Xúc động thăm nơi an nghỉ của thân phụ Bác Hồ
Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo ghi ơn nhà nho yêu nước – thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tượng đài cụ Nguyễn Sinh Sắc ở khu di tích.
Vào những năm cuối đời, Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh sống và làm nghề dạy học, bốc thuốc tại làng Hòa An, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1929, Cụ qua đời và được an táng tại đây. Sau năm 1975, nơi an nghỉ của Cụ được xây dựng thành một khu di tích với tổng diện tích 3,6 ha. Ảnh: Đền thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích.
Trung tâm của khu di tích là ngôi mộ Cụ Phó bảng. Mộ quay về hướng Đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước.
Mộ phần được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trước mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát.
Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp.
Video đang HOT
Cách lăng mộ không xa là đền thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi đền có kiến trúc giản dị nhưng toát lên vẻ trang nghiêm.
Rời lăng mộ và đền thờ Cụ Phó bảng, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm.
Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.
Tượng Cụ Phó bảng trong nhà lưu niệm.
Trong khuôn viên khu di tích còn có nhà sàn Bác Hồ bên ao cá, phục dựng theo nguyên mẫu công trình ở Hà Nội.
Một phần của làng Hòa An xưa được lưu giữ với khung cảnh sông nước đặc trưng của một vùng quê Đồng Tháp.
Nhiều ngôi nhà gắn với quãng thời gian sinh sống của Cụ Phó bảng ở làng An Hòa được phục dựng theo tỉ lệ 1/1.
Cảnh sinh hoạt, lao động của người dân làng An Hòa xưa được tái hiện rất sinh động.
Theo_Kiến Thức
Khánh thành Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê
Sáng nay, 23.5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê (thôn Thượng Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn).
Cắt băng khánh thành Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: Hoàng Trọng
Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc là quần thể kiến trúc được xây dựng trên mặt bằng hơn 2,6 ha, tổng vốn đầu tư gần 73 tỉ đồng.
Trung tâm Khu tưởng niệm là Đền thờ Nguyễn Sinh Sắc. Trước mặt và hai bên đền là nhà lưu niệm, nhà Huyện đường Bình Khê phục chế (theo hình thức kiến trúc Bình Định trong những năm đầu thế kỷ 20), nhà bia di tích, nhà tiếp khách và bán hàng lưu niệm, nhà vọng cảnh, cột cờ, hồ sen...
Lớp học của nhà nho Hoàng Xuân Đường, khi chưa được nhận vào học, Nguyễn Sinh Sắc thường đứng ngoài cửa sổ để nghe thầy giảng bài (cụm tượng được trưng bày trong khu Nhà lưu niệm) - Ảnh: Hoàng Trọng
Nội dung trưng bày nội thất Nhà lưu niệm gồm hai chủ đề chính: Phần chủ đề về "Nguyễn Sinh Sắc, thân thế cuộc đời và sự nghiệp" chiếm 70%, còn lại là chủ đề "Nguyễn Tất Thành với Bình Định".
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định, cả nước có 4 địa phương, gồm: Nghệ An, Huế, Bình Định và Đồng Tháp liên quan đến cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, được xây dựng Nhà lưu niệm và lưu giữ những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Tượng gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc được trưng bày trong khu Nhà lưu niệm - Ảnh: Hoàng Trọng
Tháng 5.1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được triều đình Huế phái sung vào Ban chấm thi Hương tại trường thi Bình Định. Sau đó, cụ được bổ nhiệm làm Tri huyện Bình Khê vào tháng 7.1909.
Hai người con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định. Nguyễn Tất Đạt ở với cha tại Huyện đường Bình Khê, Nguyễn Tất Thành được gửi ở nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ tại Quy Nhơn để học tiếng Pháp.
Khi giữ chức Tri huyện Bình Khê, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đứng về phía nhân dân, tìm cách bênh vực người nghèo, giúp đỡ người yêu nước, xử lý nghiêm khắc bọn cường hào ức hiếp dân lành.
Tháng 1.1910, cụ bị vu tội "lạm quyền" dẫn đến cái chết của một điền chủ và bị triều đình Huế triệu về kinh cách chức. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành theo lời cha dặn, không về Huế mà tiếp tục dấn thân vào con đường tìm đường cứu nước, cứu dân.
Đền thờ Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: Hoàng Trọng
Sau đó, cụ Nguyễn Sinh Sắc rời Huế vào Nam Bộ sống bằng nghề bốc thuốc và dạy học. Cụ qua đời tại tỉnh Đồng Tháp vào tháng 11.1929.
"Di tích Huyện đường Bình Khê là nơi lưu niệm về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và phản ánh một sự kiện quan trọng: bước đầu hình thành nhân sinh quan và thế giới quan của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên bước đường tìm đường giải phóng dân tộc. Việc quy hoạch xây dựng, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê có ý nghĩa to lớn đối với thế hệ hôm nay và mai sau về tấm gương cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà nho yêu nước, tận tụy vì dân và về Chủ tịch Hồ Chí Minh -một đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và là danh nhân văn hóa của thế giới", ông Dũng nói.
Hoàng Trọng
Theo Thanhnien
Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời Tại làng Hoàng Trù có một ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng đặc biệt, đó là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời. Tại làng Hoàng Trù có một ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng đặc biệt, đó là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam...