Xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia: Cẩn thận với lời hứa “lương cao, việc nhẹ”
Tỉ lệ rủi ro của LĐ giúp việc gia đình ở Saudi Arabia chiếm khoảng 10%. Tỉ lệ rủi ro dựa trên tổng số LĐ đang làm việc được đánh giá là thấp. Tuy nhiên, các vụ việc tương tự có thể gia tăng, cụ thể, trong năm 2014 có 60 vụ việc, khiếu nại của LĐ và 4 tháng đầu năm 2015 có 50 vụ việc, khiếu nại. 80% số vụ việc liên quan đến LĐ giúp việc gia đình. Thế nên, NLĐ sáng suốt trước khi quyết định và lường trước rủi ro khi sang xứ người làm “ô sin”.
Cẩn thận với lời hứa “lương cao, việc nhẹ”
Với mức lương tính ra tiền Việt Nam khoảng 6,6-7,1 triệu đồng/tháng, làm việc trong môi trường khác biệt về văn hóa, tôn giáo với nhiều rủi ro thì NLĐ nên cân nhắc. “Nếu thuận lợi, việc nhẹ, lương cao thì các nước Indonesia, Sri Lanka, Philippines… không thể rút LĐ về nước” – giám đốc một doanh nghiệp về XKLĐ, nhận định.
Chị Huỳnh Ngọc Bích bị chủ đánh bầm mặt vì không làm được việc khi bị ốm.Ảnh: L.Tuyết
Thế nhưng, thực tế hiện nay, lực lượng môi giới khi tiếp cận người lao động đều vẽ ra một tương lai đáng mơ ước khi sang làm “ô sin” bên xứ người. Chị Huỳnh Ngọc Bích, đang giúp việc nhà tại Saudi Arabia, người đang vay mượn 40 triệu đồng để được về nước, cũng là một “nạn nhân của cò”.
Chị cho biết, chị được người môi giới vẽ ra một viễn cảnh màu hồng là sẽ tích lũy được khoảng 500 triệu đồng sau thời gian làm việc ở Saudi Arabia. Công việc cũng không hề nặng nhọc, chính vì thế, chị đã không ngần ngại đăng ký đi làm “ô sin” ở xứ người.
Cùng cảnh ngộ là chị Nguyễn Thị Nhàn (sinh năm 1987, quê Diễn Thái, Diễn Châu, Nghệ An) được một phụ nữ tên là Tuyết (ở Hà Nội) giới thiệu đi xuất khẩu lao động giúp việc ở Saudi Arabia. Theo lời chị Nhàn, bà Tuyết nói là đi làm sướng, không vất vả, ngủ nghỉ có thời gian. Khi chị Nhàn chưa đi, bà Tuyết thường xuyên gọi điện, đưa đi khám sức khỏe, cho tiền xe đi về, trước khi ra sân bay cho thêm 500.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi chị Nhàn đã sang Saudi Arabia, bà Tuyết không hề gọi điện hỏi han.
“Tôi sang làm cho chủ đầu được gần 10 ngày nhưng không thể chịu đựng được vì làm việc từ 6h sáng- 2h đêm, mỗi ngày chỉ được một cái bánh mì, ngủ thì phải nằm ở góc sân”, chị Nhàn ấm ức. Quá bức xúc, chị Nhàn đề nghị Cty giải quyết cho về, nhưng Cty yêu cầu nộp 3.000USD. Nhà nghèo, không có tiền nộp, chị Nhàn buộc phải ở lại làm việc và được đổi chủ khác.
Video đang HOT
Trong vai người lao động muốn sang Saudi Arabia làm việc nhà, chúng tôi được nhân viên của một Cty ở địa chỉ 82 Chu Văn An (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) tư vấn rằng: “Đi XKLĐ sang Ả Rập làm việc nhà, rất đơn giản. Chỉ cần làm hồ sơ là đi thôi. Muốn làm vườn hay việc nhà chị cũng được. Qua đó chủ lo tất cả”. Thắc mắc việc không biết ngôn ngữ, nhân viên ở Cty này nói rằng trung tâm sẽ hỗ trợ học tiếng: “Học tiếng lâu nhất là 3 tháng, mà nhanh thì 1 tháng. Muốn nhanh đi thì chị cho nhanh đi. Chỉ cần làm xong hộ chiếu, hồ sơ rồi gọi cho chị”.
Đặt trường hợp nếu muốn về sớm hơn hợp đồng vì những lý do khách quan, thì Cty có giải quyết? Nhân viên của Cty khẳng định, cứ báo về là Cty chuyển cho.
