Xúc động nhật ký phong tỏa bệnh viện của Bác sĩ làm quen với “cuộc sống 4 mới”
“…Đã 4 ngày trôi qua, chúng tôi và những bệnh nhân thân thương của chúng tôi vẫn sống tốt và sống khoẻ; tuổi thọ của Cô Vy chắc chắn sẽ rất ngắn ngủi khi tất cả chúng tôi đều quen dần với “cuộc sống 4 mới”…” – nhật ký của bác sĩ Đặng Văn Trí trong những ngày sống cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
Ngày 29-7, bác sĩ Đặng Văn Trí (công tác tại Bệnh viện C Đà Nẵng) cho biết mình và mọi người bên trong Bệnh viện C đều đang sống tốt. Qua điện thoại, bác sĩ Trí thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng “đội quân SARS-CoV-2. Bác sĩ cũng không quên cảm ơn tình cảm của cộng đồng, cảm ơn sự hỗ trợ của mọi người đã hướng về TP Đà Nẵng những ngày qua.
Y bác sĩ tập quen cuộc sống mới bên trong bức tường cách ly
Báo Người Lao Động đăng tải lại “Nhật ký phong tỏa bệnh viện” của bác sĩ Đặng Văn Trí:
NHẬT KÝ PHONG TOẢ BỆNH VIỆN – Ngày thứ tư
Vậy là thời khắc 0 giờ 00 ngày 28-7-2020 đã đi vào lịch sử của Đà Nẵng khi lần đầu tiên thực hiện lệnh phong toả 3 bệnh viện lớn tại Thành phố. Ai cũng hỏi, chúng tôi sống như thế nào phía bên trong 4 tường rào bệnh viện đã thực hiện phong toả?
Đã 4 ngày đi qua, kể từ khi chúng tôi nhận được 3 chìa khoá và khi cả 3 cổng vào Bệnh viện đều đóng lại; dẫu biết là “tạm thời” nhưng tất cả đều chạnh lòng; dẫu biết là tình cảm ngoài cộng đồng vẫn dành thật nhiều cho chúng tôi nhưng tất cả đều lưu luyến. Bởi, những ngày tới đây, mẹ xa con, vợ xa chồng, những tình cảm ruột rà máu mủ sẽ tạm ngưng đọng lại, mang theo cái nhớ da diết khó tả,. Và, tất cả chúng tôi đều sống “cuộc sống 4 mới” để hoàn thành thiên chức thiêng liêng của các thầy thuốc là đánh thắng đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Đầu tiên là “cách sống và làm việc mới”: Tất cả chúng tôi đều làm việc gần như là 24/24 và liên tục để sắp đặt và tái thiết lại môi trường làm việc mới khi chúng tôi làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn; đôi lúc cảm thấy “mất nhịp sinh học” và thoáng quên thứ ngày – nhất là cuối tuần vừa rồi, hầu như chẳng ai để ý như thường nhật đó là dịp weekend của gia đình – tất cả đều lao vào công việc; với những bữa ăn quá bữa và những bữa ăn vội vàng. Tất cả cũng vì để bệnh nhân của chúng tôi bình yên hơn, an tâm hơn, tin tưởng hơn và ít xáo trộn cuộc sống hơn so với khi chưa phong toả. Cuối cùng, đến hôm nay, chúng tôi đã làm được điều đó. Một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của các thầy thuốc!
Thứ nữa là “sự quan tâm và chia sẻ mới”: Tất cả chúng tôi, và những bệnh nhân của chúng tôi, ngày thường vẫn là những con người đó, những gương mặt đó, những công việc đó. Nhưng những ngày này, ai cũng dành sự quan tâm chia sẻ cho nhau, thứ tình cảm giữa người với người cảm giác gần gũi thân thương. Bữa ăn quá giờ vẫn gọi chờ nhau, kỹ thuật chuyên môn khó vẫn quyết cùng nhau hoàn thành, bệnh diễn biến nặng lại cùng nhau hội chẩn để giải quyết, vẫn những tiếng gọi nhau í ới đó nhưng rất chân thành sâu lắng. Tình đồng đội đồng môn như gắn bó chúng tôi hơn. Và, như thế tất cả chúng tôi hoàn thành hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác để mỗi công việc của chúng tôi đều góp phần ngăn chặn sự lây lan và nhiễm chéo virus SARS-CoV-2, tiến tới dập dịch hoàn toàn.
Niềm tin “Một ngày không xa, đội quân SARS-CoV-2 sẽ “thất trận”
Thêm nữa là “kỹ năng mới”: Tất cả chúng tôi chưa ai trong đời thầy thuốc mà có kinh nghiệm sống và làm việc khi phong toả bệnh viện, phong toả khu phố. Tất cả đều là trải nghiệm lần đầu, nhưng với bản năng thương yêu đồng loại, thương yêu con người và bằng tri thức có được, chúng tôi đã hình thành các kỹ năng mới: tính toán để sinh tồn. Ai cũng hỏi chúng tôi sẽ trụ được bao lâu sau 4 hàng rào bệnh viện khi công việc chính của chúng tôi chỉ là “nhìn – sờ – gõ – nghe” để chẩn đoán và điều trị bệnh. Giờ đây, chúng tôi phải biết tính toán phải cần bao nhiêu gạo, bao nhiêu lương thực thiết yếu, bảo quản dự trữ ra sao, … để nuôi sống chúng tôi và các bệnh nhân của chúng tôi một cách khoẻ mạnh; có được nguồn lương thực là một việc nhưng rồi làm sao chế biến trong điều kiện khắc nghiệt để các bệnh nhân của chúng tôi có được chế độ ăn bệnh lý và đúng giờ, người bệnh tim mạch phải bớt tí muối, bớt tí mỡ nhưng bớt ít là bao nhiêu, bởi hàng ngày chúng tôi chỉ tiếp xúc với bơm tiêm, kiêm tiêm và banh kéo; chứ mấy ai tiếp xúc với “tay dao tay thớt” bao giờ. Và, thực tế tại khu chế biến thức ăn có những y bác sĩ “nước mắt ngắn nước mắt dài” khi …. cắt giả hành!!!! Cuối cùng, đến hôm nay chúng tôi cũng đã dự trữ đủ lương thực “để sống” đến một tháng – tức có “cơm ăn áo mặc”, còn muốn “ăn ngon mặc đẹp” thì chỉ cầm cự được từ 7 đến 10 ngày với đầy đủ rau, cá, thịt, tôm đang ở tủ đông với khoảng … 1 tấn và chừng 4 tấn gạo. Bởi vậy, chúng tôi là các thầy thuốc đâu chỉ có biết “Em Cô Vy” xinh đẹp nhưng thâm hiểm – mà chúng tôi còn biết kỹ năng sinh tồn do “Em Cô Vy” tạo ra!
