Xúc động lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 – 7.4.2017) được long trọng tổ chức tại tỉnh Quảng Trị vào sáng nay (7.4).
Dự lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác.
Về phía Quảng Trị có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính cùng nhiều lãnh đạo ban, ngành của tỉnh, các mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng…
Phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Ngọc Vũ
Dự lễ còn có lãnh đạo nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Cà Mau, Quảng Bình…
Lễ kỷ niệm bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Tổng Bí thư Lê Duân – Ca cuôc đơi hiên dâng cho dân tôc đã phần nào khắc họa cái tâm, đức và tài năng người học trò lỗi lạc của Bác Hồ.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7.4.1907, trong một gia đình lao động có truyền thống yêu nước tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị).
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng được giao phó nhiều trọng trách như Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ (năm 1931); Bí thư Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (năm 1937); Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (năm 1939); Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1946-1951, 1954-1957); Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1951-1954); Ủy viên Bộ Chính trị (từ năm 1951); Bí thư thứ Nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960-1986). Mỗi trọng trách là một bước ngoặt lịch sử.
Đoàn cán bộ cấp cao do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu dâng hoa tại tượng đài cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Ngọc Vũ
60 năm tận tụy vì cách mạng, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn để lại di sản vô cùng to lớn. Đó là tầm cao trí tuệ, phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo, đức tính ham học hỏi, luôn chan hòa, gần gũi đồng bào, lòng kiên trung…
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, người cộng sự gần gũi và tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng thời là người con ưu tú của quê hương Quảng Trị.
Tượng đài Tổng Bí thư Lê Duẩn vào sáng 7.4 có rất nhiều người đến dâng hoa tưởng nhớ. Ảnh: Ngọc Vũ
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn còn được nhắc nhiều với quan điểm con người phải có 3 yếu tố: Lao động, tình thương và lẽ phải. Ông được nhân dân yêu mến gọi là Anh Ba Duẩn hay Ngọn đèn 200 nến.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn luôn căn dặn người dân hăng say sản xuất, đoàn kết, cùng nhau phát triển.
Video đang HOT
Chương trình nghệ thuật với chủ đề Tổng Bí thư Lê Duân – Ca cuôc đơi hiên dâng cho dân tôc phần nào khắc họa cái tâm, đức và tài năng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Ngọc Vũ
Thấm nhuần lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó phát triển toàn diện. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 36 triệu đồng. Sản lượng lương thực đạt trên 26 vạn tấn; 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, chiếm 24,8% tổng số xã…
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang và lãnh đạo các cấp cùng nhân dân đã dâng hoa lên tượng đài cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (tại công viên Lê Duẩn, Quảng Trị).
Theo Danviet
Tổng Bí thư Lê Duẩn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tổng Bí thư Lê Duẩn là người lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng ở miền Nam. Trong quá trình ấy, Tổng Bí thư Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo, nhà chiến lược luôn luôn chủ động, sáng tạo, tìm ra phương pháp cách mạng thích hợp cho cách mạng miền Nam.
Từ giữa năm 1957, theo quyết định của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: đồng chí Lê Duẩn đọc báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 (khóa II) - Hà Nội, ngày 10/11/1958.
Theo phân công của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn được giao trách nhiệm trực tiếp giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành công việc chung của Đảng; được phân công chỉ đạo chuẩn bị Đề án và dự thảo Nghị quyết về cách mạng miền Nam để đưa ra Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) thảo luận và quyết định. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn (thứ nhất, bên trái) dự Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (khóa II) - Hà Nội, tháng 4/1959.
Năm 1960, đồng chí Lê Duẩn được phân công giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì chuẩn bị Báo cáo Chính trị trình Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, đề ra 2 chiến lược cách mạng: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, kết hợp cách mạng hai miền nhằm mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ III của Đảng - Hà Nội, ngày 3/9/1960.
Đại hội mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
Ngày 27/3/2964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt (Hội nghị Diên Hồng thời kỳ chống đế quốc Mỹ) để biểu thị quyết tâm của toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, giành hòa bình, thống nhất đất nước.
Từ năm 1965-1968, đã có 888.600 thanh niên miền Bắc nhập ngũ, trong đó có hơn 336.900 người vào miền Nam chiến đấu.
Quân giải phóng chuẩn bị vào chiến dịch Ba Gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (thứ 3, từ trái sang) cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị họp bàn và ra Nghị quyết về "Tổng công kích, tổng khởi nghĩa" vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội, ngày 28/12/1967.
Lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định chuẩn bị bước vào cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trận tập kích chiến lược mùa xuân 1968 là đòn đánh sấm sét khiến quân địch khiếp sợ và bạn bè năm châu nức lòng.
Đánh chiếm cao điểm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị.
Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo nhân dân ta xây dựng miền Bắc, dồn sức chi viện miền Nam, tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: ngày 9/9/1969, tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc điếu văn và tuyên thệ trước anh linh Người, kêu gọi đồng bào, đồng chí nén đau thương, đạp bằng mọi trở lực, chông gai, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (đứng) chủ trì cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị (đợt 2), từ ngày 18/12/1974 đến ngày 7/1/1975 tại thủ đô Hà Nội, quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Bức điện số 37B ngày 14/4/1975 của Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn báo tin Bộ Chính trị đồng ý lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch Hồ Chí Minh.
Cờ chiến thắng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, sáng ngày 30/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn (thứ 4, hàng đầu tiên, từ trái sang) cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm Sài Gòn - Gia Định sau ngày toàn thắng, tháng 5/1975.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài mừng chiến thắng của nhân dân Thủ đô, ngày 7/5/1975.
Lễ ký các văn kiện chính thức của Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất Tổ quốc. Sài Gòn, ngày 21/11/1975.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI tại hòm phiếu số 30, khu vực 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, tháng 4/1976.
Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đọc Báo cáo Chính trị đặc biệt tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI. Hà Nội, ngày 25/6/1976.
Tiến Nguyên
Ảnh chụp lại ảnh tư liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Theo Dantri
Tổng Bí thư Lê Duẩn trân trọng cách làm "xé rào" của ông Kim Ngọc Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, những ai đã được gặp, làm việc, nghe Tổng Bí thư Lê Duân nói chuyện, thuyết trình hoặc giảng bài, đều có chung nhận thức đó là nhà lãnh đạo lỗi lạc, một trí tuệ lớn, một phương pháp tư duy khoa học, năng động, không dừng lại ở những kết luận sẵn có. PGS -TS Nguyễn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump thích kịch bản 'đấu' với ông Obama tranh chức tổng thống nhiệm kỳ 3
Thế giới
1 phút trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
5 phút trước
20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày
Sao châu á
15 phút trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
21 phút trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
24 phút trước
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ về, những người phụ nữ làng chài đội tang chồng
Phim việt
40 phút trước
Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh
Du lịch
47 phút trước
Lưu Diệc Phi ở đỉnh cao nhan sắc, các nghệ sĩ lứa sau thành người hâm mộ
Người đẹp
1 giờ trước
Jennie mặc váy xẻ ngực sâu, chiếm trọn tâm điểm ở giải Billboard
Phong cách sao
1 giờ trước
Bức phù điêu hàng trăm năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia
Lạ vui
1 giờ trước