Xuất khẩu nông sản đầu năm 2019: Nhiều dư vị ngọt – đắng!
Năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt con số kỷ lục với hơn 40 tỷ USD. Nhưng bước sang quý I.2019, những khó khăn về mặt thị trường, dịch bệnh và rào cản kỹ thuật đã khiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là thách thức lớn ngành nông nghiệp phải vượt qua để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD.
Lúa gạo, rau quả tụt dốc
Ngay từ đầu năm, nhiều chuyên gia đã nhận định năm 2019 là năm rất khó khăn với sản xuất và tiêu thụ nông sản. Bắt đầu từ năm nay, nông sản Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, vì vậy sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Lúa gạo là một trong số các mặt hàng nông sản chính gặp nhiều khó khăn và đang tụt giảm về kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: I.T
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, sự sụt giảm xuất khẩu lúa gạo do tác động của các thị trường lớn của Việt Nam.
Thị trường Trung Quốc xuất hiện thách thức mới, thị trường truyền thống như Philipines, Indonesia đều đã nhập khẩu nhiều trong năm ngoái và hiện chưa có nhu cầu nhập khẩu thêm. Malaysia cũng vừa tăng 5% diện tích sản xuất lúa gạo với mong muốn giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.
Thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu.
Các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Video đang HOT
Thực tế từ đầu năm đến nay các mặt hàng nông sản chính gặp nhiều khó khăn và đang tụt giảm về kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là lúa gạo, trong 3 tháng đầu năm 2019 mặt hàng lúa gạo đã giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong 2 tháng đầu năm, tại thị trường trong nước, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL giảm khá sâu trong bối cảnh thu hoạch vụ đông xuân đang vào vụ thu hoạch rộ.
Lý giải về sự sụt giảm này, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, sự sụt giảm này do tác động của các thị trường lớn của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc xuất hiện thách thức mới, thị trường truyền thống như Philipines, Indonesia đều đã nhập khẩu nhiều trong năm ngoái và hiện chưa có nhu cầu nhập khẩu thêm. Malaysia cũng vừa tăng 5% diện tích sản xuất lúa gạo với mong muốn giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường lúa gạo xuống dốc do Trung Quốc đột ngột áp thuế nhập khẩu gạo ở mức rất cao từ giữa năm 2018 đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ lúa gạo. Ông Nguyễn Ngọc Nam – Tổng Giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, kể từ tháng 6.2018 đến nay Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo Việt Nam lên mức 50%, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu mặt hàng này.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tháng 3, giá lúa, gạo tại khu vưc ĐBSCL tăng trong bối cảnh chương trình thu mua tạm trữ 200.000 tấn gạo, 80.000 tấn lúa vụ đông xuân đang diễn ra. Tuy nhiên, tuần cuối tháng xu hướng tăng giá có phần chững lại mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tích cưc mua vào.
Thị trường rau và trái cây cũng có nhiều biến động từ đầu năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả giảm 9,9%. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá, tháng 2.2019 đươc xem là tháng có nhiều biến động về thị trương rau và trái cây bơi tác động cua ky nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Vào thơi điểm đầu tháng đa phần các loai rau, cu và trái cây đều tăng giá do nhu cầu tăng manh, nhưng sau ky nghỉ lễ giá các mặt hàng này đều giảm mạnh.
Đến thời điểm này, theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Toản, thị trường trái cây trong nước đã có dấu hiệu hồi phục sau 2 tháng đầu năm giảm vì nhu cầu giảm từ phía Trung Quốc, bởi thời điểm thu hoạch cua Trung Quốc cũng trùng với thời điểm thu hoạch một số loại trái cây Việt Nam.
Lâm sản, chè, cao su bứt phá mạnh mẽ
Lâm sản tăng cao nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, kim ngạch xuất khẩu quý I.2019 đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng cao nhất trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam trong quý I. Trong kim ngạch xuất khẩu lâm sản nói trên, giá trị gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,26 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2018. Giá trị xuất siêu ước đạt 1,82 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018.
Đánh giá về tăng trưởng của mặt hàng lâm sản, ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, năm 2018 là năm thành công rực rỡ của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ đạt hơn 8,9 tỷ USD (không tính các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ), tăng 14,5% so với năm 2017. Năm 2019 tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục được duy trì ở mức hai con số và có thể đạt 10,5 tỷ USD như ngành nông nghiệp đã đặt ra.
Đáng chú ý là nguyên liệu cho chế biến gỗ trong nước đã chiếm 75%, chỉ nhập khẩu 25% nguyên liệu. Các doanh nghiệp trong nước đã chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đã phát triển một cách toàn diện và đồng đều.
Để tiếp tục phát triển, ông Quyền cho rằng, ngành gỗ Việt Nam cần thay đổi theo hướng chuyển đổi từ các sản phẩm thô sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, cần chú trọng thúc đẩy tăng trưởng về chất lượng.
Đối với mặt hàng chè, khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 26.000 tấn và 45 triệu USD, tăng 2,1% về khối lượng và tăng 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Trong 2 tháng đầu năm, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất cua Việt Nam với 34,6% thị phần – tăng 91% về khối lượng và tăng 75,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Hiệp hội Chè Việt , hiện nay thời tiết ấm áp và ẩm ướt cua mùa xuân đang tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn se dồi dào giúp giá chè ổn định. Nhìn lại 3 tháng đầu năm, thị trường chè nguyên liệu trong nước không có biến động mạnh do nguồn nguyên liệu đu để cung cấp cho nhu cầu, thậm chí nhu cầu tăng mạnh trong dịp Tết cổ truyền. Đến nay, giá chè nguyên liệu vẫn trong xu hướng ổn định và thời gian tới dư báo cũng không có biến động nhiều.
