Xúc động xem cháu ruột cụ đồ Vũ Đình Liên đóng phim
Nhà thư pháp Vũ Ngọc Kỳ (bút danh Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ), là cháu ruột của Nhà thơ, Nhà giáo Nhân dân Vũ Đình Liên.
Mùa đông vốn được biết đến như một thứ đặc sản vô hình của Hà Nội. Mùa đông Hà Nội khác với mùa đông ở sapa, cũng khác với mùa đông ở các tình ven biển miền bắc, và càng khác hơn nữa với chút se se lạnh nhẹ nhàng của miền Nam. Hà Nội vào đông luôn tạo cho con người một cảm giác mac mác buồn bởi cái vẻ trầm mặc của nó. Mùa đông cũng chính là mùa mà con người ta dễ có những cảm xúc mãnh liệt nhất, yêu thương thì ta yêu say đắm, còn cô đơn thì cô đơn đến tận cùng. Đã có biết bao tác phẩm văn học,âm nhạc và điện ảnh nói về mùa đông của Hà Nội, và bây giờ,trong cái không khí lạnh buốt của mùa đông,chúng ta một lần nữa lại thấy được không khí Đông về rất Hà Nội qua bộ phim ngắn: “ Những mùa đông khác”.
Những mùa đông khác là câu chuyện mà hoàn cảnh của nhân vật được bộc lộ qua những đôi giầy. Một đôi giầy cũ rách của người bố bán bong bay nghèo, một đôi guốc đỏ kiêu sa của cô con gái, và một đôi giầy da bóng lộn hào hoa của chàng trai. Những đôi giầy ấy khi được đặt cạnh nhau, khi thì cô đơn một mình, chúng đan xen lồng ghép với những số phận con người trong một câu chuyện dung dị, lãng đãng và cũng để lại nhiều cảm xúc nơi người xem.
Trong phim, ông lão bán bóng bay lách cách đạp chiếc xe tồi tàn trong những mùa đông lạnh giá ở Hà Nội. Gam mầu xám của mùa đông như có them chút sắc mầu với những chum bóng bay. Chùm bóng bay đầy mầu sắc tượng trưng cho tuổi thơ của cô con gái xa nhà của ông. Chùm bóng chính là nơi cất giữ những tình cảm và ký ức của ông về đứa con gái bé bỏng để rồi đến cuối phim, khi cô con gái đã đi lấy chồng,người cha già đã thả chum bóng bay lên trời, như chấp nhận thả đi tuổi thơ, chấp nhận sự trưởng thành của con gái và “để gió cuốn đi” hết những phiền muộn trong long. Chùm bóng cũng là sự tượng trưng của những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp đang chờ người con ở phía trước.
Video đang HOT
“Khi người cha cho con, cha con cùng cười, khi người con cho cha, cha con cùng khóc” đó cũng chính là câu châm ngôn mở đầu phim. Tuy nhiên bản thân bộ phim lại diễn ra ngược lại như vậy. Cô con gái vẫn hằng tháng gửi tiền cho người cha nhưng ông lão không hề động đến mà để dành, cất giữ kỹ càng để rồi sau này khi cô lấy chồng,với bản chất quan tâm lo lắng chu đáo của người bố, ông đã gửi lại cho cô toàn bộ số tiền thay cho của hồi môn,và đó cũng chính là lúc mà cô càng hiểu rõ them được tình cảm lớn lao của người cha già,cũng chính lúc đó,trong cô hiện ra những suy nghĩ,những ước ao được quay ngược trở lại thời gian,được trở về bên người cha yêu dấu nhưng không được nữa rồi! dòng đời vẫn chảy trôi,chỉ có tình yêu thương là vĩnh cửu,hai đôi giầy giờ chỉ còn một,người cha lại cô đơn một mình,và dường như ông cũng hiểu được qui luật của cuộc sống,không thể mãi giữ đứa con bên mình được,vậy là ông đã thả đi chum bóng bay,cũng chính để giải thoát cho bản than,chấp nhận cuộc sống mới của con và mong cho con có một cuộc sống hạnh phúc,
Những người yêu mến và sành chơi thư pháp đều biết đến danh thơm của thầy Hương nam Trần Đức Cảnh – một nhà Hán học uyên thâm đã dày công đào tạo nhiều thế hệ ông đồ. Một trong số học trò giỏi của Thầy Trần Đức Cảnh là môn sinh Vũ Ngọc Kỳ (bút danh Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ), là cháu ruột của Nhà thơ, Nhà giáo Nhân dân Vũ Đình Liên. Ông đồ Vũ Ngọc Kỳ cho biết: “Để viết được thành công một bức thư pháp thì người viết phải am tường về mỗi con chữ, về ý nghĩa sâu sắc của từng con chữ với cuộc đời, cách ứng nhân xử thế, về triết lý nhân sinh… và để viết chữ tâm đắc, phải có thời gian ngẫm nghĩ, để khi tâm hồn thư thái, đốt trầm thơm, thưởng trà, thưởng rượu rồi mới vận bút trên giấy gửi gắm cả tâm hồn mình vào hình và nét chữ, những chữ ấy bao giờ cũng có thần”.
