Xúc động ngày trở về
Xuống khỏi xe, cơn mưa lớn cuối mùa đã dứt, Thùy khoác túi, kéo va-li đi tắt qua đoạn mương để trở về làng. Bố mẹ mất sớm, Thùy được bà ngoại nuôi nấng từ nhỏ.
Thân già đơn côi, song bà cụ Bổn không quản ngại khó khăn, cặm cụi chăm bẵm đứa cháu từ lúc còn đỏ hỏn cho tới lớn khôn. Tốt nghiệp trung học phổ thông, không có điều kiện theo học tiếp, Thùy được một người họ hàng trên phố giới thiệu đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Gần chục năm biền biệt cần mẫn lao động nơi xứ người, Thùy không nguôi nhớ về làng quê, nhớ bà ngoại da diết. Hằng tuần, cô đều gọi điện về hỏi thăm bà ở nhà và cố gắng tằn tiện chi tiêu, để dành vốn liếng, dự định khi hết thời hạn lao động sẽ trở về sửa sang lại ngôi nhà cũ cho bà ngoại an nhàn hơn lúc tuổi già. Đầu năm nay, dịch Covid-19 bất ngờ ập đến, giống như nhiều người khác, Thùy buộc phải trở về nước trước thời hạn.
Chuyến đi xuất khẩu lao động chưa thật sự trọn vẹn, nhưng không giảm đi sự nôn nao của Thùy khi sắp được về với bà. Bà cụ Bổn giờ già yếu hơn, khấp khởi mừng vì sắp được đoàn tụ cô cháu gái. Tuy nhiên, vì lý do phòng ngừa dịch bệnh, Thùy cùng nhiều người khác vừa xuống sân bay là phải đến khu cách ly tập trung ngay.
Đêm đầu tiên ở khu cách ly, Thùy khóc sưng mắt vì lo lắng, lại thêm nỗi nhớ bà. Rồi cô được các cán bộ, chiến sĩ ở khu vực cách ly động viên, an ủi, quan tâm chăm sóc như người thân. Chẳng bao lâu, nỗi lo lắng, phiền muộn, lo sợ cứ tan biến dần, Thùy yên tâm thực hiện việc cách ly.
Ở đây, cô còn làm quen với nhiều bạn mới, được hướng dẫn hàng loạt kỹ năng đối phó với dịch bệnh. Tình yêu thương, tinh thần làm việc tận tụy của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ ở khu cách ly như truyền thêm ngọn lửa nhiệt huyết đến lớp trẻ như Thùy.
Thế rồi, thời gian cách ly cũng thấm thoắt trôi qua, hôm chia tay, Thùy cùng đông đảo những người cách ly được xe buýt đưa về nhà trong niềm lưu luyến, xúc động với các cán bộ, nhân viên khu cách ly…
Mải nghĩ ngợi, Thùy về tới nhà từ lúc nào, bà cụ Bổn ra tận đầu ngõ đón cháu, hai bà cháu gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Thùy còn phải tiếp tục cách ly tại nhà thêm một thời gian nữa, trong tâm trí cô luôn phảng phất đâu đó hình ảnh, lời nói, việc làm thân thương của các cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ tận tâm ở đơn vị cách ly. Thùy không ngờ, lần trở về của cô dù lo lắng vì dịch bệnh, nhưng lại ngẫu nhiên chất chứa nhiều ý nghĩa.
Câu chuyện về bà cụ bán chuối
Người tử tế, họ hiểu rằng, khi làm một việc tốt hay việc xấu, nó sẽ đều quay trở lại với mình trong tương lai, không gần thì xa.
Đó là một ngày cuối đông gió lạnh, ông Phillips kết thúc ngày làm việc và chuẩn bị rời văn phòng về nhà thì nhớ ra vợ đã nhờ ông mua một cân chuối. Vừa xuống đường, ông đã nhìn thấy một bà cụ trông có vẻ ốm yếu đang ngồi bán chuối ở bên vệ đường. Do không có nhiều thời gian, ông quyết định sẽ mua chuối của bà cụ này mặc dù bình thường ông thường có thói quen mua sắm ở một siêu thị cách đây vài dãy nhà...
Video đang HOT
Dù hằng ngày vẫn đi qua con đường này nhưng chưa bao giờ ông Phillips chú ý tới sự hiện diện của bà cụ. Gương mặt bà không lộ ra vẻ khắc khổ mà chỉ phảng phất nỗi buồn xa xăm xen lẫn sự hiền lành. Bà ngồi yên lặng nhìn dòng người qua lại, thi thoảng thì lau sạch những quả chuối tươi đang bị bám bụi.
Ông Phillips bước lại phía bà cụ và hỏi về giá của một cân chuối. Bà nhìn ông hiền từ đáp rằng:
- Mỗi cân chuối bà bán với giá 7 đô-la.
