Xuất khẩu thủy sản sang Úc, rất cần gỡ bỏ rào cản kiểm dịch
Úc là thị trường đầy tiềm năng cho XK thủy sản Việt Nam. Thông tin từ Lãnh sự quán Việt Nam tại Sidney cho thấy nếu gỡ bỏ được rào cản kiểm dịch, XK thủy sản Việt Nam (nhất là XK tôm) sang Úc hoàn toàn có thể tăng mạnh trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Phó Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney phân tích, Úc là thị trường rất tiềm năng cho XK thủy sản của Việt Nam.
Tôm sú Việt Nam được ưa chuộng ở Úc.
Trước hết là sự chênh lệch cung – cầu khá lớn ở nước này. Mỗi năm, sản lượng thủy sản nội địa của Úc từ 220.000-280.000 tấn (gồm cả đánh bắt và nuôi trồng), mà khoảng một nửa trong đó lại được XK. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở nước này vào khoảng 1 triệu tấn/năm. Sản lượng thủy sản nội địa của Úc lại đang có xu hướng giảm do nước này có chủ trương giảm đánh bắt trên biển để bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, nhu cầu NK thủy sản của Úc đang tăng mạnh. Nếu như năm 2011, giá trị NK thủy sản của Úc là 868 triệu USD, thì năm 2014 đã tăng hơn 2 lần lên 1,9 tỷ USD. Năm 2015, giá trị NK thủy sản của Úc tuy bị giảm mạnh xuống còn 1,6 tỷ USD, nhưng chủ yếu là do giá thủy sản giảm mạnh và ảnh hưởng bởi khó khăn chung của thị trường thủy sản thế giới, vì lượng thủy sản NK giảm không nhiều so với năm 2014.
Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong số những nước XK thủy sản vào Úc, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand. Năm 2015, giá trị XK thủy sản của Việt Nam sang Úc đạt 117 triệu USD, chiếm 11,2% tổng giá trị NK thủy sản của nước này. So với Thái Lan, giá trị thủy sản Việt Nam XK sang Úc chưa bằng một nửa. Do đó, dư địa để Việt Nam gia tăng XK thủy sản sang Úc còn khá lớn.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, để đẩy mạnh XK thủy sản sang Úc, trước hết cần dỡ được rào cản kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng đối với tôm. Hiện nay, tôm đang chiếm khoảng 31% giá trị XK thủy sản Việt Nam sang Úc.
Video đang HOT
Người tiêu dùng Úc rất chuộng các loại tôm sú có kích cỡ lớn, mà đây lại là thế mạnh của ngành tôm Việt Nam. Nhưng tôm Việt Nam vào Úc đang phải đối mặt với hàng rào kiểm dịch còn khắt khe hơn cả khi XK sang các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU…
Bởi Chính phủ Úc quy định tôm được NK vào nước này phải có xuất xứ từ những quốc gia sạch bệnh đốm trắng và đầu vàng. Việt Nam chưa được Úc công nhận điều này, nên các doanh nghiệp không thể XK tôm tươi sang Úc, mà chỉ được XK tôm đã qua xử lý như nấu chín, bỏ đầu… Do đó, khó mở rộng được thị phần cũng như chủng loại sản phẩm tôm XK.
Để vượt qua rào cản kiểm dịch khắt khe của Úc, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng tôm XK, còn cần tới sự tham gia của ngành nông nghiệp trong việc đàm phán gỡ bỏ việc kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, hiện nay, Úc đang mong muốn Việt Nam mở cửa trở lại cho trái cherry vùng Tasmania (Việt Nam đã ngưng NK cherry vùng Tasmania của Úc do lo ngại về vi trùng từ ruồi giấm).
Vì vậy, nếu Úc muốn đàm phán để Việt Nam đồng ý cho phép NK trở lại trái cherry vùng Tasmania, thì ta cũng nên yêu cầu họ bỏ việc kiểm tra các loại virus gây bệnh đốm trắng, đầu vàng trên tôm. Liên quan tới vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP) cho rằng, quy mô nuôi tôm ở Úc rất nhỏ, vì vậy, các bệnh đốm trắng, đầu vàng sẽ không mấy ảnh hưởng tới ngành thủy sản nội địa nước này.
Do đó, Việt Nam có thể kiến nghị Úc bỏ việc kiểm tra virus đốm trắng, đầu vàng trên tôm có nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc ít ra là có một thỏa thuận song phương giữa Úc và Việt Nam về thống nhất phương pháp kiểm tra các loại virus nói trên.
Theo Sơn Trang (Nông Nghiệp Việt Nam)
Quả đắng từ việc rửa sản phẩm bằng... nước sông, hồ
Do thiếu nguồn nước sạch để rửa, ướp muối trong quá trình sơ chế, chế biến, sản phẩm của các vùng nuôi tôm lớn ở ĐBSCL nhiễm nhiều vi sinh vật có hại, bị nhiều thị trường nhập khẩu từ chối. Trong khi đó, danh tiếng" của cá tra cũng đang ngày càng đi xuống...
Cá, tôm gặp "sóng lớn"
Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau), cho biết ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với sự bất ổn, giá thành cao, tính cạnh tranh kém. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch vùng nuôi, con giống, thức ăn và các khâu kiểm tra, giám sát khác trong quy trình nuôi, chế biến xuất khẩu.
