Xúc động hình ảnh y bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ chống dịch COVID-19 suốt 3 tháng qua
Là BV tuyến cuối, đến nay BV Bệnh Nhiệt đới TƯ đã điều trị cho 131 bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có 63 bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện. Công việc hiểm nguy, vất vả nhưng không một ai kêu ca, phàn nàn. Tất cả cùng có chung mong ước, đất nước nhanh chóng chiến thắng dịch COVID-19
Hiện, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ đang tiếp tục điều trị cho 68 bệnh nhân, trong số đó có những người tiên lượng tử vong. Dù vậy, BV cùng với các chuyên gia nỗ lực giành sự sống cho các bệnh nhân, hiện đã có chuyển biến tích cực.
BV cho biết, từ Tết Nguyên đán đến nay có y bác sĩ chưa từng được về nhà gặp người thân. Cũng bởi, họ phải làm việc trong môi trường cách ly, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài, chỉ sơ xẩy một chút là có thể khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, ngoài chuyên môn, những công việc mà trước đây chưa bao giờ phải tự làm như cắt tóc,… bởi đã có dịch vụ thì nay, các y bác sĩ phải giúp nhau. Thế nhưng, đến nay, các y bác sĩ vẫn miệt mài với công việc, không một lời kêu ca, phàn nàn.
Dưới đây là hình ảnh PNVN ghi lại:
BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, cơ sở 2 trông yên bình trong đêm, nhưng là tuyến đầu, nơi điều trị hầu hết bệnh nhân Covid-19 ở miền Bắc
Nhân viên vệ sinh đi thu gom rác thảo theo đúng quy định
Các y bác sĩ của BV hội chẩn với các chuyên gia hàng đầu về tình hình các bệnh nhân nặng
Video đang HOT
Nhân viên y tế của BV chăm sóc bệnh nhân dương tính với Covid-19
Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được y bác sĩ chăm sóc
Bất cứ chỗ nào cũng có thể trở thành bàn ăn của các y bác sĩ
Sau ngày làm việc, nhân viên y tế chơi thể thảo để nâng cao sức khỏe
Trước đây, cắt tóc đã có dịch vụ, nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các y bác sĩ tự cắt tóc cho nhau
Nhân viên y tế chạy bộ trong khuôn viên BV
Công việc với các y bác sĩ BV Nhiệt đới TƯ hiện nay không có khái niệm ngày đêm
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu đang theo dõi sức khỏe các bệnh nhân qua màn hình
Một bệnh nhân nặng đang được các y bác sĩ cấp cứu
Sau giờ làm việc, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp lại ra cánh đồng hoa gần BV hát và học chơi kèn để thư giãn
Linh Trần
Những khuôn mặt hằn vết khẩu trang
Đến hết hôm qua 8-4, cả nước có 251 ca mắc COVID-19, trong đó có 126 người đã khỏi bệnh.
Ngày ra viện của 11 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương hôm 7-4 - Ảnh: V.DŨNG
Hôm qua cũng là 1 tháng 2 ngày bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, trưởng khoa nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, và các đồng nghiệp "cắm trại" ở bệnh viện. Các y bác sĩ không về nhà từ ngày 6-3, khi bắt đầu đợt 2 của vụ dịch COVID-19 với ca bệnh số 17.
"Tôi ở một mình một phòng nên có thời điểm không phải mặc trang phục bảo hộ, còn lại các đồng nghiệp ở chung phòng phải mặc kể cả ban đêm, trong phòng bệnh thì chắc chắn phải bảo hộ kỹ hơn nữa" - bác sĩ Mai nhỏ nhẹ kể.
Không phải dễ mà cả tháng sống, làm việc hoàn toàn trong bệnh viện. Không đi chợ, không giải trí, không siêu thị, không quần áo đẹp, không có người thân ở bên... tất cả y bác sĩ ở đây đều mặc trang phục bảo hộ, loại trang phục tương đối giống... chiếc áo mưa. Họ mặc những trang phục này suốt ngày và đôi tay khô ráp vì găng tay cao su.
Mùa dịch này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và một số cơ sở y tế có điều trị bệnh nhân COVID-19 thật sự là "tuyến đầu chống dịch".
Đã có khoảng 100 bệnh nhân được điều trị ở bệnh viện này, gần 1/2 trong số này đã khỏi bệnh, 4/5 bệnh nhân nặng nhất phải thở máy, lọc máu liên tục, 1 người trong số đó phải chạy ECMO (thiết bị thay thế tim và phổi) đều đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, quay về với cuộc sống.
Nhưng trong những ngày điều trị cho bệnh nhân, có 2 bác sĩ ở bệnh viện này trở thành bệnh nhân COVID-19.
Và để có mỗi ca bệnh thành công, đặc biệt là những ca bệnh khó, các y bác sĩ đã ghi chép từng giờ, theo sát từng diễn biến của bệnh nhân, điều chỉnh mỗi thay đổi nhỏ nhất.
Mỗi ca làm việc tại khu vực bệnh nhân nặng kéo dài 12 giờ, dài hơn gấp rưỡi những ca làm việc bình thường, vì mỗi lần ra/vào đều phải thay đồ bảo hộ, phải sát khuẩn toàn thân để tránh lây lan.
Hôm 7-4, khi có 11 người bệnh được công bố khỏi bệnh ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tìm mãi mới thấy chị Mai, thấy bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, bác sĩ Giang và một số bác sĩ.
Mọi người có ấn tượng về những khuôn mặt hằn vết khẩu trang do ca làm việc kéo dài ở Trung Quốc hồi đầu vụ dịch này? Ở Việt Nam chúng tôi cũng đã thấy những gương mặt như thế.
Và đến hôm nay 9-4, hơn 50% người bệnh COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân khỏi bệnh, họ thường xếp hàng vỗ tay cảm ơn y bác sĩ, họ hiểu họ đã thoát khỏi những nỗi lo cả về tâm lý và thể lý, không chỉ của cá nhân họ.
Và những người "mặc áo mưa" hơn cả tháng kia, với nhiều người bệnh, là những người đáng nhớ hơn cả.
LAN ANH
Chuyện về nữ điều dưỡng ở Bình Thuận không về chịu tang mẹ vì chống dịch Covid-19 Câu chuyện của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên lan toả thông điệp cao cả về sự hy sinh của những thầy thuốc nơi tuyến đầu chống dịch. Trong số những y, bác sỹ trực tiếp điều trị các ca bệnh do nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, có trường hợp nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên phải nén...