Tết Nhâm Thìn năm nay rất đặc biệt – năm con Rồng, theo quan niệm truyền thống, linh vật Rồng tượng trưng cho sự may mắn và tinh thông nhất trong 12 con giáp. Rồng là biểu tượng của danh dự, quyền lực và sự lỗi lạc, nó cũng còn mang hàm nghĩa là “con trời”. Bởi vậy, rất nhiều bậc cha mẹ mong muốn sinh con trai và xin thầy đặt tên cho con mình thật hay, thật đẹp để cho thỏa tâm nguyện lớn lao của bậc sinh thành.
Ông đồ Vũ Ngọc Kỳ, theo nghiệp viết thư pháp không vì mục đích kiếm kế sinh nhai, mà để thỏa mãn miềm đam mê thư pháp – một thú chơi tao nhã, vừa rèn luyện trí lực để răn mình, vừa làm đẹp cho đời. Bởi vậy, đã thành nếp quen, năm nào cũng vậy, cứ độ trung tuần tháng Chạp, ông đồ Kỳ lại chuẩn bị bút nghiên, giấy, mực… đến đúng vị trí “sạp hàng” ở Phố Ông Đồ trên hè của phố Văn Miếu để thể hiện niềm đam mê cháy bỏng của mình. Với bút danh Nam Phương – Ông đồ Vũ Ngọc Kỳ mong muốn đem hương thơm của Trời Nam đến với những người yêu thư pháp, yêu thơ và yêu chữ cùng gặp gỡ, trò chuyện và thưởng lãm. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều người biết ông đồ Kỳ là cháu ruột Cụ Vũ Đình Liên nên tìm đến tận nơi, hỏi đúng người mới ngỏ lời xin chữ để cầu tài, cầu phúc, lấy may đầu Xuân. Bài thơ Ông đồ của người bác dường như “vận” vào cuộc đời ông. Vũ Ngọc Kỳ đã họa lại bài thơ Ông đồ để ngợi ca mùa xuân của đất nước và cung kính tưởng nhớ bậc tiền nhân danh tiếng một thời.” – trích blog nhà thơ vũ trọng tạo.
Hà Nguyên
Theo VNN
Hàng nghìn người thi viết chữ
Có hơn 3.000 nhà thư pháp Nhật Bản đủ mọi độ tuổi tham dự cuộc thi vẽ tranh và viết thư pháp.
Nội dung viết chữ được tùy chọn. Ảnh: Xinhua.
Theo Chinadaily, đây là cuộc thi được tổ chức để chào đón Tết nguyên đán đang tới gần. Không chỉ có những người lớn tuổi yêu thích cuộc thi mà có rất nhiều em bé đam mê viết chữ tới đây tranh tài. Giải thưởng sẽ công bố vào tháng hai tới. Khác với những cuộc thi khác, ban giám khảo sẽ chọn ra nhiều người đoạt giải.
Em bé với khẩu hiệu "Quyết thắng" buộc trên đầu. Ảnh: Xinhua.
Những người vẽ tranh và viết chữ đẹp được chọn sẽ tiếp tục tham gia sự kiện viết chữ thư pháp lớn hơn, quy tụ 11.000 người ở khắp nơi trên nước Nhật. Giải thưởng chung cuộc sẽ do Thủ tướng trao tặng và được đem đi triển lãm ở nhiều tỉnh, thành phố.
Thí sinh nhỏ tuổi chăm chú viết chữ. Ảnh: Xinhua.
Tất cả thí sinh giơ cao những dòng chữ của mình. Ảnh: Xinhua.
Linh Phạm
Theo ngôi sao
Vì sao anh khóc? Anh làm công nhân bốc xếp, lương tháng ba triệu đồng đưa hết cho vợ. Tiền bồi dưỡng của chủ hàng, anh giấu để nhậu, cà phê, thuốc lá xã giao với bạn bè. Anh tự hào vợ anh rất tiện tặn để nuôi con ăn học, không chưng diện, không "tám" với hàng xóm, chỉ có điều chị luôn cằn nhằn anh...