Xúc động lễ giỗ cuối năm cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn
Ngày 28 Tết, các chiến sĩ của Đội 5 Biệt động Sài Gòn năm nào đã có dịp cùng nhau đi thăm, nấu mâm cơm cúng giỗ cuối năm cho đồng đội của mình.
Hôm qua, ngày 2.2 (28 Tết âm lịch), những chiến sĩ biệt động của đơn vị Đội 5 Biệt động Sài Gòn và con cháu của nhiều thế hệ Biệt động đã cùng tề tựu về căn nhà vốn là hầm bí mật của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Gia Định – Thiếu tướng, AHLLVTND Trần Hải Phụng tại Ấp Tháp, xã Thái Mỹ, Củ Chi để cùng thăm lại căn cứ xưa. Sau đó, mọi người cùng ghé nhà của biệt động Phan Văn Hôn (Bảy Hôn) tại Ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng, Củ Chi tổ chức cúng giỗ cho các chiến sĩ thuộc Đội 5 Biệt động Sài Gòn đã hy sinh trong cuộcTổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Bà Dương Thị Phiên (mặc áo tím ở giữa), con gái Biệt động Dương Văn Ten cùng tham gia với mọi người trong dịp này. ẢNH: T.T.
Cùng đi với mọi người, bà Dương Thị Phiên, con gái của Biệt động Dương Văn Ten, huyện Củ Chi, TP.HCM nhớ lại lời cha: “17 chiến sĩ ở đây đánh coi như là chết hết, không ai còn sống. Ông cũng muốn con cháu biết đến những di tích của biệt động, muốn làm bia để giáo dục con cháu sau này”.
Mọi người đã có dịp trải nghiệm chui hầm bí mật để hiểu hơn những gian khó của Biệt động Sài Gòn ngày xưa trong cuộc chiến tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Họ dành thời gian nhắc lại những kỉ niệm xưa cũ, lúc còn xông pha ngoài chiến trận, bám trận địa để đánh giặc. Họ cũng đưa cả con cháu mình đi cùng, kể cho cháu nghe về một thời gian khó, để lấy đó làm động lực để sống tốt, trở thành người có ích cho xã hội; không quên đi những hy sinh, mất mát của thế hệ đi trước.
Đoàn đến thăm hỏi gia đình các chiến sĩ Biệt động ngày xưa. ẢNH: T.T
Ngồi nghe các cô chú nói chuyện, một người phụ nữ ngồi ở một góc bàn cứ lấy khăn tay lau nước mắt. Nhiều năm nay, cứ đến những ngày giáp Tết âm lịch, chị Tô Thị Mai Hương lại đón chuyến xe từ Bình Dương tìm đến nơi này để tưởng nhớ cha mình là liệt sỹ biệt động Tô Hoài Thanh. Ông vốn là chỉ huy trưởng của biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy XuânMậu Thân 1968.
“Hạnh phúc nhất là mỗi năm cứ đến khoảng hai mấy Tết là được mấy cô mấy chú kêu đi đến nhà thăm rồi ngồi nói chuyện, thắp nhang cho cha. Nhìn mấy cô mấy chú là nghĩ đến cha mình”, chị Hương nói không giấu được sự xúc động.
Mâm cơm mà đồng đội, con cháu tự tay nấu dâng lên cho các chiến sĩ giản đơn với những món ăn ngày Tết: chén cơm trắng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho trứng, vài trái bắp luộc, thêm vài ổ bánh mì chấm cùng với lagu. Mọi người cũng đã tỉ mẫn chọn lựa những chậu hoa cúc, hoa vạn thọ để dâng lên cho các chiến sĩ.
Bà Vũ Minh Nghĩa, Đội 5 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Biệt động Sài Gòn tâm tình: “Cuối năm, nấu cho các anh mâm cơm, đốt cây nhang cho các anh thì tất cả những hình ảnh của đêm đó trong đầu tôi nó vẫn còn nguyên như vậy. Khi thủ trưởng biết mình không thể cùng chiến đấu với đồng đội, anh em được nữa nhưng mệnh lệnh của thủ trưởng đã động viên chúng tôi dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải ráng bám trận địa. Đó là điều mà chúng tôi nhớ mãi và mỗi năm Tết đến cùng nhau trở về đây để thăm các anh em của mình”.
Video đang HOT
Nhân dịp này, các chiến sĩ cũng ghé thăm lại các di tích của Biệt động tại nhà của Anh hùng LLVTND Trần Hải Phụng. ẢNH: T.T.
Một năm mới lại đến, nhưng tận sâu trong tâm trí của những người chiến sĩ Biệt động năm nào vẫn còn đó hình ảnh người anh em, đồng đội mình đã ngã xuống giành lấy bình yên cho đất nước; để người dân Việt mỗi năm đều được đón cái Tết mới, quây quần bên gia đình. Mâm cúng giỗ đơn giản nhưng chứa biết bao nhiêu ân tình, sự trân quý của người còn sống giành cho người đã khuất.
