Xúc động em trai cõng chị về nhà sau ly hôn: “Có gia đình luôn ở bên”
Để cuộc hôn nhân hạnh phúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa vào tình cảm của đôi bên.
Chính vì vậy, nhiều đôi vợ chồng tan vỡ cũng chỉ vì tác động từ phía gia đình. Bước ra khỏi cuộc hôn nhân ai cũng đau lòng, điều quan trọng nhất lúc này là có người ở bên an ủi, động viên.
Ly hôn là chuyện không ai mong muốn. (Ảnh minh hoạ: Pinterest)
Sohu đăng tải, người phụ nữ đến từ tỉnh An Huy (Trung Quốc) và chồng cũ gặp gỡ, quen biết rồi hẹn hò như biết bao cặp đôi khác. Tình cảm giữa cả 2 rất tốt, gia cảnh cũng tương đương nhau, khoảng cách giữa 2 nhà lại không quá xa nên ai cũng rất ủng hộ cho cặp đôi.
Người em trai đến tận tòa đón chị gái về nhà sau khi tiến hành thủ tục ly hôn với chồng cũ. (Ảnh: Sohu)
Khi đã đủ hiểu và tin tưởng nhau, cả hai quyết định tổ chức hôn lễ. Đám cưới đã được tổ chức dưới sự chúc phúc của đông đảo người thân, bạn bè. Trong ngày cưới, người phụ nữ này đã được em trai ruột cõng lên xe hoa. Ở một số vùng của Trung Quốc đây được coi là một phong tục truyền thống lâu đời.
Khi ấy, em trai còn dặn dò anh rể rằng hãy đối xử tốt với chị gái mình, mong muốn cả hai sẽ có cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc, đồng hành cùng với nhau đến khi đầu bạc răng long. Sau đó, người em trai lại quay sang nói với chị gái rằng dù cuộc sống có thế nào thì gia đình vẫn luôn dang rộng cánh tay đón cô trở về.
Cậu em tặng chị bó hoa sau khi chị hoàn tất thủ tục ly hôn. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng tiếc thay, cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ không được hạnh phúc như mong muốn của mọi người. Nguyên nhân chủ yếu do mối quan hệ không tốt giữa cô với phía nhà chồng. Tuy 2 vợ chồng được sống riêng nhưng bố mẹ chồng lại thường xuyên đến soi mói, bắt lỗi và chỉ trích con dâu vô cớ.
Cô cũng đã nhiều lần nói chuyện này với chồng để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhưng vô ích. Bởi người chồng không có chính kiến, thấy mẹ nói thế nào liền nghe theo, tin rằng vợ mình đã làm sai. Anh ta không bao giờ đứng vào vị trí của vợ để xem xét phải trái. Mẹ chồng vừa gây áp lực lên con dâu, mặt khác bà lại động viên con trai hãy ly hôn và tìm cho bà một người con dâu khác ngoan hiền, dễ bảo hơn.
Video đang HOT
Vì chị gái có cuộc hôn nhân không hạnh phúc nên anh chàng cố gắng an ủi. (Ảnh: Sohu)
Không thể chịu đựng được sự coi thường ấy, người phụ nữ mang theo sự ấm ức và đau khổ kể cho bố mẹ ruột và xin lời khuyên. May mắn cả gia đình đều ở bên động viên, an ủi cô không có gì phải sợ, nếu đã không còn ở được với nhau thì hãy ly hôn. Ly hôn cũng không có gì phải xấu hổ, gia đình luôn là nơi cô có thể về bất cứ lúc nào. Cuối cùng, cặp đôi đã quyết định chấm dứt với nhau.
Ngày ra tòa làm thủ tục ly hôn, người em trai đã đứng sẵn bên ngoài chờ chị gái. Thấy chị gái đi ra, cậu em liền đi tới tặng chị một bó hoa thay cho lời chúc mừng, được “giải thoát” để có thể là chính mình, không bị ai soi mói, kìm kẹp.
Chị gái có buồn, đau lòng nhưng vẫn có gia đình ở bên. (Ảnh: Sohu)
Nhờ có em trai mà người phụ nữ cảm thấy được an ủi rất nhiều. Không những vậy, khi về đến cửa nhà, người em trai còn ngồi xổm xuống, ra hiệu cho chị gái trèo lên lưng mình để cõng chị gái vào nhà như cái cách mà em đã từng đưa chị đi lấy chồng. Cậu em muốn trước đây đưa chị về nhà chồng thế nào thì nay đón chị về nhà mình như thế, giúp cô cảm nhận được rằng bản thân luôn được chào đón và trân trọng khi về nhà.
Sau đó, người mẹ cũng chờ sẵn ở cửa, ôm chặt lấy con gái. Dù có khó khăn ra sao đi nữa chị vẫn luôn có gia đình ở bên, động viên, yêu thương.
Ngày chị đi lấy chồng, chính em trai cũng là người cõng ra khỏi nhà. (Ảnh: Sohu)
Ngày chị trở về sau cuộc hôn nhân không trọn vẹn em trai một lần nữa cõng chị vào nhà. (Ảnh: Sohu)
Người mẹ đứng ở cửa chờ đợi ôm lấy con gái của mình. (Ảnh: Sohu)
Những hành động của người thân cô gái thực sự đã xoa dịu trái tim tổn thương sau một cuộc hôn nhân thất bại.
Cập nhật tin tức liên tục tại YAN TV. Và đừng quên truy cập Sống Sao Mới Chuẩn để xem thêm những thông tin khác về đời sống, xã hội khác.
