Xuất sắc bắn đạn thật, tiếp nhận triển khai tên lửa Spyder
Năm 2016, Sư đoàn 377 đã hoàn thành xuất sắc việc huấn luyện, bắn đạn thật nghiệm thu, tiếp nhận triển khai tổ hợp tên lửa Spyder, theo Đại tá Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Sư đoàn.
Xuất sắc bắn đạn thật, tiếp nhận triển khai tên lửa Spyder
Thông tin trên được xác nhận trong bài viết “Một số giải pháp tăng cường công tác rèn luyện kỷ luật ở Sư đoàn Phòng không 377 của Đại tá Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Sư đoàn 377 đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân số tháng 2/2017.
Tiếp nhận tên lửa Spyder
Như vậy đây là lần đầu tiên một đơn vị quân đội thông tin chính thức về việc đã tiếp nhận các tổ hợp tên lửa Spyder đầu tiên theo hợp đồng đã ký với phía Israel. Trước đó, Trung tướng Lê Huy Vịnh – Tư lệnh Quân chủng PK-KQ cũng xác nhận việc Việt Nam đã đặt mua tên lửa Spyder.
Theo dữ liệu trong Báo cáo “Chuyển giao vũ khí thế giới” do Viện Nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm công bố mới đây, Việt Nam đã đặt mua 5 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Spyder-MR theo một hợp đồng ký năm 2015 và tính tới thời điểm hiện tại thì mới có duy nhất 1 tổ hợp được chuyển tới Việt Nam.
Tên lửa Spyder là loại vũ khí phòng không thế hệ mới, rất hiện đại do Israel chế tạo và sản xuất. Các tổ hợp này được thiết kế để phục vụ cho việc tổ chức tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.
Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.
Việc Việt Nam đặt mua tên lửa Spyder không chỉ đơn thuần để thay thế các tổ hợp tên lửa S-75 Volga (SAM-2) đã cũ mà còn là một bước đột phá lớn về lực lượng, tăng cường sức mạnh hỏa lực nhằm chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, tiến kịp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Tiếp nhận tên lửa phòng không Spyder tại cảng Cát Lái. Ảnh: Công ty Man Motors Việt Nam.
Đơn vị nào được trang bị?
Video đang HOT
Theo Đại tá Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Sư đoàn 377, trong năm 2016, Sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, như:
“Huấn luyện, bắn đạn thật nghiệm thu, tiếp nhận triển khai tổ hợp tên lửa Spyder; đăng cai và tham gia diễn tập kíp chiến đấu tên lửa C125M do Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức đạt giải Nhất; các đơn vị tham gia diễn tập bắn đạn thật pháo phòng không đều đạt Giỏi”.
Mặc dù bài viết không nói rõ về việc huấn luyện, bắn đạn thật nghiệm thu tên lửa Spyder ở đâu nhưng nhiều khả năng các công tác này đã được thực hiện ở nước bạn Israel nơi các kíp chiến đấu đầu tiên của Việt Nam học chuyển loại dòng tên lửa thế hệ mới này.
Có thể mỗi kíp chiến đấu đã được thực hành phóng 2-3 quả đạn tại trường bắn của Israel nhằm đánh giá kết quả huấn luyện đồng thời nghiệm thu khí tài trước khi niêm phong, chuyển lên tàu biển đưa về nước. “Hoàn thành xuất sắc” chắc chắn đồng nghĩa với việc diệt mục tiêu ngay từ quả đạn đầu, đúng truyền thống đánh thắng trận đầu của Bộ đội PK-KQ Việt Nam.
Tiếp nhận tên lửa phòng không Spyder tại cảng Cát Lái. Ảnh: Công ty Man Motors Việt Nam.
Được biết, Sư đoàn Phòng không 377 được giao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vùng trời Nam Trung Bộ và quần đảo Trường Sa của Tổ quốc và hiện nay trong biên chế của Sư đoàn chỉ có duy nhất 1 trung đoàn tên lửa Anh hùng LLVTND, đó là Trung đoàn 274 – Đoàn tên lửa Hùng Vương.
