Xúc động tình cảm của vợ chồng già bị Covid, lúc nào cũng nghĩ về nhau
Mới đây, trên trang cá nhân của một bác sĩ thuộc Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã đăng tải câu chuyện đặc biệt khiến nhiều người xúc động. Bài viết kể về một cặp vợ chồng mắc Covid-19 nặng mà vị bác sĩ này đang điều trị.
Chi tiết khiến bất kỳ ai cũng phải nghẹn ngào chính là việc người vợ dù đang bị suy hô hấp nặng, phải chỉ định can thiệp nội khí quản gấp nhưng vẫn cố gắng gượng dậy, xin bác sĩ nhường máy thở cho chồng mình.
Một buồng bệnh thuộc Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Lao Động)
Theo Vietnamnet, cặp vợ chồng được nhắc đến trong câu chuyện là bà T.T.H (71 tuổi) và ông T.N.L (72 tuổi), ở xã Liên Minh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cả hai đều là những ca Covid-19 có chuyển biến bệnh nặng, phải chuyển vào điều trị tại buồng bệnh Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Do tuổi cao, khi nhập viện tình trạng đã nặng nên qua nhiều ngày hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, cả hai người đều có dấu hiệu xấu đi, bà phải can thiệp đặt ống thở máy.
Tuy nhiên, khi các bác sĩ đang giải thích về máy thở, bà lại chẳng màng sức khoẻ bản thân, cố gắng gượng dậy nói: ” Nếu thiếu máy thở, tôi xin nhường cho ông ấy” . Ngay khi nghe được câu nói ấy, các bác sĩ đã không khỏi nghẹn ngào. Anh bày tỏ: ” Người phụ nữ đến cuối cùng vẫn chọn cách hy sinh cho gia đình, hy sinh cho chồng. Dù não bà có đang thiếu oxy, dù bà có đang thở “không ra hơi”, thì bà vẫn thều thào nói với chúng tôi vậy.”
Dù đã giải thích cho bà hiểu tình trạng của ông chưa cần can thiệp ngay, nhưng bà vẫn rất lo lắng cho chồng. Vì vậy, các bác sĩ đã nhẹ nhàng chỉ cho bà thấy chồng của mình và nói: ” Bà yên tâm! Chúng cháu không thiếu bà ạ. Chúng cháu sẽ cứu cả hai ông bà”. Nhờ câu nói đó, bà H mới an tâm điều trị.
Các y bác sĩ đang tích cực điều trị cho hai ông bà. (Ảnh: Vietnamnet)
Cũng theo nguồn tin trên, ban đầu, bà H và ông L điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tuy nhiên, đến ngày 2/8, bà H đã phải chuyển tuyến lên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương do chuyển biến bệnh nặng. Dù đã được các bác sĩ tại đây hết lòng điều trị, song diễn biến bệnh của bà ngày một xấu hơn, cơ thể thiếu oxy, phổi cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Đến tối ngày 6/8, ông L cũng đã được chuyển từ y tế địa phương lên bệnh viện do dấu hiệu khó thở tăng nặng. Cùng ngày, các bác sĩ chỉ định đặt ống nội khí quản cho bà H thở máy nhằm hỗ trợ sự sống. Lúc này, dù chỉ giữ được chút tỉnh táo hiếm hoi, bà H vẫn không ngừng lo lắng cho chồng.
2 ngày sau, ông L cũng phải đặt ống nội khí quản. Rất may, nhờ sự tận tình của các y bác sĩ, cặp vợ chồng này đều đáp ứng máy thở và có tiến triển tốt. Đến ngày 12/8, cả hai được chuyển sang thở oxy. Vài tiếng sau đó, ông L đã tỉnh lại. Khi được hỏi ông có điều gì muốn nhắn nhủ với bà không, ông cố gắng thều thào nhưng do cổ họng bị ảnh hưởng nên không thể nói.