Ly hôn là điều chẳng ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây là phương án được coi là vẹn toàn và hợp lý nhất, tốt nhất cho cả hai bên. Bởi đã có không ít người phụ nữ đau khổ khi phải chịu đựng, kìm nén quá nhiều. Tuy nhiên họ lại sợ ly hôn sẽ gây điều tiếng, làm mất danh dự và ảnh hưởng tới gia đình, người thân của mình. Ngược lại cũng có những người phụ nữ được gia đình thấu hiểu, ủng hộ nên đã mạnh mẽ “giải thoát” bản thân khỏi cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc, êm ấm ấy như câu chuyện trên.
Vợ được về nước sau 21 năm, chồng đau khổ đi tìm
Những ngày gần đây, câu chuyện trở về nước của người phụ nữ 34 tuổi sau 21 năm lưu lạc nơi xứ người đang được chú ý.
Không chỉ xót thương vì những khổ cực mà chị từng trải qua, dân tình còn xúc động bởi chuyện tình yêu trắc trở của chị với người chồng không bình thường.
Chị Duyên đã được trở về Việt Nam sau 21 năm lưu lạc nơi xứ người. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Cụ thể, kênh YouTube Phong Bụi đã đăng tải những clip đưa chị Duyên (quê ở An Giang) - ở Campuchia từ năm 13 tuổi về Việt Nam. Được biết, bố mẹ chị Duyên ly hôn từ năm chị mới học lớp 6, sau đó mỗi người đều đi thêm bước nữa. Trước cảnh này, chị bỏ học, cãi lời mẹ để sang Campuchia, mang hi vọng có thể tự lập nghiệp và kiếm tiền nhưng không ngờ rằng sẽ phải đối mặt với cuộc sống khó khăn.
Cuộc sống khó khăn của chị bắt đầu từ năm 13 tuổi. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Sau những vất vả, khổ cực cùng nỗi nhớ nhà, chị Duyên từng tìm kiếm cơ hội về nước nhưng chưa lần nào thành công. Làm việc ngày đêm nhưng tất cả tài sản chị có chỉ là vài bộ quần áo cũ kĩ.
Tuy nhiên, tình yêu lại nở hoa trong cuộc sống tưởng chừng như u ám đến tận cùng của chị Duyên. Theo chia sẻ từ kênh YouTube Phong Bụi, chị Duyên và anh Địa - một thanh niên người Việt Nam vô tình gặp nhau rồi trở thành vợ chồng. Người đàn ông này đã chăm lo, vun vén hạnh phúc, trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị.
Mang hi vọng đổi đời nhưng chị Duyên không ngờ chờ đón mình là vất vả ở Campuchia. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Anh Địa từng là chỗ vựa vững chắc cho chị. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Đối với chị Duyên, anh Địa là "người dưng" duy nhất tốt với mình lúc hoạn nạn. Cả hai cùng chung sống trong túp lều cũ kĩ cạnh bờ sông. Những tưởng họ có thể nương tựa vào nhau mà sống nhưng chuyện không may lại xảy đến. Trong một lần đi nhặt ve chai, anh Địa vì bảo vệ chị Duyên mà gặp sự cố dẫn đến mất trí nhớ, tinh thần không ổn định.
Vì bảo vệ người thương mà anh Địa gặp nạn. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Từ đó, một mình chị Duyên ngày ngày đi nhặt ve chai, kiếm tiền nuôi cả hai người. Bỏ thì thương, vương thì tội, chị xem anh Địa vừa là ân nhân, vừa là bạn đời nên đối xử với anh rất tốt, sẵn sàng chăm sóc anh suốt đời.
Cuộc đời chị Duyên có quá nhiều nỗi khổ. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Lúc chị Duyên được trở về nước sau 21 năm, anh Địa đau khổ vô cùng vì không còn hình bóng vợ bên cạnh. Người dân xung quanh nói Việt Nam ở hướng Đông nên ngày ngày, anh thường nhìn xa xăm về hướng mặt trời mọc. Mỗi lần nhớ vợ, anh lại khóc nấc lên, gọi tên chị Duyên trong vô vọng. Người đàn ông này cũng không dám rời bỏi túp lều cũ vì mong chờ vợ trở về. Anh nức nở: "Liệu rằng anh có thể làm chồng Duyên một lần nữa không?"
Hai vợ chồng sống trong túp lều cũ cạnh bờ sông. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Khi sang Campuchia gặp lại anh Địa, chủ nhân kênh YouTube Phong Bụi đã tạo cơ hội để 2 vợ chồng trò chuyện qua video. Anh Địa không kìm được mà rơi nước mắt. " Đừng khóc nữa, anh nhớ em lắm", anh nói với vợ. Thương cảnh 2 người phải xa nhau, nam YouTuber đã nói sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện hoàn thành thủ tục, đón anh Địa về Việt Nam để 2 vợ chồng đoàn tụ.
Xúc động khi gặp lại vợ. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Phong Bụi)
Có thể thấy, tình yêu là thứ vô cùng kì diệu có thể giúp 2 người vượt lên hoàn cảnh, nương tựa vào nhau để sống. Dù lúc khó khăn hay an toàn như hiện tại, chị Duyên vẫn luôn nhớ đến chồng. Chúc hai người sớm có thể gặp lại và chung sống hạnh phúc với nhau.
Bé trai gào khóc chạy trốn bố sau phiên tòa ly hôn: Con có được chọn ở với cha hay mẹ? Theo quy định, khi con đủ 7 tuổi trở lên có thể bày tỏ nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ tại phiên toà ly hôn. Song, "nguyện vọng" của con chỉ là điều kiện để xem xét chứ không quyết định sẽ giao cho cha hay mẹ nuôi dưỡng. Mới đây, trên các trang mạng xã hội chia sẻ đoạn clip...