Xuất khẩu nông sản Việt: Muốn chất lượng, phải làm cả chuỗi!
Vì sao Việt Nam có nhiều loại nông sản ngon nhưng lại không có thương hiệu trên thị trường quốc tế
Năm 2013, Việt Nam đã được Nhật Bản chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CELLS ALIVE SYSTEM-CAS) rất tiên tiến. Công nghệ này cho phép nông sản, thực phẩm giữ nguyên được cấu trúc, hương vị, màu sắc và dinh dưỡng từ hai năm trở lên. Nhiều người đã kỳ vọng, công nghệ hiện đại này sẽ giúp cải thiện chất lượngnông sản Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Gạo, cà phê… của Việt Nam khi ra quốc tế vẫn không có thương hiệu.
Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, Khoa Công nghệ Sinh học & Môi trường, trường Đại học Phương Đông cho biết: “Để có một chiếc áo đẹp phải đảm bảo đủ các yếu tố gồm chất liệu vải tốt, màu sắc, kiểu dáng phù hợp, người may có tay nghề cao và thậm chí là cả người mặc phải phù hợp với tấm áo đó. Với câu chuyện chất lượng nông sản cũng vậy, để tạo ra chất lượng nông sản, người ta phải dựa vào một chuỗi giá trị từ chất lượng hạt giống, quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng và quảng bá thương hiệu… chứ không chỉ dựa vào mỗi khâu bảo quản sau thu hoạch”.
Video đang HOT
Cũng theo PGS.TS Vũ, bảo quản sau thu hoạch dù tốt đến mấy, nhưng giống kém, quy trình canh tác lạc hậu, khâu thu hoạch thô sơ gây thất thoát lớn thì không thể làm tăng chất lượng giá trị nông sản. Đây chính là lý do vì sao cà phê của chúng ta có giống tốt, năng suất rất cao không thua kém cà phê của nhiều nước xuất khẩu cà phê nhưng hạt cà phê của Việt Nam không có mặt trên bản đồ cà phê quốc tế. Tương tự, chúng ta có nhiều giống gạo ngon, năng suất cao, nhưng trên thị trường gạo quốc tế, gạo Việt không có thương hiệu.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, muốn giá trị nông sản của Việt Nam được nâng cao, chúng ta cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đi theo cả toàn bộ chuỗi, chứ không thể chỉ dựa vào một khâu. Đó là câu chuyện tổ chức lại sản xuất, liên kết chặt chẽ giữa bốn bên (quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nông) để tăng hàm lượng chế biến, tăng hàm lượng về quản lý chất lượng sản phẩm.
Để làm được điều đó, cần cải tạo, phát triển các loại giống có năng suất cao; áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật; thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Đặc biệt, để tạo sức mạnh cho các mặt hàng nông sản, cần làm tốt khâu xây dựng và quảng bá thương hiệu.
S.Hà
Theo_Kiến Thức
Biểu dương Lâm Đồng xử lý kịp thời thông tin về chất lượng nông sản
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hoan nghênh UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các biện pháp xử lý thông tin sai về chè và hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè và hàng nông sản.
Ảnh minh họa
Được biết, trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông sản xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu chè, không chỉ gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng tại Đài Loan mà còn nhiều nước cảnh giác về nông sản Việt Nam đặc biệt là mặt hàng chè.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã kịp thời có những biện pháp xử lý như: Chỉ đạo các Sở khẩn trương kiểm tra, xác minh qua đó khẳng định Lâm Đồng chỉ có 2 vùng diện tích rất nhỏ trước đây Mỹ có rải chất độc màu da cam. Diện tích này trước đến nay là vùng rừng núi, không sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cách xa vùng nguyên liệu chè, cà phê, rau, hoa hàng trăm km nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu.
Tỉnh đã có văn bản gửi phía Đài Loan khẳng định hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, đặc biệt là hàng nông sản không bị nhiễm dư lượng của chất dioxin trong chiến tranh và dư lượng chất bảo vệ thực vật khác... Bước đầu đã tháo gỡ khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp, góp phần ổn định tâm lý, cuộc sống của hàng ngàn hộ nông dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hoan nghênh UBND tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan, tỉnh Lâm Đồng đánh giá, kết luận cụ thể và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chất lượng chè, hàng nông sản được sản xuất, xuất khẩu từ tỉnh Lâm Đồng cho phía Đài Loan và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan.
Phó Thủ tướng giao các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các cơ quan chức năng; Hiệp hội chè Việt Nam và các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản chủ động có biện pháp phản hồi với các cơ quan chức trách và các cơ quan truyền thông của Đài Loan trong việc đưa tin không chính xác, thiếu căn cứ về chất lượng chè, hàng nông sản Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền khẳng định về chè, hàng nông sản Việt Nam bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Năng lượng, "vũ khí chiến lược" của Nga trong cuộc chơi với châu Âu - Mỹ Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga: hạn chế các hoạt động của các tập đoàn dầu khí như Rosneft, Gazprombank hay Novatek trên thị trường Mỹ. Ảnh minh họa. Theo RFI, vì khủng hoảng Ukraine, Mỹ mạnh tay hơn châu Âu trong việc trừng phạt các tập đoàn dầu khí Nga. Brussels lúng túng do Nga là...