phương của 2 vùng miền đã trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước, xúc tiến, quảng bá du lịch; đồng thời ký kết hợp tác hỗ trợ phát triển trong công tác quảng bá, xúc tiến, truyền thông điểm đến giữa các địa phương tham gia chương trình./.
Festival Thu Hà Nội năm 2023 quyến rũ du khách bằng nhiều hoạt động độc đáo
Ngày 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện Festival Thu Hà Nội với Chủ đề 'Thu Hà Nội - Đến để yêu' năm 2023.
Đây là lần đầu tiên TP Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội năm 2023. Sự kiện này có quy mô lên đến 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác.
Cụ thể, khu vực giới thiệu các sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch tiêu biểu; các không gian "Sắc hoa mùa Thu"; "Vườn Ánh Sáng" (bằng sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ); "Quà tặng mùa Thu". Chương trình đã thu hút 14 tỉnh, thành phố bao gồm Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang tham gia giới thiệu du lịch địa phương.
Khách du lịch tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoài Nam
Riêng với Hà Nội có một số quận, huyện tham gia Festival như Hoàn Kiếm, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh, Ba Vì, Gia Lâm... Các đơn vị sẽ trưng bầy, trình diễn cách thức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề qua đó giới thiệu sản phẩm du lịch, các di sản của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế.
Nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa thời trang Hà Nội, các nghệ nhân, nhà may áo dài Hà Nội sẽ tổ chức Show trình diễn trang phục áo dài "Trang phục áo dài đám cưới theo dòng thời gian"; trình diễn áo dài của Câu lạc bộ áo dài Việt Nam với 11 bộ sưu tập áo dài của 11 nhà thiết kế, trong đó có chiếc áo dài kỷ lục "Dấu ấn thời gian" của nhà thiết kế Hoàng Ly có chiều dài 189m, đính đá và in họa tiết cổ Việt Nam.
Lãnh đạo HPA trả lời các câu hỏi về Festival Thu Hà Nội năm 2023 tại buổi họp báo. Ảnh: Hoài Nam
Đồng thời tổ chức không gian cốm - hương vị mùa thu, qua đó kể về câu chuyện hình thành và phát triển nghề sản xuất cốm của người Hà Nội từ sản phẩm thô đến hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhưng vẫn mang nét đặc trưng của ẩm thực Hà thành.
Trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội, nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến du lịch được tổ chức như Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf (du lịch hội nghị, hội thảo và golf). Tại khu vực gian hàng, các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ kích cầu du lịch: Bán tour du lịch, vé máy bay, dịch vụ tham quan du lịch tại khu điểm du lịch ở Hà Nội, tour du lịch kết nối Thủ đô với cả nước.
Khách du lịch quốc tế tại phố sách Hà Nội. Ảnh: Hoài Nam
Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, Festival Thu Hà Nội năm 2023, là dịp để quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa, du lịch, khai thác sự độc đáo, hấp dẫn, tôn vinh các danh thắng, điểm đến di tích, di sản của Thủ đô Hà Nội - điểm đến hấp dẫn, chất lượng và an toàn. Đồng thời giới thiệu những giá trị độc đáo của làng nghề, di sản văn hóa của Hà Nội - những giá trị được coi là tinh hoa của cả nước với những nét đặc trưng riêng biệt.
"Mùa Thu là thời điểm đẹp nhất trong năm của Hà Nội, phù hợp và bảo đảm các điều kiện tốt nhất để du khách tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực đặc sắc của Thủ đô nghìn năm văn hiến"- bà Mai Anh chia sẻ.
Chương trình Festival Thu Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Vẻ đẹp mùa lúa chín tại ngôi làng dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh Nói đến mùa lúa chín, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay đến Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì hay Sapa. Nhưng với sự hùng vĩ của vùng Tây Bắc, còn rất nhiều điểm ngắm lúa chín đẹp mà du khách chưa biết tới như tại thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nằm cách trung tâm thành phố...