Xúc động xem “đám cưới lụt” đầy lạc quan của người dân vùng lũ
Đoạn clip những người dân vẫn rất lạc quan, say sưa hòa mình trong điệu nhạc đám cưới đầy sôi động, mặc cho nước lũ dâng ngập hết đường, ngập tới tận đầu gối đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng sau khi đăng tải.
Đoạn clip nói trên được đăng tải trên Fanpage “Quảng Bình quê hương tôi”, vào trưa nay 1/11, thời điểm mà cả tỉnh Quảng Bình đang gồng mình chống chọi với cơn lũ.
“Đám cưới quê em mùa nước lũ!”
Vừa xem mà lòng vừa buồn vừa khóc nhưng lại vừa vui. Cảm giác người dân miền trung đã quá quen với những lần lũ đến. Không thể ngồi khóc không thể để thiên tai hoành hành. Người dân đã cố gắng lấy tinh thần cùng vui cùng hát cùng nhảy những điệu theo dòng nước lũ đang còn chảy xiết và còn dâng cao. Một ngày cưới không thể trọn vẹn thôi thì cứ vui cho con cái hạnh phúc sau này. Cha mẹ khổ vẫn vượt qua được thì các con cũng vươt qua được hết. Cố lên nhé bà con Lệ Thuỷ.
Đoạn clip cùng với những chia sẻ đầy xúc động, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút được hàng nghìn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Hầu hết đều cho rằng, dẫu đang phải gồng mình chống chọi với thiên tai nhưng người dân Quảng Bình vẫn lạc quan, không khuất phục trước những khó khăn mà mưa lũ đang mang lại.
Video đang HOT
Lạc quan hòa mình trong tiếng nhạc dù nước lũ còn dưới chân. (Ảnh cắt từ clip)
Một bạn chia sẻ: “Thể hiện ý chí kiên cường của quê hương Quảng Bình anh hùng trước sự khắc nghiệt của thiên tai”. Một bạn khác cũng bình luận: “Giữa cảnh nước lũ bao quanh mà bà con mình vẫn vẫn bật nhạc vui vẻ và hòa vào điệu nhạc, thể hiện tinh thần người Quảng Bình không bao giờ đầu hàng thiên tai”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn clip đã thu hút được hàng ngàn lượt like và bình luận.
Được biết, đám cưới này diễn ra tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vào trưa ngày 1/11 khi địa phương này đang trải qua trận lũ thứ 2 sau trận lũ lụt lịch sử cách đây 20 ngày. Toàn địa bàn xã nước lũ đã ngập sâu, tại thời điểm đám cưới diễn ra nước đang ngập đến đầu gối.
Hiện tại, nhiều địa phương tại Quảng Bình vẫn bị cô lập. (Ảnh Tiến Thành)
Hiện tại, mưa tại nhiều địa phương ở Quảng Bình đã ngớt, nước trên các sông phía thượng nguồn đang có xu hướng giảm xuống, nước lũ cũng bắt đầu rút chậm, tuy nhiên vẫn còn bao phủ nhiều làng mạc, nhiều xã ven sông Gianh và một số nơi vẫn đang bị cô lập, còn người dân thì vẫn căng mình chờ nước rút.
Tiến Thành
Theo Dantri
Nhiều xã miền núi Hà Tĩnh vẫn đang bị cô lập
Mặc dù mưa đã ngớt nhưng hiện nay nhiều xã miền núi của tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang bị chia cắt, ngập sâu.
Chiều tối 24/9, ông Hoàng Công Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cho biết, hiện tại nước lũ trên địa bàn đã rút nhưng chậm, một số tuyến đường chính của các xã Hà Linh, Phương Mỹ, Phương Điền, Phúc Đồng vẫn đang bị ngập sâu, người dân đang bị cô lập không thể đi lại được.
Dù mưa đã ngớt nhưng nhiều xã ở huyện Hương Khê vẫn bị ngập sâu như thế này
Ông Lý cũng cho biết, chính quyền đã chủ động thông báo cho người dân nên tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Hương Khê không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại nặng nề.
"Khoảng 800 ha lúa hè thu bị ảnh hưởng, hư hỏng, 70 ha ngô bị ngập nước, khoảng 300 ha bưởi Phúc Trạch bị ngập nước kéo dài, khả năng bị rụng quả là rất lớn", ông Lý cho biết.
Mưa lớn kéo dài cũng khiến nhiều tuyến đường giao thông, cầu cống bị xói lở, hư hỏng. Đặc biệt tại tuyến quốc lộ15A cũ bị sạt lở nghiêm trọng, mố cầu Trộ bị lũ cuốn trôi hoàn toàn.
Ông Lý cho biết: "Những ngày qua, nhiều trường học trên địa bàn đã phải cho học sinh nghỉ học. Nhiều vùng bị ngập nhưng vẫn chưa thể thống kê được mức thiệt hại, dự kiến phải mất 1 đến 2 ngày nữa nước ở các khu vực bị ngập mới có thể rút".
Xuân Sinh
Theo Dantri
Lũ rút, người dân tất tả dọn bùn L"Nước lũ về quá bất ngờ khiến chúng tôi không kịp trở tay, bao nhiêu tài sản, lương thực đều bị ướt hết, gia cầm cũng bị trôi theo nước...", chị Trần Thị Thường, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị buồn bã nói. Chiều 1/11, chúng tôi có mặt tại thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền - nơi được coi là...