Xúc động con rể đưa bố vợ từ “án tử ung thư gan” trở về khỏe mạnh
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện được 5 ca ghép gan đầu tiên giúp bệnh nhân ung thư gan có cơ hội được điều trị tốt hơn. Đây là một bước tiến quan trọng trước tình trạng bệnh ung thư gan đang đứng đầu ở Việt Nam.
Bác sĩ Long chăm sóc bệnh nhân. Ảnh báo TT
Con rể hiến gan cho bố vợ
Bệnh nhân Nguyễn Ngọc H., 62 tuổi, trú tại Nha Trang bị ung thư gan và đã điều trị các phương pháp khác nhưng không hiệu quả. Sức khỏe ngày càng nghiêm trọng nếu không thực hiện ghép gan bệnh nhân chỉ sống được khoảng 1 năm nữa.
Ông H. bị viêm gan C dù đã điều trị khỏi hẳn cách đây 4 năm nhưng vẫn âm thần tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Khối u trong gan có kích thước khoảng 3cm và nằm ở vị trí rốn gan. Bác sĩ cho biết đây là một vị trí rất khó điều trị.
Bệnh nhân lại bị xơ gan nhiều nên việc điều trị ung thư bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Khi đưa ra phương án ghép gan. Cả ba người con của bệnh nhân H. đều làm xét nghiệm và tương đồng về nhóm máu. Tuy nhiên, lá gan của họ nhỏ, không đủ điều kiện để thực hiện hiến gan sau điều trị nên các bác sĩ không nhận gan của con ông H.
Anh Nguyễn T.T. 31 tuổi là con rể của ông H. tình nguyện làm xét nghiệm để hiến gan cho bố vợ. Kết quả, anh T. có nhóm máu tương đồng với bệnh nhân và lá gan cũng to đủ điều kiện hiến gan nên các bác sĩ đã thực hiện ca ghép gan của bệnh nhân H. vào cuối năm 2018. Sau phẫu thuật, cả hai bố con ông H. đều bình phục và sức khỏe ổn định.
Video đang HOT
Trường hợp của ông Lê V.Q, 57 tuổi, trú tại Bình Dương bị ung thư gan trên nền xơ gan và viêm gan C. Sau một thời gian điều trị ung thư gan không có hiệu quả, lá gan của bệnh nhân ngày càng suy yếu và lúc này các bác sĩ đưa ra phương án hiến gan.
Con gái của bệnh nhân đã tình nguyện hiến gan cho bố mình. Với ông Q. con gái chính là người đã mang ông trở về cuộc sống mới. Sau phẫu thuật, sức khỏe của hai bố con ông Q. đều hồi phục tốt.
Hay như trường hợp của bệnh nhân Trần Văn V. 50 tuổi bị ung thư gan trên nền viêm gan B, xơ gan. Dù đã được điều trị bằng phương pháp nút mạch nhưng tình trạng xơ gan vẫn phát triển và khi có sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Bệnh viện Y Dược TP.HCM đã thực hiện ca ghép gan của anh V.. Người hiến gan chính là vợ anh.
Thủ phạm do viêm gan
TS BS. Trần Công Duy Long – Phó Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết vì gan có khả năng tái sinh bù trừ nên phần gan còn lại trong cơ thể người vợ sẽ phát triển lớn hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể và đảm bảo sức khỏe người hiến không bị ảnh hưởng sau khi hiến gan. Về phía các bệnh nhân phần gan ghép đã được cơ thể người bệnh dung nạp tốt. Nó sẽ giúp bệnh nhân tiếp tục sống lâu dài.
Theo bác sĩ Long ở Việt Nam, ung thư gan là một loại bệnh ác tính thường gặp nhất. Đa số nguyên nhân dẫn đến ung thư gan là do viêm gan, xơ gan và một số bệnh lý khác. Ung thư gan là một loại bệnh tiến triển thầm lặng, khó nhận biết sớm, do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi thời gian đã trễ, tổng trạng kém, dẫn đến việc tiên lượng xấu, điều trị khó khăn.
Trong khi đó 80% ung thư gan liên quan đến nhiễm viêm gan siêu vi B. Việt Nam lại nằm trong vùng trũng bệnh viêm gan B nên tình trạng ung thư gan ngày càng gia tăng cũng là điều dễ hiểu.
Bác sĩ Long từng điều trị cho một gia đình có 5 người trong một nhà bị bệnh này và lần lượt qua đời ở tuổi 30 – 40 mà nguyên nhân do người mẹ nhiễm vi rút viêm gan B và truyền cho con lúc sinh nhưng không ai biết mình mang vi rút này chỉ đến khi bị ung thư thì viêm gan B đã phá hủy lá gan gây xơ gan.
Khi bệnh nhân cảm thấy đau tức hoặc vàng da thì khối u gan đã lớn và xơ nặng. Biện pháp tầm soát hiệu quả nhất là dựa vào siêu âm, CT Scan hoặc chụp MRI.
Bác sĩ Long cho biết biện pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa viêm gan B là tiêm vắc-xin. Viêm gan B chưa có thuốc điều trị nhưng đã có vắc-xin ngừa mang lại hiệu quả bảo vệ trên 90%, đặc biệt nếu tiêm cho trẻ em ở giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả cao hơn. Hiện nay, viêm gan siêu vi C chưa có vắc-xin nhưng đã có thuốc điều trị rất hiệu quả.
