Xúc động lễ cưới của bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ
Dịch Covid-19 đã mang đến nhiều đau thương cho Ấn Độ. Tuy nhiên đâu đó, sự lạc quan và tình yêu thương vẫn luôn được lan tỏa trong mỗi con người nơi đây, xóa nhòa những đau đớn đang tồn tại.
Cụ thể nhất có thể kể đến lễ kết hôn của một bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện ở bang Kerala.
Ấn Độ đang trải qua chuỗi ngày đau thương vì Covid-19. (Ảnh: AP)
Theo Indian Express, chú rể Sarath là một bệnh nhân Covid-19. Anh đã tiến hành lễ kết hôn cùng cô dâu Abhirami ngay trong bệnh viện, giữa lúc Ấn Độ đang vỡ trận vì đại dịch. Hôn lễ đặc biệt được tổ chức tại Bệnh viện Đại học Y Vandaanam, quận Alappuzha, bang Kerala, miền nam Ấn Độ, vào hôm 25/4, trước sự chứng kiến của mẹ chú rể Sarath Mon. Cả 3 người đều đeo khẩu trang 3M. Do cô dâu Abhirami không nhiễm Covid-19 nên phải mặc đồ bảo hộ cẩn thận từ đầu tới chân thay cho chiếc váy cưới.
Cô dâu mặc đồ bảo hộ trao hoa cho chú rể. (Ảnh: The Guardian)
Được biết trước lễ cưới chỉ vài ngày, Sarath cùng mẹ nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Cả hai được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đại học y Vandaanam. Dù cho chú rể đã mắc Covid-19, song hai gia đình vẫn tổ chức hôn lễ theo đúng ngày giờ đã định, đồng thời chọn bệnh viện là địa điểm tổ chức lễ kết hôn.
Sau khi bày tỏ nguyện vọng và được giám đốc bệnh viện RV Ramlal cho phép, cô dâu Abhirami được một người thân đưa tới bệnh viện để làm lễ cưới. Tại lễ cưới, cô dâu chú rể không trao nhẫn hay hôn nhau mà chỉ nhanh chóng trao vòng hoa cho đối phương trước sự chứng kiến của mẹ chú rể cùng các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện.
Chú rể bên cô dâu trong ngày cưới. (Ảnh: Reuters)
Hãng tin địa phương Mathrubhumi tiết lộ rằng, đám cưới của Sarath và Abhirami cũng từng bị hoãn một lần vào năm ngoái do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Năm nay, khi hai gia đình vừa cắt giảm khách mời xuống còn 75 người theo quy định của chính phủ thì Sarath và mẹ được phát hiện đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sau khi hoàn thành hôn lễ tại bệnh viện, cô dâu Abhirami được đưa về nhà người thân, trong khi chú rể Sarath và mẹ sẽ ở lại bệnh viện tới khi kết thúc điều trị cũng như hoàn thành quá trình cách ly.
Video đang HOT
Trước lễ cưới của cô dâu và chú rể tại Ấn Độ, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận, tỏ rõ sự xúc động của mình. Không ít người cho rằng tình cảm của chú rể và cô dâu thật đẹp bởi dù dịch bệnh có lớn cỡ nào cũng chẳng thể đánh bại được tình yêu của hai người. Nhiều lời chúc cũng được gửi tới cô dâu chú rể, mong họ sớm được gặp lại sau khi chú rể cùng mẹ khỏi bệnh và hoàn thành việc cách ly.
Mẹ chú rể bên các con trong ngày cưới. (Ảnh: Asianetnews)
Hiện tại, Ấn Độ đang rơi vào thảm cảnh chưa từng có khi liên tiếp ghi nhận hàng trăm nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Các cơ sở y tế của nước này đã vỡ trận vì thiếu giường bệnh, oxy cùng thuốc men, buộc bệnh viện phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân. Nhiều nước trong đó có Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lên tiếng cho biết sẽ hỗ trợ Ấn Độ vượt qua đợt dịch này.
Người bệnh tại Ấn Độ chờ đợi để được chữa trị. (Ảnh: Reuters)
Có thể thấy rõ, dù dịch bệnh làm người ta khó khăn, chật vật hơn, song tình yêu, sự đoàn kết của mọi người vẫn luôn là sức mạnh giúp chúng ta vực dậy, chiến thắng. Cùng chúc cho Ấn Độ sớm ngày vượt qua dịch bệnh và cuộc sống của mọi người nơi đây có thể ổn định trở lại nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Virus Corona là loại virus đường hô hấp có tính chất lây nhiễm và gây nguy hiểm cao. Virus Corona được phát hiện bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Do đây là loại virus mới nên vẫn chưa có thuốc trị bệnh và khó khăn trong cách phòng ngừa.
Đến nay, Virus Corona được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”. Đã có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh và số lượng ngày càng tăng.
Dân mạng xót xa trước bức thư của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ
Những ngày vừa qua, dư luận dành nhiều sự quan tâm tới hàng loạt tin tức liên quan đến dịch Covid-19 tại Ấn Độ.
Diễn biến dịch ngày càng xấu cùng sự thiếu thốn, quá tải tại các cơ sở y tế đã vẽ nên một bức tranh buồn cho Ấn Độ trong những ngày cuối tháng 4.
Hình ảnh đầy ám ảnh tại Ấn Độ cho thấy mọi người không thể chủ quan với Covid-19.
