Xúc phạm thân thể y, bác sĩ là chống người thi hành công vụ
Theo dự án luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm bác sĩ và người làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh bị coi là người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Ngày 26.8, tại TP.HCM, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự án luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, bổ sung lần 4. Hội thảo có sự tham dự của ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội.
Ông Đỗ Trung Hưng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), trình bày dự án luật Khám bệnh, chữa bệnh (luật KCB) sửa đổi bao gồm 12 chương, 114 điều; so với luật hiện hành (năm 2009) thì có thêm 3 chương mới: KCB bằng y học cổ truyền; KCB nhân đạo phi lợi nhuận; huy động, điều động nguồn nhân lực trong KCB trong tình trạng thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Dự án luật KCB sửa đổi, bổ sung lần này có những điều khoản bảo vệ nhân viên y tế hành nghề trong cơ sở KCB. Ảnh NHẬT THỊNH
Bảo vệ bệnh viện được sử dụng công cụ hỗ trợ
Tại dự án luật KCB sửa đổi đã làm rõ thêm thuật ngữ “thân nhân người bệnh”, bao gồm: người đại diện của người bệnh, người chăm sóc bệnh. Bên cạnh đó, điểm đáng lưu ý tại điều 36 dự án luật KCB quy định thêm hành vi bị từ chối KCB so với luật 2009: Người bệnh có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề đang thực hiện nhiệm vụ. Người bệnh không tuân thủ chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn…
Tại điều 104 của dự án luật KCB sửa đổi quy định bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) cho cơ sở KCB và an toàn cho người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở KCB. Trong đó cho phép lực lượng bảo vệ của cơ sở KCB sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; được đào tạo về kỹ năng nhận diện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến ANTT và biện pháp xử lý tình huống. Được lực lượng cảnh sát nhân dân hỗ trợ bảo vệ theo quy định của pháp luật. Cơ sở KCB được áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp sau đây: Tịch thu phương tiện, công cụ, vật dụng được sử dụng để gây mất ANTT hoặc có nguy cơ gây mất ANTT tại cơ sở KCB. Tạm giữ người có hành vi gây mất ANTT hoặc có nguy cơ gây mất ANTT tại cơ sở KCB và phải thông báo cho cơ quan công an trên địa bàn.
Đặc biệt, người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở KCB bị coi là người có hành vi chống người thi hành công vụ. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật còn phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại nơi người đó cư trú, hoặc tại nơi làm việc hoặc tại cơ sở KCB.
Cần có nghiệp đoàn y tế
Tại hội thảo, đại diện một bệnh viện (BV) tư nhân đặt vấn đề ai bảo vệ bác sĩ. Theo vị này, dự án luật KCB có nói về vấn đề an ninh BV nhưng không có nghĩa là bảo vệ được người hành nghề trong y khoa. Ở nước ngoài có nghiệp đoàn y tế, là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người hành nghề. Nhiệm vụ của nghiệp đoàn là khi xảy ra sai sót chuyên môn tại BV, sẽ xuống làm việc với hội đồng chuyên môn của BV và sau đó mới kết luận người hành nghề có sai phạm hay không. Chính nghiệp đoàn cũng là cơ quan phát ngôn cho truyền thông.
“Việc chúng tôi làm có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn và cần 1 cơ quan bảo vệ. Do đó, cần có nghiệp đoàn bảo vệ chúng tôi, cần bổ sung nghiệp đoàn y tế vào luật KCB”, vị này đề xuất.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, các BV vẫn còn loay hoay cơ chế tài chính, làm sao cung ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao… Nếu cho các BV hoạt động bình thường với các hình mẫu đã có sẵn thì sẽ không có việc này xảy ra. Theo bà Lan, nếu không đủ tiền để đầu tư, để cho các BV tự chủ nhưng cho tự chủ không đúng nghĩa. Hai việc quan trọng nhất là nhân lực và tài chính thì không tự chủ được, vậy làm sao các BV phát huy được. Do đó, khi sửa luật KCB phải xác định yêu cầu thực tế như thế nào và có mạnh dạn sửa hay không.
Nói về giá KCB, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, 15 năm qua giá KCB là vấn đề khó nhất nên sửa luật là rất quan trọng. Tại khoản 1, điều 101 của dự thảo luật KCB, ông Trí đề nghị quy định rõ giá KCB bao gồm những gì với tinh thần tính đúng, tính đủ, mang tính tổng quát cao. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá KCB đúng và đủ, tổng quát, dựa trên cơ sở đó các BV tham khảo và xây dựng bảng giá cho mình và căn cứ vào mức độ tự chủ để BV đăng ký giá. Đặc biệt, BV tự chủ toàn phần thì phải tính đúng, tính đủ và tính thuế. Còn thu tùy theo loại hình tự chủ và đầu tư.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng Việt Nam có Tổng hội y học, vai trò giống như nghiệp đoàn y tế (hay y sĩ đoàn) các nước, với cơ chế chuyên môn thì sẽ giám sát còn kỹ hơn nhà nước rất nhiều. Theo bà Lan, luật KCB 2009 đã lạc hậu, nhưng nếu sửa đổi mà tập trung quyền lực để Bộ Y tế, sở y tế quản hết thì vẫn không phải là xu hướng cập nhật với thế giới mà sẽ tiếp tục những hệ lụy. “Chúng tôi có băn khoăn lớn, rất mong ban soạn thảo giải đáp. Xin hỏi soạn thảo dự án luật KCB dựa trên hình mẫu luật KCB của nước nào? Vì chúng tôi ngại nhất là BV hoạt động theo cơ chế không giống nước nào”, bà Lan nêu.
