Xuất khẩu Việt Nam sụt giảm
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 1 năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,36 tỷ USD giảm 1%, tương ứng giảm 133 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 1 năm 2016 (từ 16/1/2016 đến 31/1/2016) đạt 13,87 tỷ USD, tăng 14,5% tương ứng tăng 1,75 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 1/2016.
Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 1/2016 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng đầu tiên năm 2016 đạt 25,96 tỷ USD.
Về xuất khẩu, số liệu Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 1/2016 đạt 7,43 tỷ USD, tăng 24,9% (tương ứng tăng 1,48 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 1/2016.
Xuất khẩu tháng đầu tiên của năm 2016 đã sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 1 tăng so với nửa tháng đầu tiên của năm 2016 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng chủ lực như hàng dệt may tăng 234,6 triệu USD; điện thoại và linh kiện tăng 152 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 57,6 triệu USD…
Video đang HOT
Như vậy, tính đến hết tháng 1 năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,36 tỷ USD giảm 1% tương ứng giảm 133 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015.
Đối với thị trường nhập khẩu, số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 1/2016 đạt 6,44 tỷ USD, tăng 4,4% (tương ứng tăng 271 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 01/2016.
Như vậy, tính đến hết tháng đầu tiên của năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 12,6 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng giảm 1,51 tỷ USD) so với tháng 1/2015.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
GDP tăng trưởng khả quan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần nỗ lực để tăng trưởng GDP năm 2016 cao hơn chỉ tiêu 6,7% đã đề ra
Sáng 31-12, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.
Tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015, đại diện Bộ Công Thương cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% (kế hoạch là 7,8%). Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 162,4 tỉ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 165,6 tỉ USD, tăng 12% so với năm ngoái. Nhập siêu được kiểm soát tốt, ước khoảng 3,17 tỉ USD, tương đương 2% kim ngạch xuất khẩu...
GDP tăng trưởng khá, đời sống người dân dần được nâng cao Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ngoài ra, 2015 được đánh giá là năm đạt kết quả hội nhập kinh tế quốc tế rất tích cực khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc; kết thúc đàm phán FTA với EU và TPP.
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% năm 2016, ngành công thương phấn đấu đưa chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9%-10% so với năm 2015; xuất khẩu 187 tỉ USD, tăng 10% so với 2015, tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức dưới 5%...
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết giá dầu thế giới hiện đã giảm xuống khoảng 40 USD/thùng. Để ứng phó tình hình này, PVN có kế hoạch cân đối khai thác từng mỏ với giá thành phù hợp trong từng thời điểm, tiết giảm chi phí... Là một trong những doanh nghiệp đầu tàu của nền kinh tế, PVN đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Theo thông tin từ lãnh đạo PVN, dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 USD/thùng. Với giá thành này, nếu xuất bán thì nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18-20 USD/thùng. Trong trường hợp giá dầu cao hơn 45 USD/thùng thì khai thác dầu của PVN tại các mỏ sẽ rất hiệu quả. Ngược lại, nếu dưới 45 USD/thùng, một số mỏ sẽ gặp khó khăn. "Giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu của PVN giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách giảm 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của tập đoàn giảm 560 tỉ đồng" - ông Khánh dẫn chứng.
Tạo điều kiện để DN phát triển
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những thành tựu của ngành công thương đã đóng góp tích cực cho những kết quả chung của cả nước, là điều kiện quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của năm 2016 cũng như 5 năm tiếp theo. Theo Thủ tướng, việc nêu bật được thành quả đã đạt được không phải là "ca ngợi" mà nhằm khẳng định đây là nỗ lực lớn và chúng ta có khả năng làm tốt hơn nữa.
"Trong cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vừa rồi, tôi đã nói chúng ta đưa ra kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,7% vào thời điểm tháng 10-2015 nhưng đến nay, tăng trưởng GDP năm 2015 đã là 6,68% thì năm tới phải phấn đấu cao hơn nữa, không thỏa mãn tiêu chí đặt ra. Cần tranh thủ điều kiện thuận lợi, quyết liệt phấn đấu đạt chỉ tiêu cao nhất có thể" - Thủ tướng chỉ đạo.
Một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý nhằm tạo mọi điều kiện để phát triển là ngành công thương cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách, chiến lược... "Tạo ra hạ tầng mềm thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) trong nước đầu tư, phát triển. Trong đó, các vấn đề cần tập trung cải thiện là chính sách thuế đất, nhân lực, thủ tục hành chính. Đây là việc của chúng ta, DN không làm thay được, người dân không làm thay được. Cùng với cải cách thể chế là cải thiện thủ tục hành chính. Chúng ta phải chân thành lắng nghe xem người dân, DN vướng gì, khó khăn gì để tạo điều kiện cho người dân làm ăn. Mọi người dân làm ăn tốt thì chúng ta mới thành công được" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Chú trọng thị trường trong nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Công Thương phải bảo vệ thị trường trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế cùng các biện pháp chống hàng lậu, hàng giả. "Chúng ta phải chiến thắng trên sân nhà và điều rất mừng hiện nay là ở các siêu thị, hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam chiếm tỉ trọng lên tới trên 90%. Chúng ta không thể sản xuất để xuất khẩu nhiều rồi lại nhập hàng nước ngoài về siêu thị của mình" - Thủ tướng nói.
Phương Nhung
Theo_Người lao động
11 tháng, giải ngân FDI đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 11 tháng, giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so vớicùng kỳ. Giải ngân vốn FDI vào các dự án trong 11 tháng qua tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái Tính theo năm, có lẽ chưa năm nào...