Đây cũng là đơn vị rất đặc biệt – trung đoàn tên lửa duy nhất của Quân chủng PK-KQ được trang bị hỗn hợp cả 2 loại tên lửa S-75 Volga và S-125 Pechora (SAM-3).
Trước đó, Sư đoàn phòng không 377 cũng được trang bị tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng ELM-2288ER của Israel, đang đóng vai trò là mắt thần, canh chừng mọi động tĩnh trên không.
SPYDER về đây, kết hợp cùng radar hiện đại sẽ là thuận lợi cực lớn vì bộ đôi này có thể kết nối với nhau hoàn hảo, nhân gấp bội uy lực phòng không tại khu vực Nam Trung Bộ, lập thêm một lưới lửa phòng không hiện đại, bảo vệ an toàn Cam Ranh – căn cứ liên hợp đặc biệt quan trọng trước mọi mối đe dọa.
Có như vậy, các lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm, hải quân đánh bộ đều có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mình là huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, chi viện biển đảo.
(Theo Thời đại)
Chuyên gia Israel sẽ sang tận Việt Nam huấn luyện tên lửa SPYDER?
Trong thời gian qua, cả Quân chủng PK-KQ sôi động với phong trào học tập chuyển loại vũ khí mới, đó là tên lửa SPYDER. Chuyên gia Israel sẽ sang tận Việt Nam huấn luyện?
Chuyên gia Israel sẽ sang tận Việt Nam huấn luyện tên lửa SPYDER?
Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam đứng trước bước ngoặt lớn
Trải qua những trận đánh khốc liệt với không quân Mỹ - đối thủ sừng sỏ nhất thế giới, Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam đã lập nhiều chiến công xuất sắc, hạ gục tất cả mọi loại máy bay, kể cả siêu pháo đài bay B-52, buộc kẻ địch phải xuống thang, chấm dứt chiến tranh.
Kế thừa truyền thống vẻ vang, lớp lớp cán bộ chiến sĩ của Quân chủng Phòng không - Không quân, trong đó có Bộ đội tên lửa phòng không Anh hùng đang ngày đêm ra sức luyện tập, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, không để Tổ quốc bị bất ngờ từ những tình huống trên không, đánh thắng, bắn rơi máy bay địch ngay từ quả đạn đầu.
Trong tình hình mới, cùng với một số Quân, binh chủng bạn, Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ xây dựng lực lượng theo hướng "tiến thẳng lên hiện đại", đã và đang được đầu tư một lượng lớn vũ khí trang bị thế hệ mới và cải tiến.
Tên lửa phòng không SPYDER của Israel sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong thế trận canh trời của Bộ đội tên lửa. Việc tiếp nhận thành công loại vũ khí hiện đại này sẽ tạo ra bước ngoặt, thay đổi về chất, đảm bảo hoàn thành mọi nhiêm vụ được giao.
Để đảm bảo tiếp nhận, nhanh chóng đưa tên lửa thế hệ mới, hiện đại vào huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian qua, cả Quân chủng PK-KQ sôi động với phong trào học tập chuyển loại vũ khí mới.
Cách thức hoạt động của tên lửa phòng không SPYDER.
Không những thế, Quân chủng PK-KQ đã tiến hành nghiệm thu cấu phần đặc biệt của tên lửa SPYDER do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu tham số kỹ, chiến thuật được phê duyệt, đủ điều kiện để lắp đặt, ghép nối sử dụng trên tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER của Israel.
Rõ ràng, đến thời điểm này, mọi thứ đã sẵn sàng!
Chuyển loại tên lửa cùng chuyên gia Israel
Đây là lần đầu tiên Quân chủng PK-KQ được tiếp nhận một loại tên lửa hoàn toàn mới, khác biệt rất nhiều so với các loại tên lửa phòng không của những nước bạn truyền thống.