Bạn gái bỏ sau 6 năm yêu nhau, chàng trai trẻ khóc cạn nước mắt nhìn gân tay, gân chân đứt rời mà không có tiền nối lại
Sau tai nạn phóng điện trong lúc lợp mái nhà, Tuấn bỏng nặng, gân tay, gân chân đứt rời. Người bạn gái 6 năm bên Tuấn cũng lặng lẽ rời đi, mọi cánh cửa dường như đóng lại trước mắt chàng trai trẻ.
Video đang HOT
Hết tiền nối gân, cha mẹ đưa con về nhà chờ "chết"
Ngồi một góc trên chiếc giường ọp ẹp, Tuấn đưa đôi bàn tay không lành lặn, cố đỡ tô cơm trưa từ mẹ. Cách đó vài bước chân, người phụ nữ gục khóc khi nhìn thấy đứa con trai gồng mình trong đau đớn.
Tai nạn phóng điện trong lúc lợp mái nhà khiến anh Tuấn bị phỏng nặng, gân tay chân đều đứt rời
5 tháng trước, trong lúc đi lợp mái nhà cho người dân, anh Trần Hoàng Tuấn (31 tuổi, ngụ xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) bị điện phóng rơi xuống đất, mặc dù sau 5 ngày bất tỉnh, anh Tuấn giữ được mạng sống nhưng toàn thân phỏng nặng, riêng 2 bàn tay, chân bị đứt gân, không cử động được...
"Vừa hết Chỉ thị 16, em đi làm để kiếm tiền, vừa được 12 ngày thì gặp như vậy. Em cứ tưởng mình chết rồi, nằm ở bệnh viện Vĩnh Long 14 ngày thì bác sĩ cho về, nhưng mà về rồi tay chân em không cử động được, đau lắm...", anh Tuấn nghẹn lời.
Vì vết thương đau nhức không chịu được, anh Tuấn được gia đình chuyển lên khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Sau gần 3 tháng nằm viện, vì hết tiền chữa trị, anh Tuấn đau đớn xin bác sĩ về nhà trước Tết.
"Bác nói khi nào em có điều kiện thì hãy lên lại bệnh viện để nối gân, chứ các bác cũng đã cố hết sức rồi. Giờ em phải nối 2 cọng gân tay với 4 cọng gân chân thì mới có thể cử động được, bác nói ít nhất cũng 70 triệu, mà em đâu còn tiền để nằm viện nữa", anh Tuấn bật khóc.
Nhìn vết thương lồi lõm trên cơ thể đứa con trai, cô Ngô Thị Cười (56 tuổi) nghẹn ngào: "Cái lỗ này nó sâu lắm, chưa bao giờ lành lại luôn, tay chân thằng bé có nhưng không dùng sức được, yếu nhớt hà. Nó muốn đi đâu thì cha nó phải cõng, nhà có mình nó thôi, tui không biết làm sao cả. Mấy nay hết thuốc uống rồi mà đợi đứa em nó đi mần về mới có tiền".
Cuộc sống của gia đình anh Tuấn rơi vào bế tắc
Theo cô Cười, vì không có tiền để lên xuống bệnh viện tái khám, niềm hi vọng duy nhất để cầm cự, mua thuốc men cho anh Tuấn phụ thuộc hết vào đứa em gái đi phụ việc tại thị trấn Cầu Kè. Trong khi đó, chú Trần Văn Vững (56 tuổi, cha anh Tuấn) sau đợt tai biến đầu tháng 8/2021 cũng đã mất sức lao động, chỉ đi phụ việc lặt vặt quanh vùng.
"Cô không biết nói sao nữa, trước thì ở cái chòi lá xập xệ, vừa vay mượn để làm lại cái nhà thì ổng với nó gặp tai nạn. Giờ cái tay bên trái không cử động được, chân thì khoét sâu mà không có thuốc, cô đâu biết làm cách nào nữa đâu, thấy con chỉ biết khóc, nhà có mỗi mình nó...", cô Cười nghẹn ngào nói tiếp.
Bữa cơm hàng ngày của gia đình là mớ cá vụ chài lưới ngoài sông cùng rau dại trong vườn, cô Cười còn tính bán con chó để mua thuốc giảm đau cho anh Tuấn...
