Xuất nhập khẩu tiếp tục tạo kỷ lục mới trong năm 2021
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, năm 2021, ngành công thương tạo ấn tượng nhất với kết quả xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục mới.
Thông tin được Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV của Bộ Công Thương vào chiều 12/1/2022.
Số liệu cho thấy, năm 2021, tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%. Nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với giá trị khoảng 4 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.
Mặt khác, trong năm, thị trường trong nước tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo được cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch. Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển ngành năm 2021. Theo Thứ trưởng, năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện; mức độ liên kết và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu.
Không chỉ vậy, trong năm, xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn…
Năm 2021, tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ và làm giảm cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước khiến doanh thu bán lẻ trong nước đạt thấp. Trật tự thị trường mặc dù được tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (kể cả trên môi trường internet) vẫn còn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 ở mức 6- 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8 %; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; Cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 -9,1%.
Để hiện thực hóa các mục tiêu, Bộ Công Thương chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ. Chú trọng quản lý nhập khẩu…
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Giải "bài toán" ngành logistics Việt Nam cần gỡ các nút thắt
Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp ngành logistics, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn chưa từng có tiền lệ.
Để vượt qua khó khăn của đại dịch, nhiều ý kiến cho rằng, ngành logistics cần thay đổi toàn diện.
Khó khăn chưa từng có tiền lệ với ngành logistics Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo "Phát triển ngành logistics Việt Nam với khu vực châu Âu - châu Mỹ" ngày 17/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số hoạt động logistics.
Về ý nghĩa với GDP, trung bình mỗi năm ngành logistics đóng góp từ 4 - 5%. Đến nay, cả nước đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực nêu trên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho hay, ngành logistics nước nhà vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong đó, nổi bật là các vấn đề về chi phí dịch vụ, các nút thắt về cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị hay nhân lực.
Hội thảo "Phát triển ngành logistics Việt Nam với khu vực châu Âu - châu Mỹ" diễn ra sáng 17/12. (Ảnh: Báo Công Thương)
"Khu vực châu Âu, châu Mỹ là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việc ùn tắc trên các tuyến vận tải container, đặc biệt là tại các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu - châu Mỹ, cũng như tình trạng thiếu container rỗng diện rộng tiếp nối từ năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.
Nhận định về vấn đề trên, ông Roger Wu, Giám đốc phát triển kinh doanh Cảng Long Beach, California (Hoa Kỳ) thừa nhận, đại dịch Covid-19 tạo ra tình huống chưa có tiền lệ. Do đó, nhiều doanh nghiệp, ngành chức năng chưa có kinh nghiệm xử lý.
Cụ thể, theo ông Roger Wu, những tắc nghẽn hiện nay là khối lượng rất lớn đến từ khu vực phía Tây của Hoa Kỳ. Trong năm 2021, tình trạng tắc nghẽn tăng 6% và khu vực cảng này xử lý hơn một chục triệu TEU, số xử lý là 9,5 triệu TEU.
"Ngoài ra, các chuyến hàng hóa đã được dịch chuyển từ đường hàng không và các biện pháp phong tỏa của Chính phủ trong thời gian qua cũng làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn", ông Roger Wu nhấn mạnh.
Thông tin thêm về vấn đề này, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết thêm, tình trạng tắc nghẽn hàng hóa không chỉ qua đường hàng hải mà còn lan ra đường bộ, hàng không.
"Tắc nghẽn ở Hoa Kỳ tác động trực tiếp đến chi phí và khiến doanh nghiệp bị động khi tiếp cận thị trường, đặc biệt ở nhóm mặt hàng có tính thời vụ như may mặc, giày dép, nông sản, điện tử, tiêu dùng. 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 24,8 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, bị động sẽ rơi vào tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi logisitcs. Nếu quá trình này kéo dài và nghiêm trọng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dần bị mất liên kết với chuỗi vận tải, buộc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp khác...", ông Sơn chia sẻ.
Logistics không thể chỉ phụ thuộc vào đường biển
Nêu ý kiến về những giải pháp tháo gỡ cho ngành logistics hiện nay, ông Hans Kerstens, Phó Trưởng tiểu ban vận tải và hậu cần (Eurocham) đánh giá, các công ty logistics cần chủ động thay đổi. Qua đó, tránh tình trạng việc vận tải hàng hóa phụ thuộc vào đường biển như hiện tại.
"Vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến châu Âu cũng cần có sự điều chỉnh, không chỉ phụ thuộc vào vận tải đường biển, mà đa dạng hóa phương thức vận tải, để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm và dự đoán những vấn đề phát sinh sẽ xảy ra", ông Hans Kerstens phân tích.
Nói thêm về giải pháp cho ngành logistics, ông Rolando E.Alvarez Viera, Phó Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) cho rằng, Chính phủ và khối tư nhân, các đơn vị chuỗi cung ứng, hãng tàu cần phải làm việc, tìm ra những phương án tốt nhất để số hóa, tự động hóa với quy trình logistics quốc gia.
Ngành logistics cần có sự thay đổi để ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch. (Ảnh: TTXVN)
Sau đó, xây dựng cơ chế một cửa đối với giao dịch thương mại và kinh doanh. Theo ông Rolando E.Alvarez Viera, đây là giải pháp tối ưu để đối mặt tình hình ùn tắc tuyến vận tải đi khu vực châu Âu - châu Mỹ, cũng như tình trạng thiếu container rỗng.
"Đặc biệt, cần có chiến lược gần bờ đối với các nhà đầu tư, tức là các trung tâm phân phối gần bờ. Chẳng hạn nếu bán một sản phẩm sang Bắc Âu, thì đặt trung tâm phân phối gần Đức, hoặc cảng Rotterdam (Hà Lan) hoặc bán hàng sang châu Âu hoặc Nam Âu thì đặt ở Tây Ban Nha, Bắc Phi; bán hàng sang Nam Mỹ thì Uruguay, Brazil sẽ là nơi đặt trung tâm phân phối này; châu Mỹ sẽ là Panama...
Tuy nhiên, các trung tâm phân phối này cần đảm bảo tính kết nối logistics tốt nhất giữa các quốc gia; cơ sở hạ tầng logistics hoàn thiện, ổn định, cũng như vị trí địa lý, tính ổn định chính trị của quốc gia đó..., ông Rolando E.Alvarez Viera nhận định.
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, cần phát triển hệ thống e-logistics để doanh nghiệp Việt Nam kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2021 với chủ đề "Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến diễn ra sáng 7/12. Nhằm cung cấp thông tin, cập nhật về định hướng xây dựng chính sách phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam-...