Cuối cùng, ông cố run rẩy viết ra những dòng chữ đầy yêu thương gửi đến vợ: ” 71 năm. Hai đứa cưới nhau, chưa giúp đỡ nhau được gì. Nay ai còn ai mất, người ở lại phải có trách nhiệm. Em ơi cố lên”. Viết xong, ông lặng lẽ nhìn bà, nước mắt lăn dài trên má. Bức thư này cũng đã được nữ điều dưỡng đọc cho bà H nghe. Dù còn đang mê man nhưng khi nghe nữ điều dưỡng đọc xong, nước mắt bà nhẹ nhàng rơi xuống. Hình ảnh ấy đã khắc sâu vào trái tim của biết bao y bác sĩ có mặt trong phòng bệnh.
Bức thư đầy ắp yêu thương của ông L gửi cho vợ. (Ảnh: Gia Đình và Pháp Luật)
Hiện tại, sau một thời gian chiến đấu với Covid-19, cả hai ông bà đều đã dần hồi phục sức khoẻ. Hai chiếc giường bệnh tuy chỉ cách nhau vài mét, nhưng ông bà vẫn luôn hướng về nhau. Thỉnh thoảng, ông L còn cố gượng dậy hỏi bác sĩ xem nên thăm khám, chăm sóc bà ra sao. Có lẽ, điều ông mong nhất hiện nay chính là bản thân sớm khoẻ lại, để có thể ở bên hỗ trợ vợ.
Video đang HOT
Còn đối với các y bác sĩ, việc cả hai ông bà đều may mắn vượt qua cơn nguy kịch chính là niềm hạnh phúc to lớn. Vị bác sĩ đăng bài viết bày tỏ: “Theo dõi, chăm sóc người bệnh thời gian rất dài, chúng tôi thay đổi tâm trạng theo từng tiến triển của bệnh nhân, thấy diễn tiến tốt lên một chút đã mừng lắm. Nhất là khi chứng kiến bệnh nhân lên xe cấp cứu, được trở về nhà, với chúng tôi là sự động viên lớn nhất” .
Y bác sĩ vui mừng tiễn bệnh nhân Covid-19 xuất viện. (Ảnh: Vietnamnet)
Không chỉ cùng nhau chống lại Covid-19, nhiều cặp vợ chồng hiện nay còn tình nguyện tham gia vào công tác phòng dịch. Điển hình như hai vợ chồng chị N.V.N.T (sinh năm 1999, sinh viên Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, TP.HCM). Theo Tuổi trẻ đưa tin, vợ chồng chị T chỉ mới có em bé được hơn 1 năm, thế nhưng ngay khi nghe tin kêu gọi, cả hai đã không ngần ngại lên đường, chung tay bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Kể từ ngày đi chống dịch, cặp đôi không trở về nhà do sợ ảnh hưởng đến người thân. Chị T bày tỏ: “Mình cũng xót con lắm chứ. Một phần bé còn nhỏ phải xa ba mẹ, một phần là mọi người ai cũng sợ dịch. Mình cũng sợ thì ai sẽ đi chống dịch, nên là dù thế nào vẫn quyết tâm lên đường.”
Còn về phía chồng chị T, anh cho biết mình đi theo vì sợ nếu vợ có khó khăn gì thì không ai chăm sóc: ” Vợ đi đâu là có chồng đi theo đó, cùng tác chiến trên mọi mặt trận”.
Được biết, mỗi ngày chị T sẽ lấy mẫu xét nghiệm cho bà con, còn chồng hỗ trợ xử lý mẫu bệnh phẩm và đọc kết quả tại phường Tân Tạo, Q.Bình Tân. Cả hai luôn giúp đỡ nhau mỗi khi đối phương gặp khó khăn, vất vả.
Chị T cùng chồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho bà con. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Có thể nói gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất của mỗi người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ cần có gia đình, chúng ta sẽ như được tiếp thêm sức mạnh, cố gắng vượt qua bao khó khăn, vất vả, ngay cả ở cuộc chiến chống lại Covid-19.