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Minh Phú. Ảnh: T.L
Lý giải về sự bất ổn, ông Quang cho rằng các vùng nuôi tôm thậm chí không có nước sạch, nước đá đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để rửa tôm cũng như ướp muối sản phẩm. Thay vào đó, người nuôi sử dụng nước sông, nước ao hồ và số rất ít dùng nước giếng khoan để rửa tôm. Do đó, sản phẩm bị nhiễm vi sinh tổng số cao, nhiễm E.Coli, Salmonella và nhóm Vibrio SPP... Các lô tôm nguyên liệu này khi về đến nhà máy chế biến phải mất rất nhiều chi phí xử lý vi sinh, sử dụng chất diệt khuẩn ở nồng độ cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.
Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản tăng Theo báo cáo của VASEP, do thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu thủy sản nguyên liệu trong các tháng cuối năm 2016. Dự báo nhập khẩu thủy sản cả năm nay sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, VASEP cũng dự báo tổng giá trị thủy sản xuất khẩu cả nước năm nay sẽ đạt khoảng 7,1 tỷ USD, tăng 8% so cùng kỳ năm trước.
Ông Quang cho hay, mới đây doanh nghiệp này có ký hợp đồng bán tôm thẻ chân trắng nguyên con cho một hệ thống siêu thị lớn với mức giá cao hơn thị trường 30%, với điều kiện tôm phải tuyệt đối sạch vi khuẩn và không tồn dư kháng sinh. Để đáp ứng đơn hàng này, Minh Phú phải kiểm tra kháng sinh trước khi thu hoạch, cho nước đá từ nhà máy đến để muối ướp tôm thẻ. Nhưng khi tôm về nhà máy thì tỷ lệ đạt yêu cầu không nhiễm vi sinh chỉ 50%.
Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm - Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn, cùng với con tôm, cá tra Việt Nam cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức do bị nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, đồng thời hình ảnh bị bôi xấu tại các thị trường nhập khẩu. Theo đó, đã có nhiều chiến dịch "chống cá tra", tấn công vào các vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy trình nuôi, tác động tới môi trường, xã hội... khiến hình ảnh cá tra Việt Nam bị hủy hoại trầm trọng.
"Cá tra của ta đang bị xem là sản phẩm cấp thấp, giá rẻ, phục vụ phân khúc người có thu nhập thấp, lao động phổ thông và các gia đình đông con. Hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới không tốt, lại phải cạnh tranh với các sản phẩm cá thịt trắng có nhiều ưu thế hơn"- TS Nguyễn Tiến Thông (Đại học Nha Trang) cho hay.
"Bao giờ đến ngày xưa?"
Tại hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016 đang diễn ra tại TP.HCM, nhiều ý kiến than trời về tình hình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay, đồng thời tiếc nuối "một thời vàng son" của tôm, cá Việt. Bà Tạ Thị Vân Hà - đại diện Hiệp hội Chế biến. Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, nửa đầu năm 2016, nghề nuôi cá tra trong nước phát triển không ổn định, giá thu mua cá tra nguyên liệu đã giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước khiến nhiều người nuôi nản lòng, phải treo ao.
Trong khi đó, giá xuất khẩu tại các thị trường lớn đều giảm sút. Tại thị trường Mỹ, trung bình giá nhập khẩu fillet cá tra giảm còn 2,6 - 2,7 USD/kg trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước giá 3 - 3,2USD/kg. Giá bán vào thị trường EU cũng giảm mạnh, đặc biệt tại Anh, giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam đã giảm 11,6% trong quý 1 năm nay.
Để lấy lại hình ảnh, giá trị thực của tôm, cá Việt Nam, bà Tâm đề xuất Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính khởi động lại Quỹ Phát triển thị trường do Bộ Thủy sản thành lập năm 2002. Qua đó, tạo nguồn thu cho việc thực hiện các chiến dịch marketing để cải thiện hình ảnh cá tra và thủy sản Việt Nam một cách tổng thể.
Bà Tâm cũng cho rằng, cần tạo ra xu hướng và nhu cầu thị trường cho sản phẩm cá tra chất lượng cao; đồng thời, chọn một số doanh nghiệp đại diện cho ngành cá tra làm sáng lập viên thực hiện đề án Liên minh Sản phẩm cá tra chất lượng cao, xây dựng sản phẩm này thành thương hiệu quốc gia trong tương lai.
Trong khi đó, ông Lê Văn Quang cho rằng ngành tôm Việt Nam đang sai cách tiếp cận và hướng phát triển. Trong khi nhiều nước nuôi tôm theo hướng kháng bệnh, tôm giống khỏe mạnh, nuôi ở mật độ thấp 10 - 30 con/m2 thì ngược lại, Việt Nam nuôi tôm theo hướng sạch bệnh, mật độ nuôi từ 80 - 120 con/m2 nhưng tỷ lệ thành công chỉ dưới 30%. Với cách nuôi này, giá thành tôm trong nước luôn ở mức cao, khó cạnh tranh.
Do đó, ông Quang đề xuất cho tiếp cận phương pháp sản xuất tôm bố mẹ theo hướng kháng bệnh, giảm mật độ nuôi. Đồng thời, phải xử lý hình sự đối với những đối tượng gian dối, cắm tăm tre, tăm dừa và bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu.
Theo Danviet
Tôm đuối sức khi "bơi" sang Anh Xuất khẩu tôm sang thị trường Anh đã tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, từ khi công bố kết quả cuộc trưng cầu ý dân để Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào nước này đã giảm mạnh. Xuất khẩu giảm sâu Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm Việt Nam...