Xuất khẩu xi măng gặp khó
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu xi măng, clinker đạt gần 16,2 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, giảm 22% về lượng, giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Công nhân Công ty cổ phần xi măng La Hiên – VVMI bốc xếp xi măng cho khách hàng. Ảnh tư liệu: Hoàng Nguyên/TTXVN
Hiện Trung Quốc và Philippines vẫn là 2 thị trường xuất khẩu chính của xi măng, clinker Việt Nam. tuy nhiên, tại cả 2 thị trường này, mức nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam đều sụt giảm trong nửa đầu năm 2022.
Các chuyên gia chỉ rõ, nguyên nhân do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-COVID, cùng đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm khiến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm mạnh trong thời gian qua. Còn đối với thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao…
Lượng xi măng và clinker xuất sang các thị trường theo Hiệp định thương mại FTA – CPTTP đạt 685.232 tấn, tương đương 30,24 triệu USD với mức giá 44 USD/tấn – tăng 14,3% về khối lượng, tăng 21% về trị giá và tăng 6% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung, giá xuất khẩu trung bình xi măng và clinker 6 tháng qua đạt 45,5 USD/tấn, ước tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Nhưng đà tăng của chi phí đầu vào, đặc biệt là than phục vụ sản xuất clinker cũng đã tăng gần 500 USD/tấn vào thời điểm tháng 5/2022. Do đó, so với mức giá 75-80 USD/tấn hồi cuối năm 2020, thì mức tăng giá xuất khẩu kể trên vẫn quá thấp.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng phản ánh, với giá đầu vào tăng cao như hiện nay, nhất là giá than vừa tăng vừa khan hiếm nguồn cung thì càng sản xuất càng lỗ. Cao điểm khi giá than tăng, 1 tấn xi măng ước lỗ khoảng 200.000 – 240.000 đồng, kể cả có đầu ra tốt thì vẫn không hiệu quả.
Ngoài giá than phi mã do tác động không mong muốn từ xung đột Nga – Ukraine, cộng với giá tất cả các nguyên liệu đầu vào khác, giá điện, vỏ bao, nhân công, vận chuyển đều tăng do giá xăng dầu nhảy múa thì bài toán hiệu quả với các doanh nghiệp xi măng đang là vấn đề lớn, đại diện một doanh nghiệp xi măng xác nhận.
Theo Tổng công ty Xi măng Việt Nam, tháng 10/2020, loại than mà VICEM vẫn dùng có giá chỉ 50-60 USD/tấn nhưng có thời điểm như hiện giờ giá đội lên tới 490 USD/tấn – tăng gấp 8 lần. Với mức giá than cao như vậy mà mang ra đốt để nghiền clinker thì doanh nghiệp khó có lãi.
Trong khi than nhập khẩu tăng gần chục lần thì than trong nước cũng tăng giá mạnh. Riêng tháng 5/2022, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có 2 lần tăng giá bán. Cùng đó, giá xăng dầu thế giới và trong nước cũng tăng gần 50% so với đầu năm đã kéo theo sự gia tăng của các chi phí cước vận tải và logistics lên theo.
Năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức cao, khoảng 108 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ khoảng 65 triệu tấn. Bởi vậy, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Tuy nhiên, bài toán xuất khẩu đối với các doanh nghiệp cũng đang gặp khó.
Hàng loạt doanh nghiệp xi măng tăng giá lần thứ 3 trong năm 2022
Trước áp lực giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như xăng dầu, than đá... tăng mạnh khiến giá thành phẩm sản xuất mặt hàng này liên tục tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng điều chỉnh giá bán ra thị trường trong tháng 6.
Một góc dây chuyền sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng La Hiên - VVMI. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN
Đặc biệt, đây cũng là lần điều chỉnh tăng giá bán thứ 3 của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong năm 2022 này. Đáng chú ý, trong khi giá thép quay đầu giảm thì hiện nay giá xi măng vẫn đang tăng mạnh.
Cụ thể, từ đầu tháng 6, Công ty TNHH MTV Xi măng Trung Sơn đã gửi thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm Xi măng Trung Sơn đến các nhà phân phối, đại lý với mức tăng 90.000 đồng/tấn sản phẩm đối với các mặt hàng xi măng PCB 30 và 40 ở cả hai loại bao và rời kể từ ngày 10/6.
Cũng có hiệu lực từ ngày 10/6, Công ty cổ phần Kinh doanh Xi măng miền Bắc thông báo tăng giá bán các sản phẩm Xi măng Norcem Yên Bình và Xi măng Norcem Mai Sơn sản xuất tại Yên Bình với mức tăng 70.000 đồng/tấn đối với các chủng loại xi măng bao, rời và bao jumbo.
Tiếp đó, Công ty TNHH TM Xi măng Công Thanh khu vực miền Trung và Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang - VVMI cũng thông báo tăng giá bán xi măng từ 50.000 - 140.000 đồng/tấn tùy chủng loại kê rtuwf ngày 15/6.
Tương tự, Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hạ Long cũng thông báo đến các nhà phân phối về việc điều chỉnh giá bán xi măng từ ngày 15-20/6 với giá tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn đối với các chủng loại xi măng bao, rời, xi măng công trình dự án, xi măng jumbo.
Từ 16-20/6, Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả cũng điều chỉnh giá bán xi măng tại khu vực miền Bắc và miền Trung tăng từ 60.000 - 100.000 đồng/tấn đối với các chủng loại xi măng bao, rời lấy hàng tại nhà máy chính.
Ngày 20/6, đồng loạt nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá bán. Cụ thể, Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai cũng thực hiện điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm xi măng bao và rời do doanh nghiệp này sản xuất với mức tăng 70.000 đồng/tấn và áp dụng đối với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tương tự, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn dự kiến tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn đối với tát cả các chủng loại.
Cũng từ ngày 22/6, Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bỉm Sơn điều chỉnh tăng giá thêm 70.000 đồng/tấn sản phầm xi măng bao và rời; Công ty Xi măng Long Sơn cũng tăng 60.000 đồng/tấn đối với tất cả nhãn hiệu xi măng rời; Công ty Xi măng VICEM Hoàng Thạch tăng từ 50.000 - 80.000 đồng/tấn đối với xi măng PCB40 bao, rời đa dụng và công nghiệp; Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hải Vân điều chỉnh tăng 50.000 đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao và rời VICEM Hải Vân, Wallcem.
Tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán, Công ty cổ phần Vissai Hà Nam, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam và Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành đồng loạt thông báo tăng 60.000 đồng/tấn đối với sản phẩm xi măng bao, rời kể từ ngày ngày 25/6.
Các chuyên gia nhận định, năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại do Việt Nam đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm.
Mặc dù điều chỉnh tăng giá bán để bù đắp chi phí sản xuất nhưng các doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn sẽ gặp áp lực lớn để duy trì lợi nhuận như hiện nay do cạnh tranh lớn và giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn chưa ngừng tăng tiếp.
Nhiều áp lực tăng trưởng cho doanh nghiệp xi măng Nhu cầu trong nước phục hồi song giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực cho các doanh nghiệp xi măng trong nước. Cùng lúc đó, sản lượng xuất khẩu có thể chững lại khiến áp lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp này ngày càng gia tăng. Công nhân Công ty cổ phần xi măng La Hiên - VVMI...