Theo Thanh Tuyền (PLO)
2 mỹ nhân nức tiếng phim "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?
"Biệt động Sài Gòn" sau khi công chiếu lần đầu năm 1986 đã xô đổ mọi kỷ lục người xem, tạo nên tên tuổi cho hàng loạt diễn viên từ chính đến phụ. Và sau hơn 30 năm cuộc sống của hai nữ diễn viên vào vai Ngọc Mai và Ni cô Huyền Trang luôn nhận được sự quan tâm của khán giả.
Năm 1986, một cơn sốt điện ảnh chưa từng có đổ bộ các rạp khi 4 tập phim Biệt động Sài Gòn được công chiếu. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Long Vân, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Thanh Loan, Hà Xuyên, Thương Tín, Thúy An... đã xô đổ mọi kỷ lục người xem khi đó. Chính vì vậy dù phim đã ra mắt hơn 30 năm, nhưng những nhân vật như ni cô Huyền Trang, Hà Xuyên, Tư Chung, Sáu Tâm... chưa bao giờ xa lạ với khán giả yêu điện ảnh.
Hai mỹ nhân của màn ảnh khi đó là Hà Xuyên và Thanh Loan, trong vai Ngọc Mai và Ni cô Huyền Trang để lại nhiều dấn ấn cho khán giả về vai diễn và nhan sắc trời phú.
Hơn 30 năm sau khi Biệt động Sài Gòn được khởi chiếu, 2 diễn viên Hà Xuyên và Thanh Loan vẫn nhớ như in kỷ niệm suốt 4 năm quay phim ròng rã.
Chia sẻ trong chương trình, diễn viên Hà Xuyên nói: "Vì mối nhân duyên với chị Thanh Loan nên chúng tôi có một phim chung mà đến bây giờ, nhiều thế hệ vẫn biết đến phim của chúng tôi là vì mỗi dịp 30 tháng 4, các đài truyền hình ở phía Nam đều phát lại bộ phim đó".
Về cơ duyên được chọn vào vai Ngọc Mai, diễn viên Hà Xuyên cho hay: "Anh Long Vân đã có ấn tượng với tôi trong phim đầu tiên là Xa và Gần, tôi đóng vai cô kỹ xư Hà rất giản dị người Hà Nội. Tôi cũng không hiểu sao anh ấy lại chọn tôi vào vai Ngọc Mai vì Ngọc Mai và Hà không có một chút gì ăn nhập với nhau.
Sống trong thời bao cấp, tôi với chị Loan cũng không biết tư sản quý phái nó ra làm sao, tư sản mại bản nó ra thế nào. Thực sự khi bước vào vai đó mình rất lo lắng. Nhưng ngày xưa chúng tôi có thứ giải trí duy nhất là đọc sách. Tôi đọc sách văn học rất nhiều nên tính cách nhân vật đã hình thành trong đầu mình".
Diễn viên Thanh Loan kể lại do đóng phim mất gần 4 năm trời như vậy nên đến mùa hè chị phải đưa các con từ Hà Nội vào Sài Gòn làm phim do không thể đi biền biệt quanh năm suốt tháng.
Nữ diễn viên gạo cội cũng rất bất ngờ vì mặc dù vai Huyền Trang có số phận buồn nhưng rất nhiều gia đình đã lấy tên nhân vật của chị đặt cho con sau khi phim ra mắt. "Cho đến bây giờ vẫn nhiều người nhận ra Ni cô Huyền Trang và có hỏi tôi là bị tra tấn thật à? Nhưng thực ra chỉ là diễn thôi", diễn viên Thanh Loan nhớ lại.
Hai diễn viên chia sẻ về vai diễn nổi tiếng một thời.
Còn diễn viên Hà Xuyên nhớ mãi cảnh bà ngồi trước gương và dùng chai nước hoa đập vỡ chiếc gương trước mặt. Mãi sau này đạo diễn mới nói với bà việc đoàn phim đã chuẩn bị sẵn nhiều gương để đề phòng Hà Xuyên diễn một lần chưa đạt.
Nhưng cuối cùng đến lúc quay, sau khi đập vỡ chiếc gương, hai hàng nước mắt của Ngọc Mai chảy xuống, lúc đó chỉ còn một mảnh gương dính lại soi đúng gương mặt đau khổ của nhân vật. Đạo diễn vô cùng hài lòng vì cảnh quay đã hoàn thành mà không tốn thêm cái gương nào nữa.
NSƯT Thanh Loan
NSƯT Thanh Loan trong vai ni cô Hà Trang
NSƯT Thanh Loan sinh năm 1951 tại Hà Nội, gia đình bà có 8 anh em, bố mẹ bà lúc đó khá vất vả để nuôi bằng ấy người con. 15 tuổi yêu ca hát, cô bé Thanh Loan được trường nghệ thuật quân đội về tuyển.
