Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 16%, lên mức cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, báo cáo do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 29/1 cho thấy doanh số bán vũ khí và thương mại quốc phòng của nước này cho chính phủ nước ngoài trong năm 2023 đã tăng 16%, lên mức cao kỷ lục 238 tỷ USD, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn ở nhiều khu vực trên thế giới.
Máy bay chiến đấu F-22 thuộc hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ bay diễn tập tại Hampton, bang Virginia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Có 2 hình thức để chính phủ nước ngoài có thể mua vũ khí từ các công ty Mỹ là thương mại trực tiếp thông qua đàm phán với công ty xuất khẩu vũ khí được chính phủ nước này ủy quyền hoặc thông qua đàm phán với Bộ Quốc phòng Mỹ theo hình thức chuyển giao thiết bị quân sự cho nước ngoài (FMS). Cả hai hình thức đều cần được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ.
Doanh số bán thiết bị quân sự thông qua hình thức thương mại trực tiếp với các công ty xuất khẩu vũ khí Mỹ trong năm tài chính 2023 đã tăng 2,5% lên mức 157,5 tỷ USD, từ mức 153,6 tỷ USD của năm tài chính 2022. Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí và dịch vụ quốc phòng theo hình thức FMS tăng 55,9% trong năm tài chính 2023 lên mức 80,9 tỷ USD, từ mức 51,9 tỷ USD của năm trước đó. Trong số 80,9 tỷ USD xuất khẩu vũ khí theo hình thức FMS, doanh số bán vũ khí cho các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ là 62,25 tỷ USD, trong khi 14,68 tỷ USD được tài trợ thông qua các chương trình của Bộ Ngoại giao nước này. 3,97 tỷ USD còn lại được chuyển giao thông qua chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài theo Điều khoản 22.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyển giao vũ khí và thương mại quốc phòng được coi là “những công cụ chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ với những tác động tiềm tàng lâu dài đối với an ninh khu vực và toàn cầu”.
Xung đột ở Ukraine giúp Ba Lan xuất khẩu vũ khí kỷ lục
Theo dự báo, đến cuối năm 2023, giá trị xuất khẩu của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ba Lan sẽ đạt 390 triệu euro, một kết quả kỷ lục nhờ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Trước khi xung đột ở Ukraine, dù các lãnh đạo Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) đều tuyên bố về kế hoạch tăng xuất khẩu, nhưng trong nhiều năm không mang lại kết quả. Vào năm 2021, PGZ chỉ xuất khẩu các sản phẩm quân sự trị giá hơn 161 triệu euro, tương đương với khối lượng của giai đoạn 2018-2020, nhưng ít hơn so với năm 2017.
Vì vậy, có rất ít thay đổi trong những năm qua. Nhưng vào năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ngay lập tức mọi thứ thay đổi. Năm ngoái, xuất khẩu của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan tăng gấp đôi và đạt gần 323 triệu euro. Con số này sẽ tăng lên vào năm 2023.
Các nhà chế tạo vũ khí Ba Lan kiếm được rất nhiều tiền trong hai năm qua và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa. Đóng góp đáng kể cho vấn đề này là hợp đồng cung cấp cho Ukraine 54 khẩu pháo tự hành AHS Krab cỡ nòng 155 mm. Ukraine cũng mua 10.000 khẩu súng trường tấn công GROT với giá 2.300 euro/khẩu.
Trong thời gian tới, quân đội Ukraine có thể sẽ đặt hàng thêm một số hệ thống pháo tự hành và súng trường tấn công trên. Tuy nhiên, gần đây vẫn chưa có hợp đồng mới nào, có thể là do quan hệ giữa Ukraine và Ba Lan xấu đi thời gian qua.
Trong suốt một năm rưỡi, hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) di động Piorun cũng đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu thành công của PGZ. Vào năm 2022, loại vũ khí này đã được Litva, Estonia và Na Uy đặt hàng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Slovakia, nước sẵn sàng mua 1.000 MANPADS.
Báo Mỹ: Nga tìm cách thu hồi động cơ trực thăng từ các nước đối tác do thiệt hại ở Ukraine Khi tìm cách bổ sung cho kho vũ khí đang được sử dụng liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã đề nghị thu hồi các động cơ máy bay trực thăng quan trọng từ Ai Cập, Brazil, Pakistan và Belarus. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi tại hội nghị thượng đỉnh...