Đặc biệt, một trong những sự việc khiến cộng đồng mạng cảm thấy vô cùng xót xa, đau lòng, đó chính là bức thư của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu gửi cho một kỹ sư Việt Nam đang giúp xây trụ sở Đại sứ quán vừa mắc Covid-19.
Thông tin cho biết, bức thư này được vị Đại sứ gửi về cho Tuổi Trẻ và được đăng tải vào tối 24/4. Nội dung của bức thư đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội, đồng thời được cư dân mạng chia sẻ, bình luận không ngừng.
Đại sứ Phạm Sanh Châu tại một bệnh viện ở Ấn Độ. (Ảnh: FBNV)
Mở đầu bức thư, một tiếng gọi thống thiết từ vị Đại sứ dành cho chàng kỹ sư trẻ tuổi tên Nhân đã khiến nhiều người phải xúc động. Tiếp sau đó, ông kể lại tình hình đáng báo động tại Ấn Độ khi số ca mắc và qua đời tăng nhanh.
Trong khi đó tại Đại sứ quán, liên tiếp các nhân viên bị sốt, một triệu chứng điển hình của Covid-19. Họ, những nhân viên Đại sứ quán dù đã được bảo vệ, kiểm soát nghiêm ngặt vẫn không tránh khỏi việc nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Vị Đại sứ đã rất băn khoăn vì không thể tìm được nơi xét nghiệm cho các nhân viên của mình. Thậm chí, khi đã có kết quả xét nghiệm rồi còn không được tìm thấy vì mọi thứ đang trở nên hỗn loạn vì quá tải. Đối với vị kỹ sư tên Nhân kia, anh đã trải qua ngày thứ 5 nhiễm bệnh và vẫn sốt rất cao. Một nhân viên đã phải báo với Đại sứ rằng: "Đại sứ ơi, anh Nhân sốt cao 39 độ liên tục, nồng độ oxy dưới 90%, có hiện tượng bội nhiễm phải đưa gấp vào viện thôi".
Tuy nhiên, việc vào viện và có được giường bệnh là điều hết sức khó khăn ở thời điểm này. Mọi người ở Đại sứ quán đã liên lạc khắp nơi, cậy nhờ mọi mối quan hệ nhưng đều không tìm được giường. Sau rất nhiều khó khăn, cuối cùng vị Đại sứ cũng đưa được anh kỹ sư vào viện. Quá trình đến được giường bệnh cũng là một điều khó khăn. Trong thư, vị Đại sứ kể rằng:
"Đúng như dự đoán, mãi 3 tiếng sau khi Đại sứ về, em mới được nhập viện vì họ không tìm thấy kết quả xét nghiệm dương tính của em. Nhìn thấy em lê lết ngồi ngoài đường chờ đợi mà lòng Đại sứ quặn đau. May mắn thay khi em tiếp cận được bình oxy thì nồng độ oxy trong máu của em chỉ còn 80%."
Có thể nói, việc giành được một chiếc giường bệnh ở Ấn Độ là vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể, bởi lượng bệnh nhân quá nhiều. Trong những dòng thư cuối cùng, vị Đại sứ mong muốn và yêu cầu chàng kỹ sư phải sống, phải khỏe mạnh để có thể thực hiện được những điều còn đang dang dở.
Nhiều người bệnh tại Ấn Độ không thể vào viện chữa trị vì quá tải. (Ảnh: Reuters)
Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bức thư của vị Đại sứ đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam vô cùng xúc động. Ai nấy đều lo lắng tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ, cũng lo lắng cho người Việt tại nơi đây. Tài khoản P.H đau lòng: "Đêm, đọc được tin mà phát khóc. Mong anh kiên cường chiến thắng được dịch bệnh. Cầu bình an tới tất cả Đại sứ quán và đồng bào tại Ấn Độ."
Tài khoản N.T tỏ rõ nỗi lo của mình: "Ấn Độ thực sự là trong thời kỳ đáng sợ. Hi vọng và cầu chúc cho tất cả mọi người khoẻ mạnh qua đại dịch này."
Bên cạnh đó, nhiều bình luận bày tỏ rằng bản thân cảm thấy may mắn khi được ở Việt Nam, một trong những đất nước đã và đang thực hiện việc phòng chống dịch rất tốt. Tài khoản N.P chia sẻ: "Đọc mà nổi gai ốc. Mình thấy quá may mắn vì cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn khá an toàn chứ ngoài kia nguy hiểm quá."
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hiện tại, bức thư của Đại sứ Phạm Sanh Châu vẫn đang gây sốt khắp mạng xã hội. Hi vọng, mọi người ở Đại sứ quán tại Ấn Độ đều khỏe mạnh, chàng kỹ sư sẽ sớm bình phục và hơn hết là Ấn Độ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Virus Corona là loại virus đường hô hấp có tính chất lây nhiễm và gây nguy hiểm cao. Virus Corona được phát hiện bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Do đây là loại virus mới nên vẫn chưa có thuốc trị bệnh và khó khăn trong cách phòng ngừa.
Đến nay, Virus Corona được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Đã có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh và số lượng ngày càng tăng.
Cùng đứng trên ban công, 2 người đàn ông không ngờ chỉ ít phút sau họ đều trở nên nổi tiếng Đoạn video ghi lại sự việc vô cùng hi hữu này đã nhanh chóng trở nên viral trên mạng xã hội. Đang đứng ở ban công, 2 người đàn ông bỗng trở nên nổi tiếng sau 1 sự cố hi hữu Cuối tháng 3 vừa qua, một đoạn video đã bất ngờ được lan truyền rầm rộ trên mạng, khiến nhiều người xôn...