Sở hữu vẻ đẹp đặc trưng của thiếu nữ đất Hà thành với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, NSƯT Thanh Loan được biết đến với rất nhiều bộ phim như Người về đồng cói, Phương án ba bông hồng, Nơi tình yêu đã chết, Bí mật thành phố cấm, Bản đề án bị bỏ quên... và đặc biệt là phim Biệt động Sài Gòn.
NSƯT Thanh Loan là mẫu phụ nữ Hà thành với tôn chỉ giữ gìn những giá trị truyền thống, trong đó có gia đình. Đây là một phần lý do khiến bà ngừng đóng phim. Thanh Loan sớm kết hôn ở tuổi 23 với người chồng hơn 10 tuổi.
Chia tay màn ảnh, NSƯT Thanh Loan chuyển sang học đạo diễn và được đề bạt làm Phó Giám đốc Hội Điện ảnh của Bộ Công an. Hiện tại, sau khi nghỉ hưu, Thanh Loan vẫn tích cực tham gia các hội, đoàn nghề nghiệp. Hiện bà vẫn tới văn phòng làm việc. Với cương vị là Chi hội trưởng Chi hội điện ảnh truyền hình Công an, văn phòng của bà là nơi bạn bè, đồng nghiệp tới chia sẻ về nghề. Bà vẫn đều đặn tự đi xe máy đến nơi làm việc.
NSƯT Thanh Loan.
Dù đã bước sang tuổi 67 nhưng Đại tá, NSƯT Thanh Loan vẫn giữ được nét đẹp thanh tú, mặn mòi, đằm thắm của "ni cô Huyền Trang" trong phim Biệt Động Sài Gòn của hơn 30 năm về trước. Theo bà, bí quyết giúp giữ được sức khỏe chủ yếu vẫn là do kiên trì tập luyện với các môn thể thao như tập võ, đi xe đạp.
Nữ diễn viên cũng tích cực rủ bạn bè đi thiện nguyện, giúp những người khó khăn, với tâm niệm "gieo hạt ngọt được quả ngọt". Các con của bà cũng đã trưởng thành, lập gia đình. Ngày cuối tuần, NSƯT Thanh Loan dành thời gian chơi với các cháu nội ngoại.
NSƯT Hà Xuyên
Hà Xuyên trong vai Ngọc Mai - vợ giả của Tư Chung.
Hà Xuyên sinh năm 1956 là một trong số những nữ diễn viên điện ảnh nổi lên từ đầu thập niên 1980. Sau thành công vang dội với vai Hà trong bộ phim truyện nhựa Xa và gần, Hà Xuyên gây ấn tượng mạnh với khán giả cả nước khi vào vai bà vợ giả tư sản đài các Ngọc Mai cặp với trùm tình báo Tư Chung trong bộ phim Biệt động Sài Gòn.
Hà Xuyên sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng chiêm trũng Tiền Hải, Thái Bình. Năm 14 tuổi, Hà Xuyên được Đoàn ca múa Thái Bình tuyển vào đào tạo làm diễn viên múa.
Có duyên với những vai người vợ trên phim nhưng cuộc sống hôn nhân của bà lại gặp nhiều sóng gió. NSƯT Hà Xuyên kết hôn năm 20 tuổi. Chồng bà ngày ấy là nhạc trưởng của ban nhạc thuộc Đoàn ca múa Thái Bình. Anh là người miền Nam tập kết, sau ngày đất nước thống nhất đã "hồi hương" và đem bà theo.
Một năm sau, bà sinh con gái đầu lòng và sinh thêm con trai năm 1990. Nhưng số phận trớ trêu, vào lúc tưởng chừng sự nghiệp công danh, gia đình đang viên mãn nhất, vợ chồng cô ly hôn. Hà Xuyên trở thành bà mẹ đơn thân.
NSƯT Hà Xuyên.
Hiện tại, NSƯT Hà Xuyên đã nghỉ hưu, sau 13 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh. Bà sống bình an cùng hai con đã khôn lớn. Ngoài công việc đóng phim, NSƯT Hà Xuyên thường tham gia công tác từ thiện với nhóm bạn bè. Hà Xuyên cũng trở lại màn ảnh cùng Quang Thái trong phim Những đứa con biệt động Sài Gòn.
Theo nguoiduatin.vn
Bí mật ông trùm tình báo Biệt động Sài Gòn Nhơ gương măt lai Tây vưa hao hoa nhưng lại dê gân, Quang Thai đa "đanh bai" Chanh Tin, ưng cư viên sô môt cho vai diên Tư Chung - hiên thân cua trum tinh bao Biêt đông Sai Gon khi đo. "Tư Chung" và "Ni cô Huyền Trang" trong Biệt động Sài Gòn. Nhắc đến bộ phim đình đám một thời này...