Quyền lựa chọn là của người lao động!
Ông Đặng Cao Thắng- Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn Nghệ An có hơn 40 doanh nghiệp được cấp phép đưa LĐ đi nước ngoài. Trên cơ sở giấy phép của Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH xem xét, giới thiệu về các địa bàn. Nghệ An được đánh giá là địa phương làm tốt công tác XKLĐ, hiện nay có khoảng 50.000LĐ đang làm việc ở nước ngoài.
Theo ông Thắng, một số LĐ bị lừa đảo, bị rủi ro do NLĐ không hiểu biết, đi qua con đường du lịch, thăm thân, hoặc qua các đối tượng không được cấp phép, “cò”, đi các nước không có chương trình xuất khẩu lao động như Angola… Thời gian qua, sở có nhận được đơn thư của NLĐ giúp việc ở Saudi Arabia phản ánh việc ăn ở không đảm bảo, bị chậm lương, làm việc quá giờ… sở đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị kiểm tra, giải quyết, trả lời cho người lao động và báo cáo cơ quan chức năng.
Trao đổi về việc tình trạng nữ LĐ giúp việc nhà sang Saudi Arabia giúp việc nhà bị đối xử bất công, làm việc kiệt sức, lương thấp… ông Mai Đức Thiện – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH cho rằng: Việc sang một nước nào đó làm việc là quyền lựa chọn của NLĐ bởi có thị trường lương 10 triệu, có thị trường lương 7 triệu.
“Đi hay không là quyền của họ. Còn liên quan đến câu chuyện mà như thông tin là Indonesia xem xét cấm LĐ nữ sang làm việc ở Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, ở Việt Nam thì vấn đề này thực tế chưa có đánh giá nào cụ thể” – ông Thiện nói.
Theo Tổ PV Điều tra
Lao động
Nhà nước Hồi giáo IS đang trên đà "nhuộm đen" Syria và Iraq
Chỉ sau một năm, tổ chức khủng bố cực đoan IS đã bành trướng thêm một bước đáng kể, phất cao lá cờ đen của mình trên nhiều vùng lãnh thổ mới.
Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng quân sự của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)đã giành được nhiều chiến thắng quan trọng tại 2 quốc gia Syria và Iraq. Tổ chức IS không chỉ mở rộng địa bàn mà còn chiếm được các vị trí trọng yếu (mới nhất là thành phố Ramadi ở Iraq và thành phố Palmyra ở Syria), khóa chặt dần vùng biên giới của 2 nước, đe dọa tiến về các thủ đô Baghdad và Damascus.
Cuộc chiến giữa lực lượng IS và quân đội chính phủ Iraq tại Ramadi (ảnh: BBC)
Nguy cơ Syria và Iraq bị nhuộm kín bằng màu đen của lá cờ IS giờ rõ hơn khi nào hết, không còn là điều mơ hồ hay lời bông đùa. Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ trong một năm qua, IS (người Arab gọi là Daesh) đã làm chủ được một nửa lãnh thổ Syria, trong khi trước đây các lực lượng nổi dậy thế tục (được phương Tây bật đèn xanh và viện trợ) loay hoay mãi vẫn không làm suy chuyển được chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Còn ở Iraq, quân đội nước này dù được Mỹ huấn luyện và cung cấp vũ khí nhưng vẫn "không có ý chí chiến đấu cao", dễ dàng thoái lui trước lực lượng phiến quân.
Người ta hiện đang phải chứng kiến các thảm họa nhân đạo do người dân chạy "giặc" IS. Một điều đau lòng là nhiều người dân khốn khổ sơ tán khỏi Ramadi (Iraq) và dồn về thủ đô Baghdad đã không được đón nhận do chính quyền Iraq lo sợ có phiến quân IS trà trộn trong những người chạy trốn.
Tháng 6 này là tròn một năm IS trỗi dậy với tư cách một Nhà nước Hồi giáo (tự xưng) vắt qua lãnh thổ của Syria và Iraq. Có lẽ IS đang đẩy mạnh các hoạt động quân sự và khủng bố (cả trên thực địa và trong thế giới mạng) để "chào mừng" dấu mốc đó.
Nếu IS làm chủ toàn bộ Syria và Iraq thì đây chắc chắn là đại họa cho toàn thế giới chứ không riêng gì nhân dân Iraq và Syria. Trong thời gian gần đây, IS đã cho người xâm nhập vào nhiều nước xung quanh ở vùng Vịnh và, trên bán đảo Arab để phá hoại và kích động nổi dậy. Mới đây IS đã cho đánh bom khủng bố ở Saudi Arabia làm nhiều người Saudi thiệt mạng và Quốc vương nước này thì vô cùng tức giận. Sẽ không ngoa khi nói tới một cuộc tổng nổi dậy toàn cầu của IS - một lực lượng nhận được sự hưởng ứng của các phần tử cực đoan ở cả châu Phi, Trung Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, cũng như Tây Âu, Australia, thậm chí cả Bắc Mỹ.
