Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 24%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%. Như vậy, giá trị nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sơ chế, đóng gói sản phẩm nông sản. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.
Từ đầu năm đến nay, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cao su tăng gần 112%, chè gần 8%, gạo 1,2%, nhóm hàng rau quả 9,5%, sắn và sản phẩm từ sắn gần 24%, sản phẩm chăn nuôi 37,4%, cá tra gần 3%, tôm 5,5%, sản phẩm gỗ trên 71%…
Trong số trên, các sản phẩm như cao su, chè, sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu; 2 mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên vẫn tăng giá trị như: gạo, hạt tiêu. Các sản phẩm khác tăng giá trị xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng xuất khẩu.
Video đang HOT
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cà phê tăng 17,6% khối lượng nhưng giảm 11,6% giá trị; hạt điều tăng 8,6% khối lượng, giảm 7,8% giá trị.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần; châu Mỹ 27,6%, châu Âu 10%; châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,4%. Trong số đó, 4 thị trương xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đều có sự tăng khá, đặc biệt là Mỹ tăng 58%, Trung Quốc tăng gần 36%…
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng gần 122%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40,1%.
Trong bối cảnh và yêu cầu mới, cũng như trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” với nỗ lực, quyết tâm cao hơn hoàn thành tốt Kế hoạch phát triển ngành năm 2021. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết của Chính phủ như: số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP và các nghị quyết chuyên đề.
Đẩy mạnh hoạt động động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA); hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như kịp thời chuyển cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản các dự thảo quy định SPS mới của các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.
4 tháng đầu năm, vẫn xuất siêu nhưng giảm hơn nửa tỷ USD so với năm trước
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trong 4 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 1,8 tỷ USD nhưng thấp hơn con số xuất siêu 2,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước, dù giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục xuất siêu, nhưng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải Quan, tổng trị giá xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 103,4 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ, tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 101,5 tỷ USD, tăng 29,4%. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn dẫn đầu về giá trị nhập và xuất khẩu của Việt Nam.
Đáng chú ý, xuất khẩu dầu thô tiếp tục giảm, khi 4 tháng qua xuất khẩu sản phẩm này chỉ mang về 487 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong nhóm hàng xuất khẩu có giá trị tỷ USD, nhóm xuất khẩu mang giá trị cao nhất là điện thoại và linh kiện, với kim ngạch hơn 18,37 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 15,8 tỷ USD), dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản...
Với hàng nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu về giá trị nhập, với hơn 21,6 tỷ USD (tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước); tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; sắt thép
Luỹ kế hết tháng 4, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 120.378 tỷ đồng, tăng 21,32% so với cùng kỳ năm trước.
Lực lượng Hải quan toàn quốc đã bắt giữ một số vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mặt hàng vi phạm chủ yếu gồm: đường cát, thuốc lá, bia, sữa bột, thuốc tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử mới, điện, gia cầm, sản phẩm gia cầm... Con đường đi của hàng lậu vẫn là qua hàng không, cảng biển, bưu điện, đường mòn, lối mở biên giới đường bộ
Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy vẫn diễn ra rất phức tạp trên các tuyến biên giới tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Tây Ninh... Trong 4 tháng đầu năm, Hải quan đã khởi tố điều tra 7 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 28 vụ.
Xuất khẩu cao su bền vững, hợp pháp: Cần thay đổi trong nhận thức của các bên tham gia chuỗi cung Nhằm đánh giá và đề xuất những biện pháp hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng cao su tiểu điền bền vững, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững của thị trường xuất khẩu trong tương lai, ngày 27/4, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Tổ chức Forest Trends và Viện Nghiên cứu Cao su phối hợp tổ...