Xuất khẩu tôm khởi sắc, người Mỹ sẽ ăn nhiều tôm của Việt Nam hơn
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc (Ảnh: PD)
Theo VASEP, ngày 7.9.2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1.2.2013 đến 31.1.2014.
Cụ thể, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3.2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8. Đây là một tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt Nam. Do đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc.
Video đang HOT
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kể từ tháng 7 đến tháng 10.2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng đều so với các tháng trước đó do Mỹ tăng nhu cầu nhập khẩu tôm phục vụ các lễ hội cuối năm. Đặc biệt, xuất khẩu trong tháng 10 đạt giá trị cao nhất trong năm với trên 85 triệu USD, chỉ giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu tôm số một của Việt Nam, tuy nhiên trong cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đã giảm so với năm 2014.
VASEP cho rằng nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2015 giảm là do giá xuất khẩu giảm, nhu cầu yếu và bị cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ.
Tính tới tháng 11.2015, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 531.444 tấn tôm từ các nước, trị giá gần 5 tỉ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 19% về giá trị. Tính tới tháng 10.2015, giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,82 USD xuống 9,39 USD/kg.
Không những vậy, giá thành sản xuất tôm cao đang là nguyên nhân chính dẫn tới giá xuất khẩu tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc… phá giá mạnh 15- 30%, trong khi VND chỉ giảm giá nhẹ. Việc này cũng được đánh giá là những nguyên nhân chính khiến tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên.
Theo Một thế giới
Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong tháng đầu năm
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2016 ước đạt 495 nghìn tấn với giá trị đạt 218 triệu USD, tăng 56,7% về khối lượng và tăng 46,0% về giá trị.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2016 ước đạt 495 nghìn tấn với giá trị đạt 218 triệu USD, tăng 56,7% về khối lượng và tăng 46,0% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu gạo năm 2015 đạt 6,59 triệu tấn với 2,8 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng nhưng giảm 4,5% về giá trị so với năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2015 đạt 425,6 USD/tấn, giảm 8,2% so với năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với 30,65% thị phần. Năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,8% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với năm 2014.
So với năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Indonesia tăng gấp 2,05 lần về khối lượng và tăng 77,1% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 9,5% thị phần; thị trường Gana tăng 13,6% về khối lượng và tăng 5,2% về giá trị; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 19,6% về khối lượng và tăng 10,4% về giá trị; các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 26,4% về khối lượng và tăng 14,2% về giá trị.
Các thị trường có sự giảm đột biến là Phillipines (giảm 14,1 về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị), Singapore (giảm 32,6% về khối lượng và giảm 31,9% về giá trị), Hồng Kông (giảm 26,9% về khối lượng và giảm 35,2% về giá trị) và Hoa Kỳ (giảm 26,3% về khối lượng và giảm 21,7% về giá trị)./.
Theo_VOV
Khi cách nghĩ của Việt Nam khác Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan Trong Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan coi làn sóng FDI như một cơ hội để chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý thì Việt Nam lại đang có xu hướng coi FDI như một thành phần chủ chốt trong nền kinh tế về lâu dài. Ảnh minh họa từ Internet Không khó để nhận ra tầm quan trọng...