IS vốn kêu gọi các phần tử Hồi giáo cực đoan hãy hành động ngay tại chỗ nếu không có điều kiện đến Syria và Iraq. Một chiến thắng hoàn toàn cho IS ở Syria và Iraq sẽ khích lệ các phần tử "sói đơn độc" ở châu Âu (cách không xa Trung Đông, vừa trỗi dậy với loạt tấn công ở Paris... nhưng đang tạm thời lắng xuống) cũng như truyền cảm hứng mãnh liệt cho các đệ tử Boko Haram (ở châu Phi) hiện đang mô phỏng theo "phong trào" IS.
Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng một thắng lợi như thế sẽ cực đoan hóa phong trào Hồi giáo vũ trang ở Trung Quốc theo mô hình IS, dù nơi đây có nhiều nét riêng, gắn liền với vấn đề sắc tộc thiểu số.
Vị trí của Syria và Iraq trên bản đồ thế giới (ảnh: Google Map)
Tất nhiên những quốc gia láng giềng của Syria và Iraq sẽ bị đe dọa trước tiên. Đó là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia rồi thậm chí cả Azerbaijan ở vùng Kavkaz.
Tình hình IS đe dọa trực tiếp an ninh Iran, quốc gia không chỉ là nằm cạnh Iraq và Syria, mà còn có đông người dòng Shiite (đối lập dòng Sunni của IS), là đồng minh của Syria, và gần gũi với chính quyền Shiite hiện nay của Iraq. Còn Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia là các đồng minh thân cận của Mỹ - kẻ thù không đội trời chung của IS. Azerbaijan (cách đó không xa) vừa có đông người Shiite sinh sống (tỷ lệ người Shiite của nước này tương tự như ở Iran), lại là một quốc gia thế tục thân phương Tây với nhiều cải cách trao quyền bình đẳng cho phụ nữ. Không những vậy Azerbaijan lại có nguồn dầu khí phong phú.
Nhưng còn quá sớm để khẳng định trong trường hợp IS chiếm trọn Syria và Iraq, chúng sẽ manh động mở rộng ngay lãnh thổ ra ngoài khu vực Syria và Iraq. IS cần nhiều thời gian để củng cố và chuẩn bị. Dù rất hung tàn và hay "võ mồm" về việc xây dựng Nhà nước Hồi giáo trên toàn cầu, Ban lãnh đạo IS đủ khôn ngoan để hiểu những gì làm được và không làm được.
Dù sao trong thời gian qua lực lượng IS mới chỉ vùng lên trên một địa bàn vốn bị chia rẽ sâu sắc và suy yếu sẵn. Trong khi đó các nước xung quanh như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hay Israel đều tương đối ổn định về chính trị, mạnh về kinh tế và "rắn" về quân sự. Trong ngắn hạn, IS chắc sẽ chưa liều lĩnh "vuốt râu hùm".
Ít có khả năng thế giới trong bối cảnh hiện nay sẽ tập hợp một lực lượng đa quốc gia hùng hậu để can thiệp trên bộ vào lãnh thổ Syria-Iraq trong tình huống giả định đã bị IS chiếm hoàn toàn. Liên Hợp Quốc cũng khó có thể đưa quân vào đây như tại bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1950-1953. Vì nếu làm được như vậy thì họ đã làm từ lâu rồi, từ khi IS chiếm được một dải lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria và thực hiện nhiều tội ác chống lại loài người.
Tuy nhiên nếu IS vượt lằn ranh giới đỏ, táo tợn đưa quân chủ lực của chúng sang các nước láng giềng thì IS sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực tàn khốc với sự tham gia của nhiều bên./.
Trung Hiếu
Theo_VOV
IS thảm sát 21 người tại nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia Hôm qua (22/5), một kẻ đánh bom liều chết đã thảm sát 21 người tại một nhà thờ Hồi giáo của người Shi'ite ở miền đông Saudi Arabia. Một vụ nổ lớn đã xảy ra khi hơn 50 người đang cầu nguyện tại nhà thờ Iman Ali. Đây là vụ tấn công đầu tiên ở Saudi Arabia mà phiến quân Nhà nước Hồi...