Xuất khẩu nông sản giảm mạnh do Trung Quốc gia tăng rào cản
Phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách Trung Quốc phê chuẩn.
Ảnh minh họa.
Báo cáo của Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương cho biết, giá xuất khẩu thủy sản đã tiếp tục tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong đó giá tăng tại các thị trường như Mỹ, Phần Lan, Đức, Hàn Quốc, Hong Kong, Úc.
Cũng theo báo cáo này, cá tra là mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh. Dẫn ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Trung tâm thông tin cho biết, việc doanh nghiệp, thương lái đặt mua cá tra quá lứa (1kg/con trở lên) đã khiến nguồn cung cá cỡ này tăng lên, tác động xấu, làm giá cá tra giảm từ đầu quý II đến nay.
” Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ… khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam”, báo cáo chỉ rõ.
Theo thông tin của mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách Trung Quốc phê chuẩn.
Video đang HOT
Trong khi, theo quy định của cơ quan quản lý Việt Nam (Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản – Nafiqad thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.
Vì thế, một số mặt hàng của Việt Nam chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu vào Trung Quốc ví dụ như cá hồi… Phía Nafiqad đã nhiều lần gửi công văn sang Trung Quốc nhưng nước này vẫn chưa có trả lời chính thức.
Báo cáo của Trung tâm Thông tin cũng cho biết, tính chung 8 tháng đầu năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 112,19 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng so với cùng kỳ năm trước như điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, điện tử, máy tính và linh kiện, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, rau quả…
Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm có thể kể đến như: gạo đạt 1,5 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước (lượng giảm 17,4%) do nhu cầu nhập khẩu gạo từ một số thị trường lớn giảm; mặt hàng dầu thô đạt gần 1,5 tỷ USD, tiamr 46,2% (lượng giảm 25,7%, giá trị dầu thô xuất khẩu bình quân 8 tháng giảm 27,6%); Cao su đạt 887 triệu USD, giảm 3,8% (lượng tăng 11,3%) do giá cao su xuất khẩu giảm bình quân 13,49%…
Về thị trường xuất khẩu, theo Trung tâm thông tin, 8 tháng đầu năm 2016, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 24,6 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là EU đạt 21,9 tỷ USD, tăng 8,8%; Trung Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản đạt 9,3 tỷ USD, tăng 0,2%; Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng 30,7%.
Riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, giảm 10% do xuất khẩu dầu thô sang thị trường này giảm mạnh.
Theo BizLive
Xây dựng thương hiệu cho nông sản: Vẫn chỉ dừng ở kế hoạch
Luôn đứng trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu... nhưng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới hiện rất khiêm tốn. Cả nước mới chỉ có vài sản phẩm được công nhận dưới dạng đăng ký chỉ dẫn địa lý. Giải quyết điểm yếu này, nhiều năm nay, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng thương hiệu cho nông sản, tuy nhiên mọi phương án, mục tiêu vẫn chỉ dừng ở kế hoạch.
Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam là rất cần thiết.
Vắng bóng nông sản thương hiệu Việt
Theo Bộ NN&PTNT, trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì chỉ có khoảng 15% là của các doanh nghiệp (DN) trong nước, còn lại hơn 80% hàng nông sản của ta bán ra thị trường thế giới phải thông qua các thương hiệu nước ngoài. Ngay tại thị trường trong nước cũng có khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng: Vì chưa xây dựng được thương hiệu nên nhiều loại nông sản Việt không có sức cạnh tranh trên thị trường lớn và nhanh chóng bị DN nước ngoài thâu tóm, thậm chí điều này còn xảy ra ngay ở trong nước. Đồng quan điểm đó, ông Đoàn Anh Tuân - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam chia sẻ: Việt Nam đang xếp thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, nhưng vì không chú trọng tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nên giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ đạt 1.698 USD/tấn, bằng một nửa giá chè bình quân của thế giới. Trong khi đó, một số DN của Anh sau khi mua chè của nước ta về tinh chế đã bán ra thị trường với giá 9.800 USD/tấn. Thương hiệu thường chiếm tới 40-60% giá trị sản phẩm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, không chỉ sản phẩm chè, những sản phẩm chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, điều... vẫn đang loay hoay bài toán xây dựng thương hiệu. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm gắn nhãn "Made in Việt Nam" rất hiếm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, nguyên nhân chính là sản xuất của ta còn manh mún, DN kinh doanh xuất khẩu nông sản vẫn mang tính "chộp giật", chưa có chiến lược dài hơi.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia không chỉ dừng lại ở quyền lợi của DN hay nông dân, mà đây còn là quyền lợi và lợi ích của quốc gia. Thực tế, nông nghiệp hằng năm vẫn đóng góp GDP rất lớn cho nền kinh tế nước nhà, đặc biệt, tỷ lệ người dân Việt Nam sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp còn rất cao. Do đó, Nhà nước cần giữ vai trò đầu tàu và có những chiến lược, chính sách hỗ trợ cùng DN xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam Nguyễn Minh Châu cho rằng: Tồn tại lớn nhất của xuất khẩu nông sản của nước ta là xuất thô quá nhiều, làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Ví dụ như cà phê, gạo, mặc dù đứng nhất nhì thế giới nhưng các sản phẩm này vẫn bị các nước khác thâu tóm về giá và thường bị động trong giao dịch. "Chúng ta vẫn luôn nói về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho các nông sản, nhưng có bàn bạc mà không có thay đổi. Do đó, các DN cần liên kết để tạo thế chủ động và xây dựng cho mình một thương hiệu đủ mạnh, bền vững, trong đó sự hỗ trợ của Nhà nước có vai trò quan trọng" - ông Châu nói.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Hiện Nhà nước đã xây dựng được hành lang pháp lý và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ các địa phương khẳng định thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm đặc sản trong nước. Trong đó, gần đây nhất, sẽ sớm hoàn thiện xây dựng lôgô và thương hiệu cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Hiện nhiều DN cũng như người sản xuất chưa hiểu được giá trị của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như xây dựng thương hiệu nông sản nên chưa tích cực hợp tác. Đặc biệt, để xây dựng được thương hiệu cần liên kết các DN với người sản xuất, hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, có giá trị cao, đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh về chất lượng.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, An Giang cho rằng, việc có lôgô - thương hiệu gạo quốc gia hay bất cứ nông sản nào không khó, cái khó là phải có những sản phẩm chất lượng để gắn liền với thương hiệu đó. "Muốn vậy thì phải có giống chủ lực, vùng sản xuất chuyên canh, chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc gia mới cho hiệu quả" - ông Thòn nhấn mạnh.
Theo_Hà Nội Mới
Hạt gạo xuất khẩu Việt Nam đang "lép" Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 tới 800.000 tấn so với kế hoạch đưa ra đầu năm bởi thị trường gặp nhiều khó khăn. Có thâm niên xuất khẩu 20 năm nhưng đến nay, gạo Việt Nam đang dần bị mất thị trường, từ châu Âu tới châu Á. Người...