Xuất khẩu vũ khí toàn cầu ngừng tăng sau một thập kỷ
Lượng vũ khí mua bán toàn cầu chững lại trong giai đoạn 2016-2020, chấm dứt một thập kỷ liên tục gia tăng.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 15/3 công bố báo cáo cho biết ba nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ, Pháp và Đức tăng chuyển giao vũ khí, song Nga và Trung Quốc giảm xuất khẩu khí tài trong giai đoạn 2016-2020.
SIPRI nhận định đây là lần đầu sau giai đoạn 2001-2010, lượng chuyển giao vũ khí giữa các quốc gia không tăng so với chu kỳ 5 năm trước đó.
Xu hướng chuyển giao vũ khí theo chu kỳ 5 năm từ 1981 đến nay. Đồ họa: SIPRI .
Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận xu hướng chậm lại của hoạt động xuất khẩu vũ khí này có thể tiếp tục hay không, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế thế giới phải đóng cửa, thậm chí rơi vào trạng thái suy thoái sâu, báo cáo cho biết.
Video đang HOT
“Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến một số quốc gia đánh giá lại hoạt động nhập khẩu vũ khí của họ trong những năm tới”, Pieter Wezeman, chuyên gia thuộc dự án Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho biết. “Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch hoành hành dữ dội trong năm 2020, một số quốc gia vẫn ký những hợp đồng vũ khí lớn”.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất gần đây ký thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD để mua 50 tiêm kích tàng hình F-35 và 18 máy bay không người lái (UAV) vũ trang của Mỹ.
Tiêm kích F-35 Hà Lan (bên trái) và F-15C Mỹ (bên phải) trong cuộc diễn tập chung ở Biển Bắc, tháng 3/2020. Ảnh: USAF .
Báo cáo của SIPRI cho biết các nước Trung Đông nằm trong nhóm nhập khẩu nhiều vũ khí nhất, tăng 25% trong giai đoạn 2016-2020 so với 2011-2015. Trong số này, Arab Saudi tăng 61% lượng vũ khí nhập khẩu, trong khi mức tăng của Qatar là 361%.
Châu Á và châu Đại dương là khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất, nhận 42% vũ khí xuất khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất khu vực.
“Với nhiều quốc gia ở khu vực này, quan niệm về mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc là động lực chính để họ nhập khẩu vũ khí”, Siemon Wezeman, nghiên cứu viên cấp cao của SIPRI, nói.
Mỹ lần đầu đưa oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy
Mỹ đang chuẩn bị cho đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy, trong bối cảnh quân đội nước này tăng hoạt động gần Nga và Bắc Cực.
Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) ngày 2/2 thông báo một nhóm tiền trạm chuẩn bị tới căn cứ rland tại Na Uy trước khi những chiếc B-1B đáp xuống, song chưa công bố thời gian những chiếc oanh tạc cơ sẽ tới quốc gia Bắc Âu. Hơn 200 binh sĩ và nhân viên của quân chủng này sẽ tới Na Uy trong đợt triển khai.
Một nguồn tin cho biết các oanh tạc cơ B-1B có thể sẽ vượt Đại Tây Dương tới Na Uy vào cuối tuần này. Các máy bay và phi công thuộc Lực lượng Oanh tạc cơ Đặc nhiệm đồn trú tại Na Uy đều thuộc không đoàn oanh tạc số 7, đóng tại căn cứ không quân Dyess ở bang Texas.
Tiêm kích F-35 Na Uy hộ tống oanh tạc cơ B-1B Mỹ trong một đợt triển khai năm 2020. Ảnh: USAF .
Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE) thường xuyên tiếp nhận nhiều đợt triển khai máy bay quân sự, bao gồm các đợt triển khai BTF. Tuy nhiên, các oanh tạc cơ Mỹ gần như chỉ hoạt động tại căn cứ Fairford của không quân hoàng gia Anh, nơi đóng vai trò là căn cứ tiền phương của oanh tạc cơ Mỹ ở châu Âu.
Mỹ những năm gần đây nỗ lực mở rộng số địa điểm phục vụ hoạt động của oanh tạc cơ tại châu Âu. Với việc căn cứ rland nằm cách vòng Bắc Cựu hơn 480 km, đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tại đây là tín hiệu cho thấy không quân Mỹ tăng cường phối hợp hoạt động với đồng minh NATO và đối tác khác ở gần biên giới phía tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở vùng Bắc Cực.
Vị trí căn cứ rland của Na Uy. Đồ họa: Google .
Căn cứ rland là nơi Na Uy bố trí phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của mình, đồng thời định kỳ tiếp nhận các máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không E-3A của NATO đến từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức.
Không quân Mỹ hồi tháng 7/2020 công bố Chiến lược Bắc Cực mới, kêu gọi tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm "đối phó mối đe dọa từ Nga". Khu vực Bắc Cực được nhận định là điểm nóng tiềm tàng trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến nỗ lực cạn tranh nhằm giành quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và các tuyến hàng hải mới hình thành khi băng tan.
Các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động tại khu vực Bắc Cực thường xuất phát từ căn cứ Fairford của Anh hoặc xuất phát từ Mỹ và bay không dừng tới đây. Việc Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-1B tới căn cứ rland của Na Uy sẽ đưa chúng tới gần khu vực hoạt động và gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn tới Nga.
Biden đình chỉ loạt thương vụ vũ khí tỷ đô Chính quyền Biden hoãn loạt thương vụ vũ khí với nước ngoài, bao gồm việc bán 50 tiêm kích F-35 cho UAE, được khởi xướng dưới thời Trump. "Bộ Ngoại giao Mỹ đang tạm dừng hoạt động chuyển giao và bán vũ khí để lãnh đạo sắp tới rà soát lại", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 27/1. Việc...