Xúc động hình ảnh bà chở cháu đi khai giảng bằng sọt xe máy cà tàng
Sáng sớm nay, hình ảnh một người bà ở huyện Quế Phong, Nghệ An dùng xe máy cà tàng chở hai cháu bằng sọt rác tới trường dự lễ khai giảng mọi người nhói lòng…
Trên trang cá nhân của mình, anh Thò Bá Cường đăng tải hình ảnh người bà chở hai cháu bằng sọt đi thu mua phế liệu đã làm lay động cộng đồng mạng.
Trên trang cá nhân của mình, anh Thò Bá Cường đăng tải hình ảnh người bà chở hai cháu bằng sọt đi thu mua phế liệu đã làm lay động cộng đồng mạng. Với dòng status ngắn gọn: “Ngày khai giảng của 2 cháu, con của chị thu mua phế liệu. Thương lắm!”.
Sau khi dòng status của anh đăng tải đã khiến cho cộng đồng mạng phải để ý tới. Bởi hình ảnh người bà phải thay mẹ dùng chiếc xe máy cà tàng cùng 2 chiếc sọt chở hai cháu đến trường khai giảng.
“Chị ấy là người trước đây học rất giỏi, nhưng sau khi lấy chồng có gặp một số biến cố chị ấy trở nên khác. Chị có 2 đứa con và làm nghề buôn bán phế liệu, hôm nay tôi tình cờ đi làm thấy bà chở hai bằng sọt đến điểm khai giảng làm áy náy quá”, anh Nguyễn Hùng Cường chia sẻ.
Hình ảnh người bà dùng xe máy buôn phế liệu chở 2 cháu bằng sọt đến trường khai giảng làm nhiều người ở thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, Nghệ An xúc động.
Anh Cường cho biết thêm: “Đó là hình ảnh khiến tôi cảm thấy xót xa và thương lắm. Bởi hiện nay các cháu đến ngày khai giảng chuẩn bị cho năm học mới đều được các bậc phụ huynh cho ăn mặc đẹp, tô son, đánh phấn, quần áo chỉn chu, đưa đón bằng xe máy sạch sẽ, thậm chí cả ô tô… Nhưng ngược lại người bà ấy đưa hai cháu đi khai giảng bằng 2 sọt dùng chở phế liệu. Thương lắm anh à”.
Trong khi đó, tại một số ngôi trường ở biên giới xa xôi, hay như ở đồng bằng, thành phố cũng phấn khởi trong ngày khai giảng…
Trong năm học này, toàn tỉnh Nghệ An có 1.532 trường học, trong đó có 548 trường mầm non, 495 trường tiểu học, 399 trường THCS và 90 THPT. Tổng số học sinh ở các bậc học là 841.528 học sinh, tăng gần 30.000 học sinh so với kế hoạch phê duyệt trong năm học trước.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Giáo dục – Đào tạo yêu cầu lễ khai giảng năm nay thực hiện ngắn gọn, khoa học và chỉ tổ chức phần lễ. Tuy nhiên, buổi lễ vẫn phải đảm bảo sự trang trọng, tạo niềm vui, phấn khởi động viên các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và nhân dân trên địa bàn bước vào năm học mới.
Các em học sinh được đón nhận quà trong ngày khai giảng.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa lớp 1, các khối lớp còn lại vẫn học theo chương trình hiện hành. Đây cũng là năm học thực hiện 2 nhiệm vụ “kép” vừa đảm bảo công tác dạy và học vừa thực hiện việc phòng chống dịch Covid – 19.
Với việc đề ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp, trong năm học này giáo dục Nghệ An đặt mục tiêu cam kết nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo; đặc biệt đối với học sinh lớp 1 và học sinh các vùng miền núi, dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn và định hướng từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập
Một số hình ảnh ấn tượng trong ngày khai giảng ở mảnh đất hiếu học xứ Nghệ được PV ghi lại:
Các em học sinh Trường THCS Lê Lợi, TP Vinh với màn đồng phục ấn tưởng trong lễ khai giảng năm mới 2020-2021.
Ngôi trường Tiểu học Tri Lễ 4 ở bản Phà Khốm – điểm trường mà báo Dân trí xây dựng 5 phòng học – năm nay tổ chức chung lễ khai giảng tại phân hiệu chính diễn ra trong không khí trang nghiêm, phấn khởi.
Một em học sinh dân tộc Mông phát biểu trong lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Tri Lễ, huyện Quế Phong – địa bàn cách TP Vinh tầm 260km.
Đường đi tới điểm trường bản Sa Va, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn.
Thầy, trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Hữu Khuông, Tương Dương, Nghệ An tới lớp.
"Chú lính chì" Thiện Nhân mới ngày nào vào lớp 1 mà giờ đã cao lớn bất ngờ, suy nghĩ thì chững chạc như "ông cụ non"
Thiện Nhân năm nay đã rất cao lớn và tự tin bước vào năm học mới lớp 9.
"Chú lính chì" Thiện Nhân bao năm qua luôn được mọi người yêu mến và là câu chuyện cảm động cho sức sống mãnh liệt. Mới ngày nào được mẹ Mai Anh nhận nuôi và lẫm chẫm được mẹ đưa đến trường học lớp 1. Ngày đầu của năm học mới, chị Mai Anh bồi hồi nhớ lại thời điểm này ngày xưa.
