Xuất khẩu tiêu, cà phê chưa hết lo trong năm 2019
Năm 2018, xuất khẩu cà phê, tiêu chưa đạt được so với kỳ vọng khi giá cả và kim ngạch đều giảm so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng cung vượt quá cầu.
Xuất khẩu cà phê: Chưa khởi sắc
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), xuất khẩu cà phê tháng 11 năm 2018 ước đạt 145.000 tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2018 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,3 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu cà phê cả năm 2018 dự báo đạt cao kỷ lục 1,80 triệu tấn và 3,50 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng nhưng tương đương về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Giá cà phê thời gian tới khó khởi sắc. Ảnh: I.T.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2018 đạt 1.894 USD/tấn, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,5%. Các thị trường có gia trị xuât khâu caphê trong 10 tháng năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (gấp 7 lần), Nga (tăng 69,4%), Philippin (tăng 52,2%), Thái Lan (tăng 51,6%) và Angieri (tăng 19%).
Trong tháng 11/2018, thị trường cà phê trong nước biến động giảm theo xu hướng thị trường thế giới. Giá cà phê London Robusta (hợp đồng tháng 1/2019) đã giảm 84 USD/tấn, từ 1.694 USD/tấn còn 1.610 USD/tấn. Trong nước, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 700 – 900 đồng/kg với tháng trước, xuống còn 34.600 – 35.200 đ/kg.
Giá cà phê giảm do thị trường cà phê Robusta tiếp tục chịu sức ép từ hoạt động bán phòng hàng vụ mới của các nước sản xuất. Bên cạnh đó, giá cà phê còn giảm do các nhà đầu cơ và các quỹ đã quay lại bán ròng trên sàn London khi áp lực nguồn cung bắt đầu có dấu hiệu gia tăng.
Dự báo, giá cà phê thời gian tới sẽ khó khởi sắc do sản lượng vụ cà phê Conilon Robusta mới năm nay của Brazil, sau khi đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước dự báo sẽ dư thừa khoảng 4 – 5 triệu bao cho xuất khẩu, đang chảy mạnh về sàn London để đăng ký bán đấu giá.
Video đang HOT
Xuất khẩu tiêu: Chất lượng sẽ quyết định giá
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11/2018 ước đạt 12.000 tấn, với giá trị đạt 38 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 11 tháng năm 2018 ước đạt 220.000 tấn và 718 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 32,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Chất lượng sẽ là yếu tố quyết định lên giá hạt tiêu. Ảnh: I.T
Mỹ, Ấn Độ và Pakistan vẫn là 3 thị trường chính của tiêu Việt Nam trong 10 tháng năm 2018, với thị phần lần lượt là 19,6%, 8,2% và 4,3%. Thị phần của các thị trường này đều tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu hạt tiêu giảm liên tục nên giá trị xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường trong 10 tháng năm 2018 đều giảm so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt giảm mạnh nhất ở thị trường Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (giảm tới 34 triệu USD, tương đương giảm 57,7%). Theo đó, giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 11 tháng năm 2018 ước đạt 3.264 USD/tấn, giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Tại thị trường trong nước, sau 2 tháng tăng giá liên tiếp và đạt trung bình 60.000 đồng/kg tiêu đen vào cuối tháng 10/2018 do sự gia tăng tạm thời của nhu cầu xuất khẩu, đến tháng 11/2018 giá tiêu lại quay về xu hướng giảm giá. Tính đến ngày 26/11/2018, giá thu mua hạt tiêu đen dao động ở mức 55.000-57.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg so với đầu tháng và giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước.
Giá hạt tiêu thế giới được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới nhờ thặng dư cung – cầu giảm. Năm 2019, dự báo sản lượng của một số nước sản xuất chính như Việt Nam và Ấn Độ đều không khả quan do ảnh hưởng từ dịch bệnh và thiên tai.
Trong dài hạn, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định lên giá hạt tiêu, do đó cần có chính sách giúp đỡ và thúc đẩy nông dân sản xuất hạt tiêu theo hướng hữu cơ, đồng thời xây dựng và quảng bá thương hiệu tiêu của từng địa phương đến các thị trường trên thế giới.
Theo Danviet
Xuất khẩu nông sản 2018: Cao su, tiêu, điều"ôm" nỗi buồn riêng
Năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu (XK) nông sản với kim ngạch dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực của mặt hàng lúa gạo, rau quả..., vẫn còn nhiều mặt hàng phải ngậm ngùi với nỗi buồn riêng.
Lượng tăng, giá trị giảm
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, 10 tháng năm 2018, XK nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng 2,3%); thủy sản ước đạt 7,24 tỷ USD (tăng 6,2%) và chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (tăng 9,5%)...