Sau nữa nhưng chưa phải cuối, đó là “công nghệ mới”: Khi chưa cách ly y tế, cứ mỗi sáng đầu ngày làm việc chúng tôi đều giao ban chuyên môn bằng cách cùng ngồi quanh một bàn để trao đổi về những bệnh nhân trong đêm trực qua. Còn giờ đây, đã cách ly y tế, không được tụ họp đông người. Vậy là, chúng tôi tìm đến với “công nghệ mới”, nào là Meeting Zoom, Google Meeting, vân vân mây mây. Tất cả cũng chỉ để hiểu biết nhiều nhất, chắc chắn nhất về tình hình bệnh tật của những bệnh nhân chúng tôi. Chưa dừng lại ở đó, tại “Khu vực cách ly đặc biệt” thì rất hạn chế vào – ra vì nguy cơ lây nhiễm rất cao cho thầy thuốc và lây chéo cho người khác. Nhưng, bệnh nhân cần chúng tôi “luôn ở bên cạnh người bệnh”. Vậy là, những thế hệ “công nghệ mới” về camera đã được chúng tôi dùng đến như là cứu cánh “kề vai sát cánh” với những bệnh nhân của chúng tôi trên chiến hào chống giặc Cô Vy.
Chỉ bấy nhiêu thôi, đã 4 ngày trôi qua, chúng tôi và những bệnh nhân thân thương của chúng tôi vẫn sống tốt và sống khoẻ; tuổi thọ của Cô Vy chắc chắn sẽ rất ngắn ngủi khi tất cả chúng tôi đều quen dần với “cuộc sống 4 mới”.
Một ngày không xa, đội quân SARS-CoV-2 sẽ “thất trận”!
Tại BVCĐN, 01:26 ngày 28-7-2020
Vụ nghi mẹ khóa cửa tẩm xăng đốt cùng 3 con: Thêm một con tử vong đau lòng
Trong vụ việc mẹ nghi tẩm xăng đốt cùng 3 người con, hiện 2 người con đã chết, bé còn lại cùng người mẹ đang rất nguy kịch.
Chiều nay (28/7), bác sĩ Hoàng Song Hào, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, thêm bé 4 tuổi tử vong, bé còn lại và người mẹ đang rất nguy kịch, tiên lượng xấu.
Người dân bàng hoàng theo dõi sự việc. Ảnh Vietnamnet
"Hiện người mẹ xác định bỏng trên 80%. Hai con nhỏ 1 trai, 1 gái được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bỏng 95%. Đến gần 5h chiều nay, cháu bé 4 tuổi đã tử vong, bé còn lại rất nguy kịch", bác sĩ Hào nói.
Công an đến hiện trường điều tra sự việc. Ảnh Vietnamnet
Trước đó, như tin đã đưa, trước khi xảy ra vụ cháy, chị H. được cho là đã lên Facebook cập nhật dòng trạng thái: "Bốn mẹ con tôi có thể là màu hồng, nhưng cũng có thể là màu đen tối" và thay đổi ảnh bìa thành màu đen.
Theo diễn biến ban đầu của vụ việc, khoảng 13 giờ chiều 28/7, người dân xã Kỳ Thư nghe tiếng nổ phát ra từ nhà chị H.. Người dân hốt hoảng chạy đến nhà phá cửa cứu người.
Căn nhà (bên phải), nơi xảy ra sự việc đau lòng. Ảnh: PLO
Tại hiện trường chị H. cùng ba con nhỏ đã bị khói đen phủ kín ở tại phòng ngủ. Người dân cùng lực lượng chức năng dập lửa và đưa ba mẹ con ra ngoài, nhưng cháu VLMA (6 tuổi) đã tử vong. Hai con còn lại là VXĐ (4 tuổi) và VLMP (3 tuổi) đều bị bỏng, ngạt khói, bị thương nặng.
Chị H. cùng hai con Đ. và P. được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Công an xã Kỳ Thư và Công an huyện Kỳ Anh đã có mặt bảo vệ hiện trường và vào cuộc điều tra vụ nổ, cháy nêu trên.
Chồng chị H. hiện đang xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài.
Nhiều người nghi vấn chị H. đổ xăng tự sát cùng ba con.
'Bệnh nhân 418' biến chứng suy tim Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế cho biết "bệnh nhân 418", 61 tuổi, bị biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, thở máy. "Bệnh nhân 418" điều trị tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng, từ ngày 21/7 với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm trên nền bệnh đái tháo đường type 2, tăng...