Xuất khẩu thủy sản đối diện thách thức mới và bài toán IUU
Cùng với thị trường EU, tới đây thị trường Nhật Bản cũng sẽ kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam .
Nhật Bản áp dụng cơ chế tương đương quy định IUU của EU
Trong Công văn 1562/QLCL-CL1 ngày 16/11/2022 của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi đến các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng, đơn vị này cho biết, từ 1/12/2022, 4 loại thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải có chứng nhận khai thác.
Xuất khẩu thủy sản đối diện với những thách thức mới
Cụ thể, các lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu thuộc các loài mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp) và cá trích (Sardine, Sardinops spp) được khai thác/nhập khẩu sau ngày 1/12 sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác (Catch Certificate) hoặc xác nhận cam kết (Processing Statement) khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
Nafiqad đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khi có nhu cầu xác nhận cho lô hàng thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu được khai thác sau ngày 1/12/2022 thuộc 04 loài nêu trên để xuất khẩu vào Nhật Bản, lập đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT gửi về Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thuộc Cục trên địa bàn để được thực hiện xác nhận.
Chuẩn bị đầy đù hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền để gửi kèm theo lô hàng chế biến từ nguyên liệu được khai thác trước thời điểm yêu cầu này có hiệu lực.
Tạo mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhà nhập khẩu Nhật Bản để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan trong thực hiện IUU của Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản trong chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ 04 loài thủy sản nêu trên vào thị trường này.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, Nhật Bản vượt Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 160,6 triệu USD, tăng 34,1% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,43 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam trong 10 tháng qua (Mỹ 1,9 tỉ USD, Trung Quốc 1,3 tỉ USD). Nhật Bản nhập khẩu nhiều tôm, bạch tuộc, mực, cá ngừ,… từ Việt Nam.
Nafiqad cho hay, Nhật Bản hiện đang thừa nhận và áp dụng cơ chế tương đương về quy định Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC).
Do đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định của Việt Nam và Nhật Bản để ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi (khai thác, thu mua, vận chuyển, tiếp nhận, chế biến, bảo quản, xuất khẩu) và đảm bảo thông tin khả năng truy xuất nguồn gốc.
Video đang HOT
Cán bộ thực hiện kiểm soát IUU của các doanh nghiệp phải có kiến thức hiểu biết và nắm vững quy định của pháp luật, của doanh nghiệp, kỹ năng thực hành thực tế với nhiệm vụ được giao.
Do yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản đáp ứng IUU đòi hỏi xuyên suốt toàn chuỗi, các doanh nghiệp xem xét giao bộ phận đảm bảo chất lượng để liên kết với các bộ phận khác của doanh nghiệp (thu mua, kho bảo quản thành phẩm, nguyên liệu, bộ phận xuất, nhập khẩu…), tránh tình trạng đứt gãy thông tin, dữ liệu gây khó khăn cho việc thực hiện yêu cầu truy xuất trên hồ sơ và thực tế sản xuất.
Đồng thời xây dựng thủ tục và tổ chức theo dõi trừ lùi/cấn trừ và có đối chiếu dữ liệu theo dõi với thực tế sản xuất cho nguyên liệu đưa vào sản xuất, nguyên liệu còn lại, thành phẩm đã xuất khẩu, chưa xuất khẩu,… nhằm minh bạch khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực hiện quy định IUU, đảm bảo chống lẫn lộn giữa các lô nguyên liệu đưa vào sản xuất, giữa lô nguyên liệu đáp ứng quy định IUU và chưa đáp ứng đầy đủ quy định IUU.
Nafiqad cũng đề nghị các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định mới của Nhật Bản và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy định IUU.
Đồng thời, thực hiện thẩm định hồ sơ truy xuất nguồn gốc, xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu theo yêu cầu thị trường Nhật Bản theo đúng quy định.
Địa phương không quyết liệt, bao giờ mới gỡ được thẻ vàng IUU?
Trước Nhật Bản, EC đã áp “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Sau 5 năm bị áp “thẻ vàng”, thủy sản Việt Nam vẫn chưa được tháo gỡ. Mới đây, Đoàn thanh tra của EC đã kiểm tra thực tế lần thứ 3 về tình hình chống khai IUU tại Khánh Hòa và làm việc tại Tổng cục Thủy sản.
Kết quả chuyến làm việc, phía EC đánh giá cơ quan Trung ương đã nỗ lực rất lớn trong việc theo dõi, phát hiện các tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển và kịp thời thông báo cho các địa phương để xử lý tàu cá vi phạm giám sát hành trình.
Tuy nhiên, kết quả xử lý của các địa phương chủ yếu chỉ ở mức độ lập biên bản nhắc nhở không tái phạm và rất ít trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, còn rất nhiều địa phương chưa phối hợp xử lý khi nhận thông báo hoặc đã có báo cáo nhưng chưa xử lý đến cùng vụ việc theo quy định.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng đầu năm 2022, xảy ra 412 lượt tàu mất kết nối VMS thì 108 lượt tàu/8 tỉnh, thành phố chưa xử lý đến cùng; 46 lượt tàu/9 tỉnh, thành phố không phản hồi kết quả xử lý.
Để sớm gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản rất cần sự vào cuộc kiên quyết của chính các địa phương có biển. Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển đề nghị phối hợp xử lý các trường hợp tàu cá mất kết nối giám sát hành trình 10 ngày trên biển. Yêu cầu này được đưa ra nhằm tăng cường trách nhiệm của chính quyền các địa phương ven biển trong việc quản lý tàu cá, chống khai thác IUU.
Theo đó, các địa phương khi nhận được thông báo tàu cá mất kết nối 10 ngày trên biển phải xác nhận qua email và trả lời kết quả xử lý bằng văn bản về Tổng cục Thuỷ sản. Các địa phương cũng cần báo cáo đầy đủ kết quả xử lý tới cùng vụ việc đối với các tàu cá bị mất kết nối trên 10 ngày trên biển trong năm 2021, 2022 trước ngày 30/11. Đây là động thái quyết liệt của cơ quan quản lý trung ương, sau chuyến làm việc của Đoàn thanh tra EC tại Việt Nam để kiểm tra về IUU hồi tháng 10.
Trong bối cảnh “thẻ vàng” thủy sản của EC chưa được tháo gỡ, thị trường Nhật Bản gia tăng những quy định khắt khe hơn khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường này đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho ngành hàng này trong giai đoạn sắp tới.
Tại sao có công nghệ chế biến hàng đầu thế giới, doanh nghiệp ngành này vẫn lo giảm sức cạnh tranh?
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 của Việt Nam đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, trong khi các thị trường nhập khẩu ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản đạt 8,84 tỷ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 11/2021 đạt 206.500 tấn, trị giá 910,9 triệu USD.
Tính chung năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020.
Thu hoạch tôm ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020. Cá tra, basa đạt 657.140 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD; xuất khẩu tôm đạt 381.100 tấn, trị giá 3,53 tỷ USD.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết 128 về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành thủy sản đã phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu từ nửa cuối tháng 10/2021 đến nay.
Kết quả kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng so với năm 2020 là thành công lớn của ngành trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh trong nửa cuối năm 2021.
Đáng chú ý, nhập khẩu thủy sản của các nước lớn trên thế giới trong năm 2021 đã phục hồi mạnh so với năm 2020, thậm chí có nhiều nước đã nhập khẩu vượt mức trước đại dịch như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp...
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu tăng mạnh nhất so với năm 2020 và năm 2019.
Trong 9 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Mỹ đạt 21,4 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, nhưng các doanh nghiệp đã thích ứng với việc vừa sản xuất, vừa chống dịch theo Nghị quyết 128, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong bối cảnh nhu cầu thủy sản thế giới tiếp tục ở mức cao.
Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, trong khi các thị trường nhập khẩu ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn.
Đơn cử như tại Nhật Bản, trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này. Tuy nhiên các sản phẩm tôm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Indonesia và Ấn Độ.
Trong khi đó, theo ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, hiện diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL phát triển nhanh và quá "nóng" nên để lại hậu quả khôn lường khi nhiều vùng đất, nước ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm nặng.
Ông Quang nêu ví dụ, Ecuador chỉ có 250.000ha nuôi tôm nhưng sản lượng tương đương với Việt Nam với khoảng 940.000 tấn (Việt Nam có khoảng 790.000ha nuôi tôm).
Đáng chú ý, giá thành sản xuất tôm của Ecuador thấp hơn Việt Nam do họ tiếp cận nuôi tôm theo hướng thích nghi, kháng bệnh, chọn lọc tự nhiên nên chọn được quần thể tôm bố mẹ có khả năng thích nghi tốt, tỷ lệ sống đạt 90%.
"Giá thành của họ thấp hơn 20 - 30% do tỷ lệ thả nuôi của họ thấp, môi trường không bị ô nhiễm, nhân công rẻ" - ông Quang đúc kết.
Cũng theo ông Quang, công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam, trong đó có tôm hiện thuộc top đầu thế giới nhưng lợi thế này không còn trong vài ba năm nữa.
"Ecuador đang chuẩn bị nguồn lực để nâng sản xuất hàng giá trị gia tăng lên mức 30%, Ấn Độ cũng tập trung sản xuất hàng giá trị gia tăng, nếu không có giải pháp kịp thời, ngành tôm Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh" - ông Quang nói.
Ông Quang kiến nghị, các ngành chức năng, địa phương nên quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng thuận thiên, liên kết tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo lợi ích của mọi đối tác tham gia, nông dân làm giàu được với nghề nuôi tôm.
"Hiện, quy hoạch nuôi tôm thiếu bài bản, không có kênh cấp thoát nước riêng nên dịch bệnh tăng. Do vậy, việc quy hoạch chuỗi giá trị tôm là cần thiết để định hình lại vùng nuôi phù hợp với lợi thế từng vùng, địa phương; quy hoạch vùng tôm lúa, tạo thành vành đai an toàn để dịch bệnh không lấn vào vùng nuôi tôm" - ông Quang nhấn mạnh.
Nuôi cá tra nguyên liệu lãi hơn 1,7 tỷ đồng/ha Đến cuối tháng 10/2022, tỉnh Đồng Tháp thả nuôi cá tra nguyên liệu với diện tích hơn 2.300 ha, thu hoạch được 441.000 tấn, với giá bán 29.000 - 30.000 đồng/kg, chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu khoảng 26.940 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi cao, lợi nhuận hơn 1,7 tỷ đồng/ha. Thu hoạch...