Điểm đầu tiên phải kể đến chính là xuất xứ, trong khi các Quân, binh chủng bạn như pháo tên lửa bờ biển, hải quân đánh bộ, không quân hải quân đã được làm quen với vũ khí, trang bị hiện đại Israel từ lâu thì với Bộ đội tên lửa phòng không, radar cảnh giới lại mới bắt đầu tiếp cận.
Đặc biệt phải kể đến các cán bộ, chiến sĩ đang quen với vũ khí Nga, thuần thục đến mức thao tác trong đêm hay điều kiện ánh sáng yếu vẫn "ngon lành" như ban ngày, chắc chắn khi chuyển loại sẽ có một số bỡ ngỡ nhất định bởi cách thức vận hành của tên lửa phương Tây có nhiều điểm khác. Sẽ phải mất kha khá thời gian để thích nghi!
Thứ hai, giao diện vận hành, tài liệu kỹ thuật hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng lại là một trở ngại nữa, bởi "lính ta" đã quá quen với tiếng Nga, có thể không nói tốt, nhưng họ có thể đọc hiểu và vận dụng tiếng Nga rất tốt trong quá trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa vũ khí.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang - Phó Tham mưu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Quân chủng PK-KQ và các cán bộ Viện Kỹ thuật PK-KQ bên sản phẩm MH-VN1. Ảnh: Báo PK-KQ.
Chính vì thế, ngay từ rất sớm, bên cạnh những cán bộ, sĩ quan nòng cốt được lựa chọn để đi học chuyển loại ở Isael, các đơn vị sắp được trang bị vũ khí mới cũng chủ động, tích cực tổ chức các lớp học tiếng Anh, tạo thành phong trào hết sức sôi động.
Quân chủng PK-KQ cũng tổ chức khóa bồi dưỡng tiếng Anh và kiến thức cơ bản của loại tên lửa thế hệ mới nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận, triển khai huấn luyện chuyển loại được ngay.
Trong thời gian ngắn, lớp cán bộ, sĩ quan đi học chuyển loại tên lửa SPYDER ở nước ngoài sẽ phải nhanh chóng học tập để nắm bắt tối đa kiến thức do chuyên gia bạn truyền thụ, có thể nói là tranh thủ từng ngày, từng giờ, y hệt như tham gia một cuộc chiến thực sự.
Họ chính là nòng cốt để truyền thụ lại những kiến thức, kinh nghiệm cho các đơn vị chưa được đi học ở nước ngoài.
Tất nhiên, để vận hành, sử dụng thành thục vũ khí mới, hiện đại, rất có thể Bộ đội tên lửa sẽ tiếp tục được huấn luyện bởi chuyên gia Israel ngay tại Việt Nam.
Tin rằng, với sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 nước, với sự ưu đãi ở mức cao, phía Israel sẽ cử các chuyên gia giỏi nhất sang Việt Nam để tiếp tục huấn luyện nâng cao cho các kíp chiến đấu, đồng thời thường xuyên có mặt để kiểm tra, bảo đảm khắc phục những vấn đề phát sinh (nếu có) khi tên lửa SPYDER được đưa vào huấn luyện.
Càng tin hơn, rằng, với sự thông minh, sáng tạo, lại được sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia nước bạn, Bộ đội tên lửa Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ khí tài tên lửa hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc thân yêu.
Theo Soha News
Quá bất ngờ: Việt Nam đã chế tạo thành công máy hỏi cho TLPK SPYDER Ngày 25/07 vừa qua, Quân chủng PK-KQ đã tiến hành nghiệm thu cấu phần đặc biệt của tên lửa SPYDER do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Quá bất ngờ: VN đã chế tạo thành công máy hỏi cho TLPK SPYDER Kết quả bất ngờ! Báo Phòng Không - Không quân vừa đưa tin, Hội đồng nghiệm thu của Quân chủng do...