Đối với những người đã bị viêm gan B, C mạn tính cần tiến hành tầm soát ung thư gan 6 tháng một lần, nếu có xơ gan thì tiến hành mỗi 3 tháng.
Theo infonet
Quảng Ninh: Điều trị ung thư gan miễn phí cho bệnh nhân
Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, Quảng Ninh đang thực hiện điều trị miễn phí ung thư gan bằng các phương pháp tiên tiến nhất nhằm giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị bệnh.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân.
Ông T.X. Hồ (Hải Hà, Quảng Ninh) được chẩn đoán bệnh ung thư gan nguyên phát trên nền gan B mạn tính. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân là nút mạch bằng hóa chất kết hợp đốt u bằng vi sóng. Mục tiêu của ca can thiệp là vừa làm tắc mạch máu cấp máu nuôi dưỡng khối u, vừa bơm hóa chất trực tiếp vào khối u sau đó kết hợp đốt u bằng vi sóng để phá hủy khối u một cách hiệu quả, triệt để nhất.
May mắn được điều trị bệnh miễn phí bằng công nghệ vi sóng tại Bệnh viện, ông Hồ không phải chuyển viện lên tuyến trên, khối u ác tính mang trong mình được điều trị hiệu quả và tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. "Khi vào Bệnh viện Bãi Cháy được các bác sĩ tư vấn, thông báo tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ miễn phí điều trị ung thư gan bằng công nghệ mới " đốt u bằng vi sóng". Tôi đã đăng kí điều trị và được các bác sĩ bệnh viện tận tình chăm sóc. Hiện tại sức khỏe tôi đã phục hồi, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, có nhiều chương trình điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc bệnh nan y như tôi". - Ông T. X. Hồ vui mừng chia sẻ.
Được sự phê duyệt và hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh Quảng Ninh cho đề án nghiên cứu Khoa học - Công nghệ về "Ứng dụng kĩ thuật Vi sóng trong phá hủy u gan, u tuyến giáp" của Bệnh viện Bãi Cháy có ý nghĩa y học và xã hội lớn, mở ra cơ hội được điều trị bệnh, miễn phí cho nhiều người bệnh ung thư gan trên địa bàn Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện trang trải cho việc điều trị bệnh.
Không chỉ bệnh nhân T.X.Hồ, từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bãi Cháy cũng đã can thiệp xử trí thành công nhiều trường hợp bệnh nhân mắc u gan, u tuyến giáp bằng kỹ thuật vi sóng. Các bệnh nhân xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt, không có trường hợp tái nhập viện do biến chứng hoặc tái phát bệnh. "Phạm vi ứng dụng phương pháp đốt u bằng vi sóng rất rộng và hiệu quả đối với các bệnh lý Như: u tuyến giáp, u tuyến vú, phần mềm, u phổi, ung thư gan, u di căn gan, u xương...dưới sự hỗ trợ của siêu âm và cắt lớp vi tính" - Bác sĩ Lê Tiến Hưng - Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.
Ung thư gan ( Hepatocellular carcinoma - HCC) là căn bệnh phổ biến, nguy cơ tử vong cao hàng đầu trong các bệnh ung thư.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan (HCC) tùy thuộc vào giai đoạn như: phẫu thuật cắt bỏ khối u, đốt u gan bằng sóng cao tần, nút mạch u gan hóa chất, điều trị đích, chăm sóc giảm nhẹ ... Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là xu hướng mở rộng ứng dụng các phương pháp can thiệp ít xâm lấn trong điều trị bệnh trên thế giới. Phương pháp đốt u gan bằng công nghệ vi sóng khẳng định tính ưu việt và được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển và một số bệnh viện tuyến trung ương ở Việt Nam.
Kĩ thuật đốt u bằng vi sóng đảm bảo độ chính xác, an toàn, hiệu quả cao. Bác sĩ can thiệp sẽ luồn một kim phát điện cực xuyên qua da vào khối u để đốt bằng nhiệt vi sóng dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính. Nhờ vậy quá trình đốt u luôn chính xác không gây tổn thương các cơ quan xung quanh vùng đốt, thiết bị vận hành tạo vi sóng được tự động hóa, giúp các bác sĩ tối ưu hóa các công đoạn thực hiện thủ thuật can thiệp.
Bác sĩ Lê Tiến Hưng cho viết bệnh viện đã thực hiện thành công kĩ thuật đốt u bằng vi sóng trên nhiều bệnh nhân u gan khẳng định: "Giá trị của một ca can thiệp vi sóng điều trị u gan hiệu quả tương đương với một cuộc đại phẫu cắt gan. Với lựa chọn phẫu thuật, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, mất máu, thời gian hồi phục kéo dài và các biến chứng sau phẫu thuật, chi phí nằm viện lớn. Nhưng với phương pháp đốt u bằng vi sóng, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình đốt u, cảm thấy nhẹ nhàng, không gây mất máu, không để lại sẹo. Bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, xuất viện sau 24h, tỷ lệ biến chứng thấp, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị bệnh."
Theo infonet
Bác sĩ 96 tuổi vẫn hàng ngày phẫu thuật cứu người Bác sĩ Wu Mengchao thực hiện 2 ca phẫu thuật mỗi ngày, còn hướng dẫn bác sĩ trẻ điều trị cho bệnh nhân ung thư gan. Bác sĩ Wu Mengchao 96 tuổi, sinh ra ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sống tại Malaysia từ khi 5 tuổi. Gia đình nghèo khó, ông phải đi gom nhựa cây cao su vào buổi sáng trong...