Cụ bà 71 tuổi mắc Covid-19 ở Hà Nội xin nhường máy thở cho chồng
Trong tình trạng suy hô hấp nặng, phải chỉ định can thiệp nội khí quản gấp, bà Hạnh vẫn cố gượng dậy, thều thào xin bác sĩ nhường máy thở cho người chồng.
Trên trang cá nhân, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương kể lại câu chuyện xúc động về cặp vợ chồng bệnh nhân Covid-19 nặng mà anh và các đồng nghiệp đang điều trị.
"Nếu thiếu máy thở, tôi xin nhường cho ông ấy.
Người phụ nữ đến cuối cùng vẫn chọn cách hy sinh cho gia đình, hy sinh cho chồng. Dù não bà có đang thiếu oxy, dù bà có đang thở "không ra hơi", thì bà vẫn thều thào nói với chúng tôi vậy.
Covid-19 thường có yếu tố gia đình. Một người bị là cả nhà bị. Gia đình ông bà cũng không ngoại lệ và cùng vào viện trong bệnh cảnh rất nặng. Qua những ngày hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, tình trạng của ông bà đều xấu đi và bà có chỉ định can thiệp đặt ống thở máy.
Sau khi giải thích cho bà rằng can thiệp này giúp đảm bảo mức oxy cho cơ thể, bà nghĩ ngay đến việc sẽ nhường lại cho ông. Chúng tôi phải cố giải thích rằng mỗi bệnh nhân cần một cách tiếp cận điều trị khác nhau và oxy cũng giống như việc dùng thuốc, cần đúng liều lượng, đúng thời gian, không nhiều quá mà cũng không ít quá. Trường hợp của ông nên tiếp tục theo dõi chứ không cần can thiệp ngay như bà.
Có vẻ bà chưa được thuyết phục vì điều đó. Chúng tôi đành chỉ cho bà nhìn về nơi góc phòng máy. "Bà yên tâm! Chúng cháu không thiếu bà ạ. Chúng cháu sẽ cứu cả hai ông bà". Thoáng chốc, tôi thấy sự an tâm trên nét mặt của bà..."
Buồng bệnh tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Chia sẻ với VietNamNet , bác sĩ Thiệu cho biết, nhân vật chính trong câu chuyện là bà Trần Thị Hạnh (71 tuổi), cùng chồng là ông Trần Ngọc Linh (72 tuổi), ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hai ông bà được phát hiện dương tính SARS-CoV-2 hôm 26/7, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Đến ngày 2/8, bà Hạnh chuyển nặng, phải chuyển tuyến lên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Diễn tiến của bệnh nhân xấu hơn trong những ngày tiếp theo, đáp ứng oxy không đủ, hình ảnh tổn thương phối rất nhiều.
Chiều tối 6/8, các bác sĩ đưa ra chỉ định đặt ống nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy. Bà Hạnh khi ấy vẫn còn tỉnh táo, được giải thích kỹ về lý do cần can thiệp và những tình huống có thể xảy ra.
Bà vội hướng mắt về phía người chồng đang nằm cùng phòng điều trị. Trước đó vài tiếng, ông Linh cũng được chuyển từ y tế địa phương lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương do tình trạng khó thở tăng nặng.
"Xin bác sĩ nhường cho chồng tôi thở máy. Tôi thấy vẫn khỏe nên chưa cần đến", câu nói của bà Hạnh khiến bác sĩ Thiệu hơi sững người.
"Có thể vì nhìn thấy một số bệnh nhân diễn tiến nặng lên hoặc nhẹ đi được chuyển sang khoa phòng khác, bà nghĩ rằng phải có người không dùng nữa mới đến lượt mình, nghĩ trang thiết bị đang thiếu thốn nên muốn nhường điều tốt này lại cho ông. Khi chúng tôi giải thích ở đây không thiếu máy thở và chỉ định này cần thiết cho bà, chưa cần với ông, bà mới an tâm hơn để bắt đầu can thiệp", bác sĩ Thiệu kể.