Chị Mai Anh chia sẻ lại: "Ngày nào mẹ đã dắt Thiện Nhân mang theo lá cờ Tổ quốc xinh xinh hớn hở vào lớp 1. Còn hôm nay mẹ đòi đi theo Nhân một đoạn đường vào lớp 9. Nhân giục mẹ nhanh lên.
Mẹ chạy vội theo con với niềm vui và niềm tự hào y nguyên như ngày nào".
Hình ảnh Thiện Nhân đi khai giảng lớp 1.
"Mẹ đã dắt Thiện Nhân mang theo lá cờ Tổ quốc xinh xinh hớn hở vào lớp".
Mới ngày nào bé cỏn con vậy mà giờ này Thiện Nhân đã là một nam sinh cao lớn học lớp 9. Ngoài tính cách vui vẻ, lạc quan, Thiện Nhân còn là một cậu bé sống tình cả, biết lo lắng cho mẹ.
Cụ thể như nhân dịp năm học mới này, Thiện Nhân không đòi mua những đồ mới hay những thứ giới trẻ yêu thích. Ngược lại, cậu khiến mẹ Mai Anh vô cùng mát lòng.
"Mẹ Còi bảo vào năm học mới ai cũng mua một món đồ gì mới cho thích đi. Mẹ cũng thích được mua cho các con thế. Nhưng đi cả tối Nhân và anh Minh bé không mua gì cả, hỏi giày mới chỉ xem xem rồi lắc, hỏi balo mới cũng từ chối", chị Mai Anh kể lại.
Thiện Nhân hiện tại đã chững chạc rất nhiều.
Không những thế, Thiện Nhân còn chấn chỉnh lại cách sống của mẹ Mai Anh. Từ ngày nhận thêm Thiện Nhân, chị Mai Anh đã cố gắng nuôi dạy 3 con trai chu toàn nhất. Vì vậy, Thiện Nhân luôn lo lắng cho mẹ.
Chị Mai Anh vui vẻ cho biết: "Nhân bảo mẹ tiết kiệm đi, cái gì không cần thiết thì thôi, từ từ tiết kiệm mỗi ngày một ít. Mà mẹ cũng đừng đầu tư làm ăn gì, làm gì là phải tính, đừng có làm cái gì được ăn cả ngã về không... Mà mẹ cũng nghỉ ngơi dần đi, mẹ đầu tư vào mấy anh em ăn học là được rồi".
Chị Mai Anh và Thiện Nhân.
Thiện Nhân chụp cùng bà và anh trai.
Chia sẻ thêm với chúng tôi về Thiện Nhân, chị Mai Anh cho biết, chị không bao giờ ép các con phải học hành giỏi giang hay phải đạt thành tích nọ kia. Thiện Nhân học chưa quá xuất sắc nhưng con có ý thức học tập và luôn khiến chị hài lòng với kết quả đạt được. Nhưng Nhân là người biết suy nghĩ, có tầm nhìn xa trông rộng.
Chị Mai Anh kể: " Điểm toán của Nhân không cao, mẹ cũng hay bị cô nhắc là con chưa chăm chú, chưa hoàn thành bài tập. Mẹ biết Nhân thông minh, quyết đoán và có đầu óc chiến lược nên có bắt ép Nhân điểm cao thì không dễ mà mẹ cũng tự thấy không nên.
Ví dụ như thằng bé thấy cần mua máy tính thì mẹ nó biết chắc rằng cái máy tính đấy sẽ được dùng hết công suất, chẳng bao giờ lãng phí thừa trong đáy cặp. Và một khi Nhân bảo sẽ bận một thời gian về muộn hơn thì mẹ biết Nhân chỉ có dùng thời gian đó tự xoay xở vá những lỗ kiến thức còn thiếu thủng rất nhanh thôi".
Chẳng là một ngày đẹp trời Nhân bỗng nhiên xin tiền mẹ. Thiện Nhân thường ôm hôn mẹ trước khi đi học nhưng hôm nay con lại xin tiền trước cả thói quen đó. Nhân xin mua máy tính cầm tay nhưng không xin tiền mẹ mua một cái bất kỳ mà Nhân còn cẩn thận chỉ cho mẹ xem 3 mẫu máy tính đã lựa chọn. Cậu bé giải thích rằng có một loại rẻ hơn hẳn nhưng "tiền nào của nấy", nhanh hỏng, còn những máy đắt tiền cao cấp hơn thì nhu cầu chưa đến mức đó nên cũng không cần mua.
"Nhân làm gì cũng thế, luôn biết chắc chắn mình làm cái này để làm gì. Mua thì mua chuẩn cái mình đủ cần, không phải đắt mà chọn, nhưng có cái giá cao mà Nhân rất thích thì vẫn nói với mẹ. Một đứa trẻ biết suy xét vấn đề thì mẹ Còi đâu tiếc tiền gì", chị Mai Anh hào hứng.
Được biết, Thiện Nhân đang yêu thích trở thành luật sư trong tương lai. "Thời điểm này con đang thích thế. Có thể sau này con sẽ thay đổi nhưng tôi luôn ủng hộ mọi sở thích và quyết định của con", chị Mai Anh thổ lộ.
Hồ hởi nhận đồng phục ngày tựu trường, nam sinh bỗng biến thành "diễn viên hài" Chiếc quần được nhà trường phát để đón năm học mới, nhưng thử hỏi "thiết kế" thế này thì ai có thể mặc? Một mùa nhập học, tựu trường, khai giảng nữa lại về, hàng chục triệu học sinh trong cả nước nô nức chuẩn bị nào là sách vở, balo, dụng cụ học tập, đồng phục để đón năm học mới với...