Xúc động với khoảnh khắc cụ ông rơi nước mắt khi nhận phần cơm miễn phí từ ca sĩ Sĩ Luân và hàng cơm di động đầu tiên tại Sài Gòn
Chủ quán quyết tâm kiếm lời cả triệu… niềm vui khi được chia sẻ với những người đang gặp khó khăn mặc cho tiền bạc thì lỗ một mớ cũng kha khá.
Có thể nói kể từ khi bắt đầu tiến hành cách ly toàn xã hội cho đến nay thì tại Sài Gòn đã có không ít các địa điểm đứng ra tổ chức nấu cơm, phát gạo hay hỗ trợ thực phẩm cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên khắp địa bàn thành phố với bao nhiêu ý tưởng mới lạ, sáng tạo như: cây ATM gạo, cửa hàng 0 đồng, tiệm tạp hóa miễn phí,… đều nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.
Tuy nhiên mới đây một nhà hàng tại quận Bình Thạnh, TP.HCM đã sáng tạo thêm hình thức mới đó chính là “ tiệm cơm dã chiến 0 đồng” và “hàng cơm di động” với nhiều xe cơm được vận chuyển đi khắp nơi trong thành phố để phát trực tiếp đến những ai cần đến nó.
Đây là ý tưởng của anh Khởi – chủ quán, anh muốn thay vì kêu gọi mọi người tới thì mình vốn có sẵn nhân lực lẫn phương tiện thì mỗi người chung một cánh tay, góp sức mang tới tận nơi cho người cần. Bởi anh biết đối với họ, việc online hay nắm bắt thông tin từ mạng xã hội là việc rất khó nên anh quyết định “tự thân vận động” đến tận các khu xóm trọ nghèo, bệnh viện,… hoặc trên đường gặp cô chú xe ôm, người buôn bán vất vả thì mọi người cũng sẵn sàng dừng lại để chia sẻ ngay lập tức.
Các phần cơm được nấu rất chăm chút và kỹ lưỡng với đầy đủ món từ canh rau đến thịt kho hột vịt vốn là những món dễ ăn cho người lớn lẫn các em bé nhỏ.
Hàng trăm túi cơm sau khi chuẩn bị xong được phân phát vào các thùng xe di động lẫn hàng cơm dã chiến tại chỗ.
Hai xe cơm bắt đầu di chuyển tìm đến các khu xóm trọ nghèo, bệnh viện hoặc trên dọc đường nhìn thấy ai cần các anh sẽ lập tức chia sẻ.
Video đang HOT
Những bác xe ôm, chị em lao động đang mất việc làm và cả thân nhân ở tỉnh đang chăm sóc người thân tại bệnh viện đã lần lượt đến nhận cơm của nhóm.
Ngày đầu tiên “ra quân” có vẻ rất khả quan, đã có cả trăm phần cơm được gửi đến mọi người chỉ trong vài giờ của buổi sáng. Có người thì đến tận nơi để lấy, số đông khác thì nhận qua hàng cơm di động.
Điểm cơm dã chiến phân phát theo lượt và giữ khoảng cách an toàn cho mỗi người.
Đặc biệt ca sĩ Sĩ Luân vốn là bạn của anh Khởi nên khi nhận được thông tin anh cũng đã chung tay ủng hộ, còn trực tiếp tham gia phân phát đến bà con. Vô tình anh đã gặp một cụ ông đang kiếm sống bằng nghề buôn bán ve chai, sau khi nhận phần cơm từ tay anh ông đã ngay lập tức bần thần cả người rồi chợt bật khóc. Ông tâm sự: “Chỉ là hộp cơm nhưng tôi xúc động quá, mấy ngày nay tôi đẩy xe đi khắp nơi nhưng chẳng buôn bán được gì”. Đây thật sự là khoảnh khắc đã khiến các thành viên trong đội cơm di động sáng nay không khỏi xúc động và lấy làm động lực để tiếp tục công việc ý nghĩa của mình vào những ngày sắp tới.
Ca sĩ Sĩ Luân trực tiếp đi phát cơm và vô tình gặp chú ở trên đường.
Sau khi cầm hộp cơm từ tay Sĩ Luân, ông đã khá bối rối rồi thẫn thờ đi một chút
Và cuối cùng ông đã không thể kiềm được nước mắt vì điều tốt đẹp không tưởng mà mình vừa nhận được.
Những nụ cười, niềm vui và cả giọt nước mắt là nguồn động lực rất lớn cho các thành viên để họ tiếp tục làm điều tử tế.
Được biết “hàng cơm di động” và “tiệm cơm dã chiến” sẽ hoạt động liên tục từ thứ 2 đến thứ 6, 10h30 – 12h là thời gian bắt đầu phát cơm.
NM; Ảnh: Andy Tran
Sau chỉ thị cách ly toàn xã hội, người dân tập thể dục ngay dưới lòng đường
Sau khi hàng loạt công viên tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, người dân Hà Nội chuyển sang tập thể dục trên vỉa hè và dưới lòng đường. Trong khi đó người dân Sài Gòn đi dạo, chạy bộ khi toàn bộ các thiết bị tập tạm thời "đóng băng".
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 1.4 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, lực lượng chức năng túc trực nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, không tụ tập và không tập thể dục tại khu vực này. Nhiều người sau đó đã "chuyển hướng" xuống chạy bộ ngay dưới lòng đường.
Một số khác trượt patin ngay tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Lực lượng chức năng tuýt còi nhắc nhở bất cứ trường hợp nào đi thể dục trên vỉa hè sát hồ Gươm.
Nhiều người sau khi được nhắc nhở đã chuyển xuống đi bộ ngay dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng hoặc vỉa hè khu vực đối diện.
Tại công viên Indira Gandhi (Thành Công, Ba Đình), người dân đá cầu, tập thể dục ngay tại cổng công viên. Ảnh: Hải Nguyễn
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại khu vực công viên Cầu Giấy.
Sau khi công viên Cầu Giấy "kín cổng cao tường", nhiều người dân chuyển sang tập thể dục bên ngoài cổng công viên. Một số khác chạy bộ, đá cầu trên vỉa hè ngoài công viên.
Từ ngày 26.3, người dân TPHCM có thể đi dạo, chạy bộ nhưng không được sử dụng các máy tập tại các công viên để hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Trong hình là một gia đình đi bộ trên vỉa vè đường Trương Định (Quận 3, TPHCM) ngày 1.4.
Tuy nhiên, một số người dân "quên đeo khẩu trang" khi tập thể dục. Hình ảnh ghi nhận sáng 1.4 tại công viên Tao Đàn (Quận 1, TPHCM). Khi được hỏi, người dân thường giải thích khi đeo khẩu trang tập luyện được một thời gian sẽ khó chịu nên sẽ tháo ra vì mình tập ở chỗ vắng người.
Trước đó, Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1.4 để phòng, chống dịch COVID-19. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
HẢI NGUYỄN - PHAN ANH - HOÀI ANH - HÀ PHƯƠNG
"Cây ATM gạo" cho người nghèo tại chùa Vĩnh Xương Trong mấy ngày qua, bắt đầu từ 8g đến 11g hàng ngày, nhiều bà con nghèo trên địa bàn Q.3 (TP.HCM) đều đến xếp hàng nhận gạo từ "cây ATM gạo" tại chùa Vĩnh Xương (179 Trần Văn Đang, P.11). Máy hoạt động từ 8 - 11g hàng ngày từ ngày 13 đến 30-4 Thông tin đến PV Báo Giác Ngộ, NS.Thích nữ...