Xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Ngày 9-1 tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Trong đó, xuất khẩu tiếp tục bứt phá ngoạn mục, tăng hơn 19% (vượt so với kế hoạch đề ra), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Điểm nhấn sáng nhất năm 2021 của ngành công thương là thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng mới, giúp “hóa giải” tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, ngành công thương vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại trong năm 2021, điển hình là tình trạng nông sản xuất khẩu ách tắc; cạnh tranh thị phần, tranh chấp thương mại… ngày càng căng thẳng.
Năm 2022, ngành công thương đặt mục tiêu đạt chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7-8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8% và cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao và biểu dương tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành công thương đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Bộ Công thương đề ra trong năm 2022, đồng thời yêu cầu tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.
Video đang HOT
Trước mắt, tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa…
* Trước nguy cơ thiếu oxy y tế trong dịp Tết Nguyên đán 2022, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản yêu cầu Cục Hóa chất chịu tránh nhiệm chính trong việc đảm bảo sản xuất, cung ứng oxy y tế phục vụ bệnh nhân trong dịp tết này.
Trung Quốc tạm dừng xuất nhập khẩu qua tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn còn 3 cửa khẩu hoạt động, ngành chức năng khuyến cáo "nóng"
Trước việc Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, đường mòn lối mở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 3 cửa khẩu hoạt động, ngày 5/1, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) khuyến cáo các hộ, hợp tác xã, các doanh nghiệp tạm thời dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu biên giới.
Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhâp cảnh qua cửa khẩu, lối mở đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), ngày 30/12/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh có Công văn số 9540/UBND-XD2 về việc tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Lạng Sơn có Công văn số 09/UBND-KT ngày 04/01/2022 đề nghị phối hợp chỉ đạo, khuyến cáo tạm dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho thấy, Thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đang thực hiện giãn cách xã hội, vì vậy phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhâp cảnh qua cửa khẩu, lối mở đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trung Quốc sẽ tạm dừng thông quan người, hàng hoá qua khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới tại lối thông quan cầu Bắc Luân I, Cầu Bắc Luân II, Lối mở Km3 4 (thành phố Móng Cái), tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu); thời gian khôi phục thông quan cửa khẩu, lối mở sẽ được thông báo sau.
Lượng hàng đã đến cửa khẩu, lối mở biên giới chờ làm thủ tục xuất khẩu tại Quảng Ninh khoảng 1.600 container và 450 phương tiện còn lưu lại bên Trung Quốc.
Còn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện chỉ thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu tại 03 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu ga đường sắt Đồng Đăng, Cửa khẩu Chi Ma).
Tốc độ thông quan xuất khẩu chủ yếu tại cửa khẩu Hữu Nghị khoảng 60-70 xe/ngày, cửa khẩu Chi Ma khoảng 20-30 xe/ngày. Cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam chưa được thông quan trở lại.
Lượng xe hàng tồn các cửa khẩu Lạng Sơn 2.852 xe, trong đó phương tiện chở hoa quả: 1.717 xe (mít, xoài, thanh long, dưa hấu), nông sản khác: 580 xe (ớt, thạch đen...), ...
Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ tại Bắc Giang, sau khi gặp khó ở thị trường Trung Quốc. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Khuyến cáo không đưa nông sản lên cửa khẩu, chờ xuất sang Trung Quốc
Để giảm áp lực cho các cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ tại Lạng Sơn và Quảng Ninh trong thời gian tới sau khi khôi phục thông quan hàng hoá phía Trung Quốc và giảm thiệt hại, chi phí cho doanh nghiệp và người dân, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề nghị các cơ quan, địa phương thông tin, khuyến cáo đến các hộ nuôi trồng, nhà vườn, hợp tác xã, các doanh nghiệp tạm thời dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu biên giới và chủ động nắm bắt thông tin để điều tiết hợp lý lượng nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh sang Trung Quốc thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2022, nhất là một số cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam chưa được thông quan trở lại.
Đồng thời có kế hoạch, phương án lựa chọn phương thức xuất hàng chính ngạch qua đường biển, đường sắt.
Có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nội địa đối với hàng hoá phải quay lại tiêu thụ nội địa do không xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đối với các địa phương có vùng trồng hoa quả trọng điểm phối hợp thông tin đến các địa phương biên giới chỉ đạo điều tiết hợp lý lượng hàng hoá khi vào vụ thu hoạch nhằm tránh ùn ứ, hư hỏng và bị ép giá.
Tăng cường các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chủ động nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc để hỗ trợ, hướng dẫn thương nhân, người dân chủ động trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, bao bì nhãn mác phù hợp với điều kiện vận chuyển, giao nhận để rút ngắn thời gian giao nhận tại cửa khẩu sau khi hoạt động xuất khẩu được khôi phục.
Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ công tác khử trùng, khử khuẩn đối với hàng hoá xuất khẩu tránh nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 trên bao bì sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm lạnh.
Thông tin tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 19 chủ đề: "Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long", ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, dự kiến, trong quý I/2022, tỉnh có hơn 100.000 tấn thanh long cần tiêu thụ.
Trên địa bàn tỉnh, các thương lái đang thu mua chậm thậm chí một số nơi ngừng thu mua thanh long. Sau khi việc thông quan ở các cửa khẩu phía Bắc bị đình trệ, giá thanh long giảm khá sâu, có nơi còn 2.000-4.000 đồng/kg.
Ông Tấn kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công thương, và các Bộ, ban, ngành liên quan có chính sách hỗ trợ tiêu thụ, vận chuyển thanh long cho Bình Thuận.
Trước mắt, Sở NNPTNT tỉnh định hướng doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu sang Ấn Độ, đẩy mạnh chế biến sâu, bảo quản đông lạnh.
"Chúng tôi xác định phải tăng cường kết nối với các đơn vị, trong nội tỉnh là Sở Công Thương. Ngoài ra là các tỉnh lân cận" - ông Tấn chia sẻ.
Lắng nghe ý kiến của ông Tấn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị Bình Thuận 3 việc. Một, là chủ động kết nối nông sản với doanh nghiệp ngay tại địa phương. Hai, là có kế hoạch cụ thể việc cấp sớm mã số vùng trồng. Ba, là tiếp tục bám sát địa bàn, để lên quy hoạch sản phẩm một cách bài bản.
WB: Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Ngày 12/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 năm 2021. Công nhân làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam tại khu công nghiệp Vsip, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Thái Hùng/TTXVN Theo đó, ghi nhận một số điểm...