Ngoài các mặt hàng lâm sản, chè, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt của các mặt hàng cao su, thủy sản, chăn nuôi.
Theo Danviet
Hồ tiêu mất ngôi vị tỷ đô, dân lỗ 6.000 đồng/kg
Sau 4 năm liên tiếp nằm trong nhóm nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu chỉ còn 759 triệu USD. Trong bối cảnh có tới 95% sản lượng hồ tiêu làm ra được dùng để xuất khẩu (XK), chất lượng là con đường mà ngành hồ tiêu Việt Nam phải đi.
Giá giảm, nông dân lỗ 6.000 đồng/kg
Theo thống kê, từ đầu năm 2019 đến nay, giá hồ tiêu tại nhiều địa phương tiếp tục xu hướng giảm, hiện chỉ đạt 43.000 - 44.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, với mức giá này, nông dân trồng hồ tiêu lỗ 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân vẫn là do áp lực dư cung lớn, đó là chưa kể tình trạng tiêu chết hàng loạt cũng khiến người trồng tiêu lâm vào cảnh khó khăn.
Hồ tiêu cần đi theo con đường nâng cao chất lượng. Ảnh: N.H
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), XK hồ tiêu tháng 1.2019 đạt 15.000 tấn, trị giá 46 triệu USD, tăng 19,5% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 12.2018, nhưng giảm 12,8% về lượng và giảm 33,3% về trị giá so với tháng 1.2018. Tháng 1.2019, giá XK bình quân hồ tiêu đạt mức 3.067 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 12.2018 và giảm 23,5% so với tháng 1.2018.
Trong năm 2018, XK hồ tiêu tăng 8,3% về khối lượng nhưng giảm 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá hồ tiêu XK bình quân năm 2018 đạt 3.260 USD/tấn, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2017. XK tiêu của Việt Nam năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng về lượng XK ở hầu hết các thị trường nhưng lại giảm mạnh về giá trị do giá XK giảm đáng kể so với các năm trước đó, theo xu hướng giảm giá chung của thị trường tiêu thế giới.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết: Giá hồ tiêu đã bắt đầu vào quỹ đạo giảm từ nửa cuối năm 2016 sau khoảng 1 thập kỷ tăng giá liên tục (2006 - 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng đáng kể diện tích trồng tiêu ở hầu hết các nước sản xuất, đặc biệt là tại Việt Nam, Brazil và Campuchia, khiến cho cung tăng cao so với cầu. Thị trường hồ tiêu chịu sức ép giảm giá do nhu cầu thấp, nguồn cung dư thừa.
Chất lượng là đòi hỏi tất yếu
Theo quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu của Bộ NNPTNT, mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng hồ tiêu của cả nước chỉ ở mức 50.000ha, diện tích cho sản phẩm là 47.000ha. Tuy nhiên, Cục Trồng trọt cho hay, từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu trong nước tăng rất nhanh. Năm 2010, cả nước chỉ trồng 51.500ha; năm 2014 là 85.591ha; đến hết năm 2017 là 152.668ha, tăng 196,3% so với năm 2010 và vượt quy hoạch trên 100.000ha. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu đạt khoảng 230.000 tấn, tăng so với mức ước tính 210.000 tấn năm 2017 (175.000 tấn năm 2016).
Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, 4 nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, bao gồm Việt Nam, Brazil, Indonesia, và Ấn Độ đều dự báo giảm sản xuất so với năm 2018. Trong đó, sản lượng tiêu của Việt Nam năm 2019 được kỳ vọng sẽ đạt 175.000 tấn tiêu đen và 25.000 tấn tiêu trắng, tổng sản lượng tiêu đạt khoảng 200.000 tấn, giảm nhẹ so với năm 2018 do giảm diện tích sản xuất hồ tiêu tại 1 số khu vực. Điều này có thể kéo giá hồ tiêu phục hồi nhẹ trong năm 2019.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam XK tới 95% sản lượng hồ tiêu. Do đó, để XK hồ tiêu bền vững, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, vấn đề chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hồ tiêu tại Việt Nam, điều này chứng tỏ ngành tiêu Việt Nam được thế giới quan tâm, vẫn được đánh giá là nơi có hồ tiêu chất lượng nhất toàn cầu. Doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam cần liên kết, kết nối với các đối tác khách hàng quốc tế, hiệp hội gia vị thế giới để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, gia tăng chất lượng cho sản phẩm hồ tiêu, bởi tình trạng cung vượt cầu là nguyên nhân khiến giá hồ tiêu phục hồi chậm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, những năm qua diện tích tăng trưởng nóng đang đặt ra những vấn đề lớn, nếu không tháo gỡ kịp thời, không chỉ làm tụt hậu mà còn có nguy cơ phá vỡ cả ngành hàng. "Do vậy, từ nay, cây tiêu không nên đi theo con đường chạy theo số lượng nữa mà phải là chất lượng, cần tập trung tái cơ cấu ngay ngành hồ tiêu, không tăng thêm diện tích hồ tiêu mà phải kiên quyết giảm xuống ở những nơi không phù hợp, không trồng mới ở những diện tích tiêu bị chết, đồng thời tìm quy trình canh tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Danviet
"Năm nay sẽ không có chuyện giải cứu nông sản" Đó là thông tin được ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết sáng 22/1 tại buổi họp báo về Diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019". Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục...