Xúc động chương trình cầu TH đặc biệt tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Qua các phóng sự “81 ngày đêm – khúc tráng ca Thành cổ”, “Những trang nhật ký và một thế hệ “mãi mãi tuổi 20″, “Những món nợ của người lính già”… khán giả cả nước đến với mảnh đất bi hùng Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn.
Tại điểm cầu Đài tưởng niệm Bắc Sơn (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các đại biểu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tối 26.7, một chương trình cầu truyền hình đặc biệt mang tên “ Dáng đứng Việt Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ LĐTBXH thực hiện trực tiếp tại 4 điểm cầu: Tượng đài Bắc Sơn (Hà Nội), Khu di tích lịch sử quốc gia 27.7 (Thái Nguyên), Thành cổ Quảng Trị, và Đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi (TPHCM) đã để lại những không ít rung cảm trong lòng khán giả.
Tham dự chương trình tại các điểm cầu có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, cán bộ lão thành cách mạng, thương bệnh binh, người có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng cùng đông đảo nhân dân cả nước.
Mở đầu chương trình, khán giả được chứng kiến Lễ tri ân các Anh hùng Liệt sĩ được tổ chức tại 4 điểm cầu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo Đảng Nhà nước đã thắp nén nhang thơm, tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Cầu truyền hình Dáng đứng Việt Nam tại Di tích lịch sử quốc gia 27.7 ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Video đang HOT
Đến với Khu Di tích lịch sử Quốc gia 27.7, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khán giả cả nước được trở lại nơi cách đây 70 năm đã diễn ra Lễ mít tinh Ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên của nước ta.
Tại đây, qua các phóng sự và lời kể của bà Tạ Thị Vệ, một trong 300 người được tham dự Lễ mít tinh đầu tiên, các sự kiện quan trọng của lịch sử đã được tái hiện lại như: Bác Hồ tặng áo rét tại buổi quyên góp ở Nhà hát Lớn; viết thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng (có con trai hy sinh); ký sắc lệnh số 20/SL Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ; phát động phong trào chăm sóc thương binh, với phương châm: “Bữa ăn chín cũng như mười/Mỗi nhà nuôi lấy một người thương binh”…
Bên cạnh những tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại 4 điểm cầu, chương trình cầu truyền hình mang tới cho khán giả và nhân dân cả nước nhiều câu chuyện rất đặc biệt, lần đầu được công bố.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tham dự chương trình tại đầu cầu Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi) trong điều kiện trời mưa to. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Khán giả theo dõi chương trình tựa như được đọc một cuốn sách, trong đó viết về những chiến sĩ đã ra đi, “…chẳng để lại chi trước lúc lên đường/Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Trong chương mở đầu của cuốn sách “Anh chẳng để lại gì trước khi lên đường”, khán giả được nghe câu chuyện của bà Bùi Thị Dẫn (ở Kiến Thụy, Hải Phòng), có cha là Liệt sĩ Bùi Thế Giới, thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; nghe ông Bob Cornor, nguyên Trung sĩ Cảnh sát bảo vệ sân bay Biên Hòa, Đồng Nai – một trong những cựu binh Hoa Kỳ đã kết nối, giúp Việt Nam tìm ra mộ chôn tập thể của 150 chiến sĩ tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968 tại sân bay Biên Hòa kể về cảm xúc khi chứng kiến cảnh khai quật mộ những người lính Việt Nam; giao lưu với Đại tá Mai Xuân Chiến, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai – người đã đưa hài cốt những người lính trở về quê hương…
Qua các phóng sự “81 ngày đêm – khúc tráng ca Thành cổ”, “Những trang nhật ký và một thế hệ “mãi mãi tuổi 20″, “Những món nợ của người lính già”… khán giả cả nước đến với mảnh đất bi hùng Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình, mỗi chiến sĩ phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có một đại đội vượt dòng Thạch Hãn – ranh giới phân chia đất nước thành hai nửa, để tiếp viện quân số.
Tại Đài chứng tích sinh viên-chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị, những cựu sinh viên Hà Nội từng tham gia chiến đấu tại đây đã cùng nhau ôn lại những câu chuyện nhập ngũ, những ngày hành quân, mang theo sách vở vào chiến trường, những khó khăn, ác liệt khi tham gia chiến đấu…
Khán giả còn được nghe câu chuyện về liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn – người đã hy sinh trong những trận đánh ác liệt kéo dài 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Ở tuổi 18, chàng trai trẻ Nguyễn Kỳ Sơn khi đang là sinh viên năm thứ hai Học viện Thủy lợi viết thư tình nguyện đi bộ đội (tháng 9.1971).
Trong cuốn nhật ký bằng thơ của mình, Nguyễn Kỳ Sơn tự hào: “Tuổi 18 lên đường đánh Mỹ/Vui gì hơn anh lính tân binh/Mũ sáng soi miệng cười chúm chím/Anh hào quang tỏa sáng niềm tin”. Anh hy sinh ngày 25.8.1972. Phải một năm sau gia đình mới nhận được tin để rồi bắt đầu chuỗi hành trình 38 năm bố mẹ anh lặn lội tìm mộ con…
Một tiết mục văn nghệ trong chương trình cầu truyền hình.
Chương hai của chương trình – “Những kỷ vật còn lại” – đưa khán giả đến với câu chuyện của những kỷ vật trong kho lưu trữ 70.000 hiện vật của Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3, tại Hà Nội. Trong đó có câu chuyện về đôi bông tai của Liệt sĩ Nguyễn Văn Đồng được gửi lại kho lưu trữ trước khi lên đường ra chiến trận, đã được trở về với thân nhân của liệt sĩ; câu chuyện về mối tình dang dở của Liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm (quê ở Hải Dương, đơn vị Đại đội 506B, Tiểu đoàn 704 đặc công Quảng Ngãi, hy sinh ngày 17.10.1974 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi) với y tá Đặng Ngọc Cẩm (năm nay 70 tuổi, quê ở Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)…
Giao lưu trong điều kiện trời mưa to. Ảnh: Pháp luật TPHCM
Chương kết với chủ đề “Gia đình mãi đợi anh về” tái hiện câu chuyện những Người Mẹ đã chờ đợi con dù biết con đã hy sinh. Đó là câu chuyện của 2 người mẹ đợi con 30 năm, dù con đã hy sinh trong trận chiến CQ88. Đó là mẹ Dương Thị Tạo – mẹ của liệt sĩ Phan Văn Thiềng – E83 công binh hải quân, quê ở Đồng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), bao năm nay vẫn một mình ở trong căn nhà cũ bên bờ biển đợi con về.
Người thứ hai là mẹ Nguyễn Thị Tròn, năm nay 84 tuổi, ở một vùng quê cát trắng ven biển thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, vẫn ngày ngày đi lang thang vô định trên các động cát trắng, chờ đợi con. Con mẹ Tròn là anh Hoàng Văn Túy, đã nằm lại ở biển Trường Sa vào ngày 14.3.1988.
Trong chương trình, còn có các phóng sự được thực hiện tại: Điện Biên, Quảng Trị, Côn Đảo, TP.HCM, Hà Giang, Đồng Nai, Quãng Ngãi, Quảng Bình…
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao quà tặng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh, thương bệnh binh; lãnh đạo Bộ LĐTBXH đã trao chứng nhận danh tính hài cốt liệt sĩ cho thân nhân các liệt sĩ.
Theo Danviet
Cấp đổi, cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho hơn 3 nghìn liệt sĩ
Tại Quyết định 1052/QĐ-TTg và Quyết định 1079/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp đổi, cấp lại Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 3.070 liệt sĩ thuộc các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bạc Liêu, Hòa Bình, Quảng Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Bình Định, Hà Nội, Bình Dương, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bắc Ninh, An Giang, Nghệ An, Bình Thuận.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cấp đổi, cấp lại Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 11.947 liệt sĩ thuộc 37 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Long An, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bến Tre, Yên Bái, Cao Bằng, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tiền Giang, Ninh Bình, Hà Nội, Kiên Giang, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Gia Lai, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Phú Yên, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Nam Định.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 498 liệt sĩ thuộc các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng và 36 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tiền Giang, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Theo Danviet
Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! Lá thư cuối cùng của liệt sỹ Nguyễn Văn Thịnh được viết vào đầu xuân 1985, tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang trong chiến tranh biên giới. Người mẹ liệt sỹ chia sẻ, con trai từng kể chỉ còn mấy quả cà chua để ăn vì pháo địch đánh vào dữ lắm. Liệt sỹ Thịnh rất thích ăn bánh chưng nhưng vẫn...