"Hôm bữa cô tính bán con chó để phụ tiền mua thuốc cho thằng Tuấn, họ trả được hơn 1 triệu rồi mà thằng Tuấn thương con Mộc, không cho bán", cô Cười gục khóc.
Em tay chân thế này nên bạn gái cũng bỏ em rồi!
5 tháng trời nằm viện rồi trở về nhà, cuộc sống của anh Tuấn chỉ gói gọn trong căn phòng chật chội. Mọi sinh hoạt, vệ sinh, anh đều phải nhờ sự trợ giúp của cha mẹ.
Lúc hết giãn cách xã hội, anh Tuấn nói với cha mẹ sẽ ráng đi làm, trả nợ phần còn lại của căn nhà cất tạm. Nhưng rồi đùng một cái, tai nạn trên mái nhà đã khiến chàng trai trẻ rơi vào cảnh "sống dở chết dở", đến người bạn gái 6 năm bên nhau cũng ngoảnh mặt làm ngơ, cắt đứt mọi liên lạc.
Mọi sinh hoạt đi đứng của anh Tuấn phải có người phụ giúp
"Từ lúc em lên Chợ Rẫy điều trị kế bạn ấy bỏ em luôn. Tụi em quen từ năm 2016, em cũng tính nếu ổn định năm nay sẽ đám cưới, ai ngờ xảy ra tai nạn như vậy.
Lúc em nằm viện, bạn ấy cứ lạnh nhạt dần xong chặn số điện thoại, chặn Zalo, Facebook hết, em buồn quá cũng chẳng muốn hỏi bạn. Em như vầy rồi đâu thể nào lo được cho bạn nữa, thôi để bạn quen bạn mới sẽ hạnh phúc hơn em", anh Tuấn xúc động.
Anh Tuấn cười nghẹn khi nhắc đến người bạn gái 6 năm bên nhau. Bản thân anh Tuấn chỉ trách mình quá khổ, lại bệnh tật, không thể nào mang lại hạnh phúc cho người ta...
"Cái số em gì đâu kỳ cục, từ lúc đi nghĩa vụ xong về cũng lo làm ăn, mà gia đình hết bị nọ đến bị kia. Nhiều đêm em nằm khóc, cha mẹ mình như vậy, bản thân lại tật nguyền, lại trở thành gánh nặng của cha mẹ.
Trước dịch em cũng đi mần mướn, hái cam cho người ta, làm tối ngày sáng đêm không dám nghỉ, chỉ mong lo được cho gia đình. Vậy mà...", vừa nói, anh Tuấn quệt nước mắt.
"Giờ em không đi đứng bình thường được, chỉ cà nhắc đi thôi, bác sĩ nói phải có tiền mới lên bệnh viện để nối gân, mà em không biết bao giờ mới có tiền để đi nữa, nhiều lúc em chỉ muốn chết đi để cha mẹ không phải khổ, không phải khóc vì em nữa...".
Bất lực...
Trong tiếng thở dài, chú Vững đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn đứa con trai đang chết mòn trên giường bệnh. Gần một năm qua, hết sự cố này đến tai họa nọ cứ giày xéo gia đình của chú Vững. Những thứ có thể bán được trong nhà, chú Vững đều bán cả, nhưng rồi hi vọng để chữa bệnh, nối gân cho đứa con trai vẫn còn dang dở...
"Mình nghèo, đi mượn nợ hoài đâu có ai cho đâu. Giá mà chú có thể chịu bệnh tật thay con, nó còn trẻ quá, giờ ráng được ngày nào hay ngày đó...", chú Vững nghẹn lời.
70 triệu đồng, số tiền để bắt đầu ca phẫu thuật nối gân tay chân cho anh Tuấn, vợ chồng cô Cười chẳng còn biết cách nào để xoay xở. Ước gì có một phép màu, anh Tuấn không gặp tai nạn, được lành lặn như trước kia...
Trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn của gia đình chú Vững, hi vọng quý độc giả gần xa có thể quan tâm, hỗ trợ để anh Tuấn có điều kiện phẫu thuật, nối gân chân tay, nuôi hi vọng tiếp tục quay trở lại cuộc sống thường ngày.
Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ số điện thoại anh Tuấn:0327262400, cô Cười (mẹ Tuấn): 0366356298.
Hoặc thông qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank: 1026770173.
Chủ tài khoản: Ngô Thị Cười, chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
Xin chân thành cảm ơn!
ẢNH: Thi thể bé gái 3 tuổi được trở về trong vòng tay người thân, những tiếng khóc nấc nghẹn khiến ai cũng xót xa Rạng sáng 13/3, các cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục giám định pháp y, thi thể bé gái 3 tuổi được bàn giao cho gia đình mang đi hoả táng. 19h15 ngày 12/3, bé gái Đ.N.A., 3 tuổi, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội qua đời sau 2 tháng điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa...