Xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục gặp khó
Việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền với Trung Quốc.
Chiều 1.7, báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ và tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm, Bộ Công thương cho biết, việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “zero Covid” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền với Trung Quốc.
Hiện nay, năng lực thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu xuất khẩu trái cây chính của VN sang Trung Quốc) vẫn ở mức khoảng hơn 100 xe/ngày, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19 (khoảng từ 300 – 400 xe/ngày). Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp hai nước vẫn lựa chọn xuất khẩu “tiểu ngạch” (hình thức trao đổi cư dân biên giới) vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, kiểm dịch, ép cấp, ép giá, ùn tắc… càng khó khăn hơn cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai tuy đã khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại nhiều cặp cửa khẩu nhưng vẫn tiếp tục tạm dừng thông quan nhiều mặt hàng nông sản, trái cây tươi (thanh long, chuối, vải thiều, nhãn, xoài…).
Bão số 1 mạnh lên, miền Bắc mưa lớn 5 ngày
Thời tiết miền Bắc diễn biến xấu khi hứng đợt mưa lớn liên tục trong các ngày 2-7/7. Trên Biển Đông, cơn bão số 1 đang tăng tốc và mạnh lên cấp 10, giật cấp 12.
Video đang HOT
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 1 đã mạnh lên cấp 10, giật cấp 12. Lúc 4h sáng 1/7, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360 km về phía đông đông bắc.
Ngày và đêm nay, bão đi chủ yếu theo hướng tây bắc với vận tốc 15 km/h và khả năng mạnh thêm. Sáng 2/7, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 400 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13.
Sau đó, hình thái này duy trì hướng đi, cường độ và tiến vào đất liền phía đông nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sáng 3/7, tâm bão cách Quảng Ninh 170 km về phía đông đông bắc. Sức gió giảm còn cấp 8, giật cấp 10.
Sau thời điểm này, bão bắt đầu đi chậm hơn và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc.
Dự báo đường đi của bão số 1 cho thấy sau khi tiến vào đất liền Trung Quốc, hoàn lưu bão có thể ảnh hưởng đến một phần khu vực Đông Bắc nước ta. Ảnh: VNDMS.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản nhận định bão Chapa đạt cường độ mạnh nhất lên tới 108 km/h, tương đương cấp 11, giật cấp 13 vào ngày 2/7. So với dự báo một ngày trước, cường độ bão tăng nhưng hoàn lưu sau bão được thu hẹp lại.
Mô hình dự báo của cơ quan khí tượng Hong Kong cho thấy ngày 3/7, khi tiến sâu vào đất liền Trung Quốc, vùng gần tâm bão duy trì sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Lúc này, vùng ảnh hưởng của nó có thể bao trùm một phần khu vực Đông Bắc nước ta, gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo đường đi của bão số 1 trên Biển Đông. Ảnh: JMA.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết bão có thể đi vào vùng biển phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) sau đó dần suy yếu với xác suất khoảng 70%. Một kịch bản khác có thể xảy ra là bão đi men theo phía nam của tỉnh Quảng Tây, ảnh hưởng đến khu vực phía bắc nước ta.
"Những ngày tới, chính quyền và người dân cần theo dõi sát thông tin cảnh báo. Đồng thời, tàu thuyền hoạt động trên biển cần di chuyển ngay khỏi vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi tránh trú, neo đậu nếu đang trong vùng ảnh hưởng do bão", chuyên gia khuyến cáo.
Theo cơ quan khí tượng, ngày và đêm nay (1/7), mưa lớn tiếp diễn ở Tây Bắc và Việt Bắc với lượng phổ biến 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. Mưa dông cũng mở rộng ra khu vực Thanh Hóa và Nghệ An.
Đáng lưu ý, từ đêm 2/7 đến ngày 7/7, miền Bắc khả năng xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Vùng núi đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; trong khi khu vực trũng, thấp có thể ngập úng.
Chuyên gia cho biết đợt mưa này phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến hoàn lưu sau bão số 1. Mưa bắt đầu xuất hiện ở khu vực Đông Bắc, sau mở rộng ra toàn miền Bắc và cao điểm rơi vào ngày 3-4/7. Thời tiết tại khu vực những ngày tới được nhận định diễn biến khó lường.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Sóng cao 5-7 m, biển động dữ dội.
Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sóng cao 2-4 m, biển động mạnh.
Trung Quốc tăng mua hải sản Việt Nam Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông có dấu hiệu hồi phục tích cực trong những tháng đầu năm nay. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm đạt 170 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Một số mặt...