Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục, lần đầu đạt 1 tỷ USD/tháng
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 3 bất chấp các khó khăn như giá xăng dầu, cước vận tải tăng lên mỗi ngày… xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đạt trên 1 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Theo VASEP, trong tháng 3, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD, đưa kim ngạch quý 1 đạt trên 2,5 tỷ USD (tăng gần 46% so với cùng kỳ năm 2021). Đây là mức kỷ lục cho xuất khẩu thủy sản trong quý đầu tiên của năm.
Trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản quý 1, tôm chiếm 38% với gần 955 triệu USD; cá tra chiếm 26% với 654 triệu USD; cá ngừ chiếm trên 10% với 259 triệu USD; các loại nhuyễn thể, bao gồm mực bạch tuộc và nhuyễn thể có vỏ chiếm 7,5% với 189 triệu USD; các loại cá biển khác chiếm 17% với 421 triệu đô la.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Vượt qua thách thức, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tăng cao. Ngoài ra, giá trung bình xuất khẩu (XK) thủy sản sang các thị trường tăng, có thể được coi là yếu tố chính giúp cho kim ngạch XK thủy sản trong 3 tháng đầu năm nay đạt mức cao nhất của quý I các năm. Trong đó giá cá tra XK sang các thị trường chính tăng từ 40 – 70%, giá XK các sản phẩm khác cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021 như giá tôm tăng gần 20%, cá ngừ tăng 17%.
Đáng chú ý, trong tháng 3, do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine, xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm sâu tới 86%. Bù lại, xuất khẩu sang các thị trường khác đều tăng trưởng đột phá từ 30 – 88%. Đặc biệt, như thị trường Trung Quốc, dù chính sách phòng chống dịch COVID-19 liên tục siết chặt, nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng cao nhất với mức tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục duy trì ngôi vị thứ nhất khi chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý đầu năm, với mức tăng trưởng đạt 72%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu và giá cả thủy sản tăng trên thị trường thế giới, là nguyên nhân quan trọng giúp cho thủy sản Việt Nam đạt được những mốc ấn tượng như trên.
Video đang HOT
Theo VASEP, so với hồi đầu năm, hiện giá nguyên liệu cá tra và các chi phí đầu vào đang tăng mạnh sẽ tác động đến việc tiếp tục tăng giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong những tháng tới. Dự báo trong quý 2, xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng cao với mức 2,8 – 2,9 tỷ USD, tăng khoảng 23-24% so với quý 2 năm ngoái.
Việt Nam đang bán những nông, thủy sản nào sang Nga - Ukraine, loại nào được Nga mua nhiều nhất?
Nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam đang tăng tốc xuất khẩu sang Nga như trái cây, cà phê, thủy sản,...
Trong khi, thủy sản, thịt, hoa quả tươi,... cũng có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu ở Ukraine.
Việt Nam bán sang Nga nông sản gì?
Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 về kim ngạch thương mại với Liên bang Nga trong số các quốc gia Đông Nam Á và là đối tác thương mại thứ 6 của Liên bang Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, dư địa xuất khẩu các loại nông, thủy sản của Việt Nam sang Nga còn tương đối lớn.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Liên bang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 4,97 tỷ USD tăng 12,07% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga trong 11 tháng năm 2021 đạt 2,92 tỷ USD, tăng 10,62% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Đáng chú ý, có nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam đang tăng tốc xuất khẩu sang Nga như xuất khẩu cao su sang Nga trong 11 tháng năm 2021 tăng tới 323,75%; xuất khẩu hạt điều sang Nga 11 tháng năm 2021 tăng 69,73%; hạt tiêu tăng 49,63%...
Việt Nam cũng là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Liên bang Nga trong nhiều năm, tuy nhiên khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%.
Trong thời gian tới, để tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nga, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) .
Được biết, Việt Nam là đối tác ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh kinh tế Á - Âu với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ.
Đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng thế mạnh là rau quả khi xuất khẩu vào thị trường Nga.
Đơn cử như trong 7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga, đạt kim ngạch 14,6 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây sang Nga tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021 nhờ ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) mang lại như: Xoài tăng 301,8%, chuối tăng 2.395%, dừa tăng 787,6%...
7 tháng đầu năm 2021, dứa đã qua chế biến là sản phẩm được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nga. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Dương Hoàng Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga, để tiếp tục thúc đẩy thương mại nông, thủy sang Nga, các doanh nghiệp cần tham gia vào các triển lãm lớn của Nga hàng năm để tìm hiểu thị trường. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu thị trường thì sẽ tăng được lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga.
Trong khi đó, bà Tô Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, Nga là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam với sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài...
Về tiềm năng thương mại hai chiều Việt Nam - Nga, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, hai bên nên tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, cụ thể phía Việt Nam là thủy sản, càphê, chè, tiêu, trái cây, cao su...; phía Nga là các sản phẩm thịt, lúa mỳ, phân bón, sữa...
Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đàm phán với Cơ quan kiểm dịch động thực vật Nga (FSVPS) nhằm tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn từ 2 phía, đặc biệt là các quy trình kiểm dịch nhập khẩu thủy sản và các lỗi thường gặp của các doanh nghiệp; trong đó, ưu tiên cân đối giữa cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu thịt và thủy sản mới của Nga, với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là cá tra, cá ngừ, tôm.
Việt Nam đang nhập một lượng lớn thịt lợn từ Nga. Ảnh: Miratorg.
Việt Nam - Ukraine hỗ trợ tăng trưởng thương mại
Thủy sản, thịt, hoa quả tươi,... là những nông sản thế mạnh của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Ukraine.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu từ Việt Nam sang Ukraine đạt 284,8 triệu USD (tăng 15,04%), nhập khẩu từ Ukraine đạt 193,5 triệu USD (tăng 58,81%), tổng kim ngạch đạt 478,33 triệu USD (tăng 29,48%).
Hiện, Việt Nam - Ukraine đang nỗ lực hợp tác trong việc tạo khung khổ pháp lý thuận lợi hóa song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm giúp cho hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, thịt, hoa quả tươi... được tiếp cận thị trường Ukraine một cách dễ dàng hơn và tương tự, các mặt hàng như ngũ cốc, thịt, sữa... của Ukraine xuất khẩu sang Việt Nam.
Cho đến nay, Ukraine có 27 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 30,1 triệu USD, đứng thứ 67 trên tổng số 138 nước và vùng lãnh thổ đầu tư và Việt Nam.
Việt Nam có 6 dự án đầu tư tại Ukraine với tổng vốn đầu tư gần 4 triệu USD, phần lớn do doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại Ukraine đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, bao bì, carton, nhà hàng...
Việt Nam bất ngờ thu ngay 40 triệu USD nhờ bán một loài cá bình dân sang Mỹ, Nhật Bản Một loài cá có nhiều ở vùng biển miền Trung đang được Mỹ, Nhật Bản mua với lượng lớn, mang lại giá trị xuất khẩu gần 40 triệu USD cho Việt Nam. Mỹ, Nhật Bản bất ngờ tăng mua loài cá trích của Việt Nam Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ, Thái...