Xúc động hình ảnh Giáo Hoàng Pope Francis hôn giày lãnh đạo Nam Sudan
Giáo Hoàng Pope Francis mới đây đã gây xúc động mạnh khi khiêm nhường quỳ xuống một cách khó khăn để hôn lên đôi giày của nhà lãnh đạo đối lập chính quyền Nam Sudan trong mong muốn tha thiết giữ gìn một nền hòa bình cho người dân nước này.
Theo New York Times, hôm thứ Năm vừa qua, Giáo Hoàng Pope Francis đã quỳ gối trước các nhà lãnh đạo của chính quyền Nam Sudan và hôn lên giày lãnh đạo phe đối lập đồng thời cầu xin hai nhà lãnh đạo duy trì nền hòa bình đang có.
“Tôi tha thiết đề nghị”, Giáo Hoàng nói với Tổng thống Salva Kiir và nhà lãnh đạo đối lập Riek Machar. Đặt tay lên ngực, Giáo Hoàng khẩn khoản nói: “Hãy gìn giữ hòa bình”.
Hình ảnh xúc động khi Giáo Hoàng hôn giày lãnh đạo Nam Sudan
Video đang HOT
Động tác đầy xúc cảm của Giáo Hoàng diễn ra tại tòa thánh Vatican và diễn ra chỉ vài giờ sau khi quân đội Sudan trục xuất nhà lãnh đạo lâu đời của nước mình, Tổng thống Omar al-Bashir, sau 30 năm cầm quyền.
Nam Sudan giành độc lập khỏi Sudan vào năm 2011 và vào tháng 12/2013, quốc gia này rơi vào cuộc nội chiến khiến nhiều người thiệt mạng và nhiều người phải di cư.
Tháng 9 năm ngoái, ông Kiir và cựu phó Tổng thống của ông trở thành thủ lĩnh phiến quân đối lập Riek Machar đã ký hiệp định hòa bình. Và hôm thứ Năm họ được sắp xếp gặp nhau tại tòa Thánh để bàn luận về tương lai hòa bình của Nam Sudan.
“Sẽ vẫn còn những mâu thuẫn giữa các bạn nhưng hãy chỉ để những điều đó bên trong văn phòng”, Giáo Hoàng đề nghị. “Trước nhân dân, hãy nắm tay nhau”.
Bằng cách này, Giáo Hoàng nói họ có thể “trở thành cha của dân tộc”.
Giáo Hoàng khẩn cầu hai nhà lãnh đạo tìm tiếng nói chung. “Người dân đã mệt mỏi, kiệt quệ bởi những cuộc xung đột trong quá khứ: Hãy nhớ rằng với chiến tranh, tất cả đều mất mát”.
Tòa thánh Vatican trong nhiều năm đã tìm cách gìn giữ hòa bình cho Nam Sudan.
Theo Nguoiduatin
Tổng thống Sudan bị lật đổ
Hội đồng Chuyển tiếp quân sự Sudan ngày 11-4 ra tuyên bố, tước quyền lực của Tổng thống Omar Al-Bashir trong bối cảnh người dân đang nổi dậy chống lại sự cai trị của tổng thống.
Tổng thống Omar Al-Bashir. Ảnh: The African Exponent
Quân đội Sudan thông báo đã bắt giữ Tổng thống Bashir và hơn 100 người gồm quan chức đương nhiệm và cựu quan chức, trong đó có Thủ tướng Sudan Mohamed Tahir Ayala. Đồng thời ra lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng và ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc trong 1 tháng, bắt đầu từ ngày 11-4. Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Ahmed Awad Ibn Auf tuyên bố hội đồng quân sự sẽ điều hành đất trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2 năm trước khi tổ chức cuộc tổng tuyển cử.
Ông Bashir nắm quyền kiểm soát Sudan sau một cuộc đảo chính năm 1989 và trở thành tổng thống năm 1993. Ông bị buộc tội tiến hành một chiến dịch thanh lọc sắc tộc ở vùng Darfur và suýt bị bắt vào năm 2015 khi đến thăm Nam Phi. Người dân Sudan ban đầu xuống đường chống lại chi phí sinh hoạt gia tăng, sau đó leo thang thành mục tiêu loại bỏ Tổng thống Bashir.
HUY QUỐC
Theo SGGP
Liên hợp quốc kêu gọi đối thoại ở Sudan khi tình hình bạo lực gia tăng Người đứng đầu Cơ quan Nhân quyền của Liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet bày tỏ quan ngại về các vụ đụng độ giữa chính phủ và những người biểu tình, khiến 70 người bị thiệt mạng. Người biểu tình tập trung tại Khartoum, Sudan, ngày 7/4/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 9/4, người đứng đầu Cơ quan Nhân quyền của Liên hợp quốc, bà...