Nghe vậy, ông Phillips ngay lập tức không hài lòng:
- Ở siêu thị tôi hay mua chỉ bán có 5 đô-la một cân thôi. Tại sao bà bán rong mà giá cao hơn nhiều như vậy? Nếu bà bán với giá 5 đô-la tôi sẽ mua.
Bà cụ thành thật trả lời:
- Xin lỗi ông, tôi không thể bán với giá đó được. Tôi có thể bán cho ông với giá 6 đô-la, tôi không thể hạ giá hơn được nữa. Đó là giá thấp nhất rồi.
Ông Phillips đặt túi chuối vừa mới cầm trên tay xuống rồi nói với bà cụ:
- Vậy thì thôi, tôi không mua nữa.
Ông Phillips quyết định đi đến siêu thị mà ông vẫn thường mua, lựa chọn một túi chuối và tới quầy thanh toán tiền.
Ông vô cùng ngạc nhiên khi được biết mỗi cân chuối ở đây có giá 10 đô-la. Ông hỏi người thu ngân:
- Tôi đã mua chuối ở đây mấy năm rồi. Lần này tăng giá cao quá, cô có thể giảm giá cho khách hàng lâu năm như tôi không?
Người thu ngân bắt đầu giải thích:
- Xin lỗi ông, nhưng đó là giá cố định. Chúng tôi không chấp nhận mặc cả.
Ông Phillips suy nghĩ một vài giây và đặt túi chuối trở lại. Ông quay về quầy bán của bà cụ ban nãy. Ngay lập tức bà cụ nhận ra ông, bà nói:
- Nếu tôi bán cho ông với giá 5 đô-la, tôi sẽ chẳng kiếm được chút tiền lãi nào. Mong ông thông cảm!
Ông nhìn bà với ánh mắt thông cảm:
- Bà không phải lo về điều đó, tôi sẽ trả bà 10 đô-la một cân. Bà bán cho tôi 2 cân nhé!
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên và vui mừng, bà cân cho ông Phillips 2 cân chuối rồi nói:
- Tôi không thể lấy của ông 10 đô-la được nhưng tôi sẽ bán với giá 7 đô-la. Tôi vô cùng biết ơn lòng tốt bụng và sự hào phóng của ông.
Lúc này, ánh mắt bà thoáng buồn và giọng bà bỗng dưng trầm xuống. Bà nói:
- Chồng tôi đã từng sở hữu một cửa hàng bán hoa quả nhưng không lâu sau thì ông ấy mắc bệnh. Chúng tôi không có con cái hay người thân nào giúp đỡ. Tôi đã bán cửa hàng để lấy tiền chữa trị cho ông ấy nhưng ông ấy vẫn không thể qua khỏi...
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt bà cụ đầy nếp nhăn và lấm tấm đồi mồi của bà. Nhìn bà cụ khắc khổ trong gió rét với đôi tay run rẩy vì lạnh cóng, ông Phillips dường như cảm nhận được tất cả những thăng trầm mà bà đã trải qua.
Bà cụ đã nói tiếp:
- Tuy nhiên tôi không hề cảm thấy bất hạnh. Ít nhất tôi vẫn còn có thể đi bán chuối để kiếm sống. Tôi trân trọng tất cả những gì mình đang có và sẽ không mãi đau khổ vì những điều đã qua.
Ông Phillips bỗng cảm thấy vô cùng khâm phục sự lạc quan, mạnh mẽ và tốt bụng của bà cụ. Ông nói:
- Kể từ ngày mai tôi sẽ chỉ mua chuối của bà.
Nói rồi, ông đưa thêm cho bà 100 đô-la, dặn dò:
- Bà cầm lấy số tiền này để mua thêm nhiều loại hoa quả khác nữa. Nếu bán đa dạng các loại hoa quả thì sẽ đông khách hơn. Bà cứ coi đây là số tiền tôi trả trước nhé.
Bà cụ nghẹn ngào xúc động, cầm lấy số tiền và cảm ơn ông Phillips.
Kể từ đó, ông Phillips chỉ mua hoa quả của bà cụ. Ông cũng giới thiệu bạn bè tới mua cho bà cụ. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của ông Phillips và những khách hàng khác, công việc buôn bán của bà cụ ngày càng thuận lợi, cuộc sống cũng nhờ đó mà tốt hơn.
Lời bàn:
Người tử tế, họ hiểu rằng, khi làm một việc tốt hay việc xấu, nó sẽ đều quay trở lại với mình trong tương lai, không gần thì xa.
Vân Anh
Theo dulich.petrotimes.vn
Ly dị chồng mới cưới vì tình yêu ích kỷ, sở hữu Nhưng yêu anh rồi, em như ngộp thở trong tình yêu ấy... Em đã học được cách coi như không biết để làm mọi thứ nhẹ nhàng đi... Thực tế, anh vẫn yêu em theo kiểu sở hữu, bủa vây, kiềm toả... Chị Thanh Tâm ơi! Anh ấy có lẽ là "ứng cử viên chán nhất" trong số các vệ tinh quay vù...