Diện tích hồ tiêu gấp 5 lần so với quy hoạch khiến giá xuất khẩu giảm đáng kể. Ảnh: T.L
Theo đánh giá, lúa gạo, rau quả... là những mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng và kim ngạch XK. Thậm chí, rau quả còn đến được nhiều thị trường khó tính sau khi vượt qua những đợt kiểm tra nghiêm ngặt. Ở chiều ngược lại, hàng loạt mặt hàng cây công nghiệp như tiêu, điều, cao su... lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về kim ngạch XK dù sản lượng có tăng. Đây được cho là hệ quả tất yếu của một quá trình phát triển theo phong trào, không theo quy hoạch.
Đơn cử như mặt hàng hồ tiêu, thống kê mới nhất cho thấy, sản lượng XK 10 tháng năm 2018 ước đạt 207.000 tấn, kim ngạch 676 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm tới 33,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan. Điều đáng lo ngại là giá XK tiêu bình quân 10 tháng chỉ đạt 3.266 USD/tấn, giảm tới 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Có vẻ như sau thời kỳ hoàng kim, hồ tiêu đã lâm vào "cơn bĩ cực" với những đợt giảm giá sâu chưa từng có. Đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển quá "nóng" sau khi giá tiêu có thời điểm tăng "như lên đồng". Theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích hồ tiêu đã vượt gấp 5 lần so với quy hoạch (mục tiêu đến năm 2020, diện tích hồ tiêu cả nước là 50.000ha, nhưng hiện đã đạt 152.000ha), khiến giá hồ tiêu đang ở đỉnh cao 200.000 đồng/kg, đột ngột giảm sâu chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg.
XK hạt điều cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về giá trị. Theo đó, 10 tháng năm 2018, XK hạt điều ước đạt 301.000 tấn, kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 3,39% về lượng nhưng giảm 3,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Giá XK bình quân hạt điều đạt khoảng 9.303 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Với hạt điều, khó khăn lại nằm ở khâu sản xuất và chế biến khi cho đến thời điểm này dù có nhiều tiềm năng nhưng chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải phụ thuộc vào nhập khẩu; trong khi đó, nông dân không còn mặn mà với loại cây này do dịch bệnh tăng nhưng giá bán lại bấp bênh.
Cùng chung tình cảnh với hồ tiêu, hạt điều là mặt hàng cao su. Ước tính khối lượng XK cao su 10 tháng đạt 1,21 triệu tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,4% về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su XK bình quân tháng 10 của Việt Nam ước đạt 1.293 USD/tấn, giảm tới 15,7% so với mức giá 1.535 USD/tấn của cùng kỳ năm 2017.
Hóa giải điểm yếu
Có thể nhận thấy, một trong những điểm yếu cố hữu của nông sản Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ nhưng lại theo phong trào, thiếu sự liên kết. Ông Ngô Văn Tiên ở xã Nam Giang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai (chủ trang trại trồng hồ tiêu, cà phê, mỗi năm thu lãi 5 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí) cho hay: Thực tế, việc tiêu thụ nông sản có khá nhiều bấp bênh, thường bị thương lái ép giá. Nông sản làm ra có chất lượng cao nhưng giá bán không được như mong muốn.
Xung quanh câu chuyện XK nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay: Năm nay, toàn ngành có thể đạt mục tiêu tăng trưởng và XK cao. Tuy nhiên, kết quả không được trọn vẹn, vì riêng khu vực cây công nghiệp năm nay giá thấp, thậm chí có một vài sản phẩm rất thấp, không phải chỉ có cao su, tiêu, điều mà kể cả mía.
Theo Bộ trưởng Cường, trên thực tế, Bộ NNPTNT đã nhìn thấy từng cây, từng đối tượng, ngành hàng có những điểm yếu gì để trong chương trình tái cơ cấu từng bước khắc phục. Điển hình như với riêng cây điều, điểm yếu có thể kể đến là Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu cho chế biến; năng suất cây điều Việt Nam mặc dù so với thế giới cao gấp đôi, nhưng so với cây trồng khác và so với yêu cầu người nông dân thì còn phải nâng lên nữa; cần tận dụng hơn nữa các phế liệu khác từ quả cây điều...
Theo Danviet
Dư lượng kháng sinh "cản đường" tôm xuất khẩu Xuất khẩu tôm đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao sản lượng và giá trị kim ngạch, tuy nhiên vấn đề lạm dụng kháng sinh và còn nhiều tạp chất trong quá trình nuôi đang khiến nhà quản lý, các doanh nghiệp đau đầu. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi quy trình nuôi, đừng để đến...