Xuất phát điểm thấp, xã Hòa Phú dần “thay da đổi thịt” nhờ nhiều mô hình kinh tế hay
Dù xuất phát điểm thấp, nhưng với quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đã cán đích xã nông thôn mới (NTM) năm 2014.
Thời gian qua, xã Hòa Phú không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững danh hiệu, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ
Về thăm lại Hòa Phú hôm nay, chúng tôi thật vui khi thấy diện mạo đổi thay từng ngày. Những con đường được bê tông hóa về tận ngõ xóm, nhà cửa khang trang, tường rào cổng ngõ xanh – sạch – đẹp, quán xá nhộn nhịp…
Ông Nguyễn Văn Bửu – Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, Hòa Phú xác định công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nên thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con tạo sự đồng thuận cao, sẵn sàng hiến đất, ngày công để xây dựng NTM.
Cơ sở hạ tầng tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng được đầu tư xây dựng, đã tạo diện mạo mới cho địa phương này. Ảnh: T.H
Năm 2021, tổng diện tích sản xuất lúa của xã Hòa Phú là 150ha, năng suất bình quân đạt 65,56 tạ/ha (tăng 2,25 tạ/ha so với năm trước), sản lượng 938,4 tấn; khai thác 257ha cây keo, năng suất 90 tấn/ha; các loại cây trồng khác cho năng suất ổn định.
Video đang HOT
Năm 2021, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn xã gần 14 tỷ đồng.
Trong đó, hoàn thiện 642m giao thông kiệt hẻm; 272m đường giao thông nội đồng; 933m kênh mương đồng Hố Cau; 2km đường điện chiếu sáng trên tuyến đường kiệt hẻm.
Xây mới Trung tâm văn hóa thể thao xã; nâng cấp, sửa chữa Trường Tiểu học Hòa Phú điểm tại thôn Phú Túc và Hội Phước; nâng cấp, sửa chữa trạm y tế xã.
Tập trung công tác vận động giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng các dự án trọng điểm gồm: Đường dây điện 500KV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, đường vành đai phía Tây, khu tái định cư đường vành đai phía tây.
Ngoài ra, một số dự án khác như: khu du lịch sinh thái Bà Nà- Suối Mơ mở rộng (137ha), vườn Bách Thảo, đường Hòa Phú – Hòa Ninh, Nghĩa trang An Châu… Những công trình, dự án này hoàn thành sẽ góp phần giúp Hòa Phú “thay da đổi thịt”, tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá về kinh tế.
Tập trung phát triển các mô hình kinh tế
Hòa Phú là một xã miền núi phía tây của huyện Hòa Vang, cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 27km. Kinh tế phát triển theo hướng nông nghiệp – thương mại dịch vụ- tiểu thủ công nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Lý – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, để nâng cao thu nhập cho người dân, xã Hòa Phú đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: Ươm cây giống giâm hom tại thôn An Châu và Hòa Hải; trồng dừa xiêm; lúa hữu cơ; chuối thanh tiêu ở thôn Hòa Phước; rượu Cần Phú Túc.
Bên cạnh đó, duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, tập trung nuôi gà đồi, nuôi lợn đen và nhân rộng đàn bò lai Sind. Năm 2021, tổng diện tích sản xuất lúa là 150ha, năng suất bình quân đạt 65,56 tạ/ha (tăng 2,25 tạ/ha so với năm trước), sản lượng 938,4 tấn; khai thác 257ha cây keo, năng suất 90 tấn/ha; các loại cây trồng khác cho năng suất ổn định.
Hòa Phú đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt đem lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: Trần Hậu
Hoạt động kinh doanh trên Quốc lộ 14G có chuyển biến tích cực, các gian hàng nông sản, sản phẩm phục vụ du lịch được hình thành, đem lại thu nhập cho người dân.
Đặc biệt, đội múa tung tung za zá của thôn Phú Túc liên kết với các khu du lịch trên địa bàn tạo nhiều ấn tượng cho du khách.
Đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, Hòa Phú rà soát các cơ sở, doanh nghiệp trên các lĩnh vực cơ khí, chế biến nông lâm sản để đề xuất thành phố hỗ trợ,mở rộng quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hòa Phú đang tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đặc trưng, chủ lực để tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trong phát triển kinh tế mà kinh tế xã Hòa Phú ngày càng khởi sắc.
Tổng giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 238,06 tỷ đồng, trong đó, tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản ước đạt 180,97 tỷ đồng; tiểu thủ công nghiệp ước đạt 14,41 tỷ đồng, thương mại dịch vụ ước đạt 42,68 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 45 triệu đồng/năm.
“Thời gian tới Hòa Phú đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung vào những thế mạnh là các mô hình kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng Hòa Phú ngày càng thịnh vượng…” – ông Nguyễn Văn Bửu – Chủ tịch UBND xã Hòa Phú nhấn mạnh.
Hà Nội đề xuất đầu tư thêm 2 hầm chui tại vành đai 3
Hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long-Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 1.025 tỷ đồng; và hầm chui tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt-Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 975 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông (QLDA ĐTXDCT GT) TP Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hai nút giao trên là cần thiết.
Trước đó theo quy hoạch giao thông vận tải của TP Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên tuyến đường Vành đai 3 dự kiến đầu tư xây dựng đồng bộ hai nút giao thông là nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3 và nút giao đường trục Tây Thăng Long - Vành đai 3.
Dự án hầm chui tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3 có chiều dài 756m, mặt cắt ngang 20,6m, bảo đảm 4 làn xe, tổng mức đầu tư 975 tỷ đồng.
Với căn cứ trên, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông (QLDA ĐTXDCT GT) Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đề xuất xây thêm dự án hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long - Vành đai 3 có chiều dài 915m, mặt cắt ngang 31,5m, bảo đảm 8 làn xe, tổng mức đầu tư 1.025 tỷ đồng;
Hầm chui tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3 có chiều dài 756m, mặt cắt ngang 20,6m, bảo đảm 4 làn xe, tổng mức đầu tư 975 tỷ đồng.
Thời gian qua, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng hai nút giao nói trên đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao Ban quản lý dự án Thăng Long triển khai từ nguồn vốn dư của dự án Đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (nguồn vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA). UBND TP Hà Nội cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương đầu tư hai dự án trên.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Ban quản lý dự án Thăng Long và Bộ GTVT, việc đầu tư hai dự án khó có thể thực hiện được do thời gian Hiệp định vay vốn hạn hẹp (sẽ kết thúc giải ngân vào ngày 22/5/2024).
Trên cơ sở đó, Ban QLDA ĐTXDCT GT TP Hà Nội kiến nghị TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì cùng với Ban triển khai nghiên cứu lập, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án trên; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn, báo cáo UBND TP để trình Hội đồng nhân dân TP chấp thuận cho phép cập nhật vào danh mục dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025.
Khắc phục tồn tại, đảm bảo lưu thông an toàn đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả Tuyến đường nối đường bao biển nối hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được thông xe từ đầu năm 2022. Kể từ thời điểm được thông xe đến nay, bên cạnh việc giảm tải cho tuyến Quốc lộ 18 thì cũng phát sinh những bất cập cần sớm được khắc phục để đảm bảo lưu thông an toàn và...