2 ngày sau, ông Linh cũng tổn thương phổi nặng hơn, buộc phải chỉ định đặt ống nội khí quản. May mắn, ông bà đều đáp ứng máy thở và tiến triển tốt. Đến ngày 12/8, họ cùng được rút ống nội khí quản, chuyển thở oxy.
Bà Hạnh (bên trái)cùng chồng được các y bác sĩ Khoa Cấp cứu thăm khám, chăm sóc
Do phải dùng thuốc an thần lâu ngày hơn, bà Hạnh đến nay vẫn ở trạng thái kích thích mê man, chưa hoàn toàn tỉnh táo. Còn ông Linh đã tỉnh lại ngay sau khi cai máy vài tiếng.
Tối 12/8, khi đang chăm sóc cho ông, nữ điều dưỡng hỏi: "Ông có điều gì muốn nhắn nhủ với bà không, để chúng cháu giúp". Ông Linh thều thào, cố gắng nói nhưng không rõ tiếng. Cổ họng ông bị ảnh hưởng sau thời gian can thiệp thanh quản. Nữ điều dưỡng vội đưa cho ông một tờ giấy và chiếc bút.
Tay vẫn còn run rẩy, ông Linh chậm rãi viết từng dòng chữ: "71 năm. Hai đứa cưới nhau, chưa giúp đỡ nhau được gì. Nay ai còn ai mất, người ở lại phải có trách nhiệm. Em ơi cố lên".
"Khi nhìn sang giường bà ở phía bên cạnh, nước mắt ông lăn dài trên má. Có lẽ, vì bà vẫn chưa tỉnh, ông nghĩ bà không qua được", bác sĩ Thiệu kể.
Bức thư sau đó được nữ điều dưỡng mang đến bên giường bệnh, đọc cho bà Hạnh nghe. "Bà vẫn nằm mê man, nhưng khi nghe điều dưỡng đọc xong bỗng chảy nước mắt. Hình ảnh ấy khiến chúng tôi rất xúc động", bác sĩ Thiệu nhớ lại.
Bức thư người chồng gửi cho vợ
Hiện giai đoạn nặng nhất đã đi qua, cả ông Linh, bà Hạnh đều đang dần hồi phục. Gần đây, ông cũng hiểu được điều này nên an tâm hơn. Hai chiếc giường bệnh cách nhau vài mét, thi thoảng, ông lại cố ngoảnh dậy để xem các y bác sĩ thăm khám, chăm sóc cho bà ra sao.
"Ông có vẻ rất nóng lòng muốn được phụ chăm sóc cho bà. Nhưng vì sức khỏe chưa cho phép, bệnh nhân vẫn đang thở oxy nên không thể bước ra khỏi giường", anh Thiệu nói.
Làm ở đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, anh Thiệu và các đồng nghiệp đã nhiều lần chứng kiến cảnh những gia đình "người đi, người ở". Thậm chí, có gia đình 3 người cùng nhập viện nhưng chỉ 1 người được khỏe mạnh trở về. Bởi thế, việc cả ông Linh, bà Hạnh đều vượt qua "cửa tử", có cơ hội đoàn tụ cùng nhau là niềm hạnh phúc rất lớn với các y bác sĩ.
"Theo dõi, chăm sóc người bệnh thời gian rất dài, chúng tôi thay đổi tâm trạng theo từng tiến triển của bệnh nhân, thấy diễn tiến tốt lên một chút đã mừng lắm. Nhất là khi chứng kiến bệnh nhân lên xe cấp cứu, được trở về nhà, với chúng tôi là sự động viên lớn nhất", bác sĩ Thiệu tâm sự.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn? Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người nghĩ bị sốt mới sinh kháng thể, điều này liệu có đúng? Theo BS.CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phản ứng của mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Do đó, sốt hay không sốt sau...