Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021.
Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông sản chính đạt 22,59 tỷ USD, tăng 4,8%; lâm sản chính đạt 16,93 tỷ USD, tăng 6,1%; thủy sản đạt 10,92 tỷ USD, tăng 22,9%; chăn nuôi đạt 400 triệu USD, giảm 7,1%.
Ngành nông nghiệp tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm có kim ngạch trên trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD.
Video đang HOT
Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước. Ngành tích cực tháo gỡ các rào cản thương mại, nhờ đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá.
Cụ thể, ngành đã đẩy mạnh thực hiện các đề án như: thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản. Chỉ đạo, hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát diễn biến giá cả và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong nước, đề xuất kịp thời các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản theo mùa vụ, xây dựng báo cáo Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ và Tổ điều hành thị trường trong nước.
Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Hỗ trợ doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm duy trì và mở rộng, xuất khẩu tăng cao.
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách về xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu; ứng phó linh hoạt với tác động của dịch bệnh COVID-19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Bộ phối hợp với Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản – Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông.
Các đơn vị chuyên môn chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu nông sản; thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới; nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; hướng dẫn thực hiện quy định Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc…
Trung Quốc tăng kiểm dịch Covid-19 với hàng đông lạnh nhập khẩu
Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới có thông báo về kiểm tra, xét nghiệm Covid-19 đối với thực phẩm lạnh xuất khẩu vào nước này.
Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có văn bản gửi các Cục: Bảo vệ thực vật; Thú y; Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; các Hiệp hội: Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Rau quả Việt Nam về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành thông báo mới về việc tiếp tục hoàn thiện, tối ưu hóa biện pháp phòng chống dịch tại cảng, cửa khẩu đối với thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc triển khai việc kiểm tra và xét nghiệm Covid-19 trên sản phẩm thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu.
Nội dung chính của thông báo là Tổng cục Hải quan Trung Quốc triển khai việc kiểm tra và xét nghiệm Covid-19 trên sản phẩm thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu. Căn cứ kết quả kiểm tra theo quy định sẽ tiến hành kiểm tra và điều tra, xác nhận tình trạng an toàn và hệ thống quản lý an toàn của nước nhập khẩu có phù hợp với yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc hay không.
Đối với doanh nghiệp còn tồn tại, căn cứ quy định pháp luật liên quan để áp dụng biện pháp khắc phục có thời hạn, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hủy đăng ký tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp...
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho rằng, việc triển khai kiểm tra và xét nghiệm Covid-19 trên sản phẩm thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu nhằm làm tốt việc ngăn chặn và kiểm soát Covid-19 một cách khoa học và chính xác tại cảng, cửa khẩu nhập khẩu thực phẩm chuỗi lạnh, bao gồm thực phẩm là nông sản, củng cố kết quả phòng chống dịch, đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng sản xuất./.
Xuất siêu hàng nông, lâm, thủy sản 4 tháng tăng gấp 3,2 lần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 31,8 tỷ USD, tăng 7% so với 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 17,9 tỷ USD, tăng 15,6%; nhập khẩu khoảng 13,9 tỷ USD, giảm 2,3%. Như vậy,...