Xúc động câu chuyện cô gái Bỉ gốc Việt tìm mẹ: ‘Mong một lần gặp lại để được nói tiếng yêu mẹ’
Được một gia đình người Bỉ nhận nuôi khi vừa mới lọt lòng, 23 năm sau, cô gái Lauren Herremans (sinh năm 1996) quyết định quay về quê hương để bắt đầu hành trình tìm lại nguồn cội của mình.
Năm 2010… tại thành phố Hainaut… nước Bỉ….
Tiết học về tôn giáo hôm nay có điều đặc biệt, cô giáo cho mỗi học sinh một tờ giấy và ra đề: Hãy kể về những đặc điểm của bạn đã được thừa hưởng từ cha mẹ?
Các thành viên trong lớp hào hứng nhanh chóng viết bài, duy chỉ có cô bé gốc Việt Lauren Herremans ngồi bất động ở góc lớp. Cô nhìn chằm chằm vào tờ giấy của mình rồi lại đảo mắt quanh lớp theo dõi các bạn đang hí hoáy với bài viết của mình, một số bạn đang mỉm cười. Hẳn là trong đó sẽ có những điều thật tuyệt.
Lauren lại đưa mắt về giáo viên hướng dẫn, cô biết giáo viên của mình đang nhận ra rằng nhiệm vụ này hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh của cô. Đó là những phút giây ngại ngùng và dồn nét. Nhiều câu hỏi liên tục bật ra và đan xen trong suy nghĩ của Lauren: Mình trông giống ai? Mình đã được thừa hưởng điều gì từ cha mẹ? Sau cùng, Lauren bật khóc.
Lớn lên trong một gia đình người Bỉ, Lauren vẫn nhận được trọn vẹn tình yêu thương của những thành viên trong nhà. Họ lo lắng cho cô về vật chất lẫn tinh thần. Vì lí do đó nên từ nhỏ Lauren chẳng bao giờ nhận ra rằng mình khác biệt.
Cho đến khi cô học tiểu học, một vài bạn cùng lớp đã hỏi cô rằng: Cô có phải là con nuôi không? Bố mẹ này có phải là bố mẹ ruột của cô không? Lauren mang những câu hỏi này về nhà. Bố mẹ người Bỉ chỉ nhẹ nhàng cho cô xem một quyển sách về việc nhận nuôi là gì và cô luôn cố gắng để hiểu nó.
Video đang HOT
Sau khi lớn lên, động lực tìm lại nguồn cội của mình luôn âm ỉ trong trái tim của Lauren. “Tháng 8 năm 2018 tôi đã đăng ký một chương trình của Bỉ để tìm mẹ. Nhà sản xuất gọi cho tôi nói rằng họ đã rất sẵn lòng để bắt đầu tìm kiếm giúp tôi. Nhưng vì lí do tài chính, họ đã ngừng hoạt động vào tháng 9. Khi tôi nhận được tin, tôi như sụp đổ và không muốn tìm kiếm nữa”.
Cuối năm 2018, Lauren lên kế hoạch trở về Việt Nam chỉ để thăm, tìm hiểu về cội nguồn, hoàn toàn không có ý định tìm gia đình ruột. Nhưng càng gần đến ngày đi, cô lại nôn nao, bồi hồi đến mức khó hiểu.
“Có lẽ mình nên đăng thông tin của mình ở đâu đó để mọi người có thể cho biết địa chỉ của mẹ hoặc gặp bà mụ tại bệnh viện nơi mình sinh ra” – cô nghĩ.
Chính Lauren cũng không ngờ rằng thông tin nhanh chóng được lan truyền trong cộng đồng người Việt. “ Chuyến đi của tôi có một hướng hoàn toàn khác nhưng tôi vẫn hạnh phúc vì điều này”- Lauren nói.
Những ngày đầu tiên trở về quê hương, Lauren cảm thấy Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình.
Lauren tâm sự: “Tôi đã từng lo lắng vì họ sẽ không nghĩ tôi là một người Việt Nam thực sự. Nhưng may mắn là họ đã dang rộng vòng tay để đón tôi về. Họ mời tôi dùng cơm, giúp tôi tìm kiếm địa chỉ của mẹ, liên hệ với ủy ban… Mọi thứ khiến tôi cảm thấy đây là quê hương của mình, thật ấm áp. Thậm chí, tôi đã tự học tiếng Việt để có thể giao tiếp với gia đình nếu tìm lại được”.
Tại phòng khám đa khoa Gia Lâm, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nơi cô sinh ra có tài liệu ghi rằng cô tên Đinh Thị Hồng. “Người bác sĩ trực năm đó đã mất. Khi tôi gặp bà mụ đỡ đẻ cho mẹ tôi năm ấy, bà nói rằng mẹ tôi muốn đặt tên cho tôi là Hồng. Tôi sinh non và nặng 1,9kg nên phải đặt nội khí quản. Mẹ tôi cũng đã rất khó khăn trong giai đoạn đó, bà chỉ mới 20 tuổi và chưa hề kết hôn. Vì thế, tôi giữ Hồng làm cái tên thứ hai, vì nó cũng là một phần bản sắc của tôi”- Lauren kể.
Manh mối cuối cùng mà cô có thể tìm kiếm đó là Xóm Lội (tỉnh Ninh Bình). Tuy nhiên, cô vẫn không nhận được bất kì thông tin nào về mẹ của mình.
Một người đàn ông tại Hà Nội đã gọi cho Lauren, nói rằng ông có thể là cha của cô vì vào giai đoạn năm 1995 – 1996, ông có gắn bó với một người phụ nữ. Cô ấy đã sinh con và không hề nói với ông, nhiều năm qua ông đã đi tìm con. “Tôi đã rất hy vọng đó là cha của mình. Tôi đã đến nhà họ chơi và cảm thấy thật gần gũi. Tôi mong chờ rất nhiều vào lần thử nghiệm ADN ấy, nhưng kết quả ông không phải là cha ruột của tôi làm tôi cảm thấy rất buồn”.
ADN của Lauren được lưu trữ trong phòng thí nghiệm Gentis ở Hà Nội. Tại đây, người ta sắp xếp các cuộc hẹn nếu người nào đó muốn thử ADN với cô. Đã có 5 xét nghiệm ADN âm tính, nhưng cô không mất hy vọng.
Tính tới thời điểm hiện nay, Lauren đã có vài năm ròng rã tìm mẹ trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội lẫn những con đường thuộc tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ muốn khép lại hành trình này.
Cô tâm sự: “Một số người nghĩ rằng việc rời bỏ đứa con của mình thật tàn nhẫn nhưng tôi thực sự không bao giờ nghĩ thế. Đôi khi yêu thương là buông tay để mong chờ cuộc sống tốt hơn cho con. Nếu có gặp lại, tôi sẽ nói với mẹ rằng cô ấy rất dũng cảm. Dũng cảm để đưa ra quyết định làm tan vỡ trái tim cô ấy, khiến cô ấy băn khoăn suốt những năm qua. Khi cô ấy liên lạc với tôi có nghĩa là chấp nhận tôi là con gái. Tôi biết ơn mẹ vì đã mang tôi đến thế giới này. Khi gặp lại mẹ, tôi sẽ nói tôi yêu bà ấy dù thế nào đi chăng nữa, chỉ vì bà là mẹ của tôi”.
Những điều lạ lẫm với học sinh khi quay lại trường sau kỳ nghỉ dài, nhiều hình ảnh ngạc nhiên đến mức chưa bao giờ thấy
Các trường đã có nhiều cách để đảm bảo cho học sinh có thể an toàn trong mùa dịch Covid-19.
Sáng nay không chỉ bậc học tiểu học, mầm non mà nhiều trường THCS, THPT cũng đã bắt đầu đón học sinh trở lại trường học. Đây là buổi học đầu tiên của nhiều học sinh sau kỳ nghỉ dài từ sau Tết. Mặc dù, dịch Covid-19 đã ổn định, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, tuy nhiên các trường vẫn cố gắng với nỗ lực cao nhất để thực hiện giãn cách ngay trong từng lớp học để đảm bảo an toàn.
Điều đó cũng có nghĩa hoc sinh sẽ quen dần với những điều chưa từng thấy ở các lớp học khi đến trường. Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều trường đã thực hiện giãn cách, chia đôi sĩ số lớp hoặc học sinh ngồi cách nhau 1,5-2m. Và tất nhiên vật bất ly thân của các học sinh trong mùa dịch là khẩu trang cũng không thể thiếu. Những điều này có thể lạ nhưng các học sinh và giáo viên đều cố gắng vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe.
Thậm chí có trường học còn cẩn thận đến mức tạo các vách ngăn giữa bàn cho từng học sinh theo kiểu như các quán ăn nhà hàng đã làm. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các giáo viên từ trước khi học sinh quay trở lại trường.
Và ghế đá vốn dĩ có 4-5 học sinh túm tụm thì nay cũng có tờ giấy ghi rõ "Ghế cô đơn, mỗi ghế 1 học sinh". Không chỉ có lớp học mà những trường có căng tin cũng sẽ bố trí thêm các vách ngăn ở bàn trong căng tin. Cách này ngăn giọt bắn từ người bên cạnh hoặc đối diện.
Cư dân mạng cũng bất ngờ trước lời khuyên dán trên tường của một trường đại học với nội dung: "Cùng nhau phòng dịch Covid-19, mọi người vui vẻ không dùng điều hòa". Trong khi phòng chống dịch, việc giữ cho môi trường thông thoáng là điều cần lưu ý, trong đó nên tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên bên ngoài, mở các cửa sổ và cửa chính.
Ngoài ra, các trường học cũng có thêm góc không thể thiếu là chỗ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn cho học sinh sau khi đến trường. Có trường học còn lắp thêm các bồn rửa tay bởi ngoài việc đeo khẩu trang thì sát khuẩn tay cũng là điều không thể bỏ qua.
Anh chồng 'nghiện vợ': 'Cô ấy là người cứ 2 giây tôi lại nghĩ đến, hết giờ làm liền vội vã về nhà' 'Gần nửa cuộc đời từ bé đến lớn chỉ gắn liền với đúng 1 người phụ nữ này nên là 'nghiện' nặng lắm', anh chồng tâm sự. Người ta vẫn thường nói, vợ chồng có duyên mới gặp, có nợ mới bên nhau đến cả cuộc đời. Vợ chồng bên nhau lâu dài hay không cũng chẳng phải do yêu ít hay nhiều,...